[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 2

chemvovan

Xe tăng
Biển số
OF-796116
Ngày cấp bằng
8/11/21
Số km
1,098
Động cơ
51,987 Mã lực
Tuổi
38
Thủ tướng ra lệnh trong năm 2025 khởi công tuyến đường sắt Lào Cai- Hà Nội - Hải Phòng, tiếp đó lag tuyến Hà Nội - Lạng Sơn.
Giờ chưa trình ra QH xin chủ trương, ko hiểu đến t12.2025 có kịp khởi công ko nữa,
Phải nói bác TTg quyết tâm rất cao.
Tuyến này tốc độ chạy tàu 160km/h, điện khí hóa, là cơ hội cho các công ty Việt Nam tham gia nhận chuyển giao công nghệ để tự chủ. Vì cái công nghệ này đã có từ lâu và chắc sẽ nhiều anh sẵn sàng chuyển giao.

Chứ cái món 350km/h, nó là tinh hoa của các nước có công nghệ đường sắt hàng đầu thế giới, chờ đấy mà nó chuyển giao công nghệ cho mình.
 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,936
Động cơ
281,001 Mã lực
Các cụ phải để ý, phương án 320-350 là của Bộ GTVT, còn ph. án 225/150 là của Bộ KH-ĐT.

Bộ KH-ĐT không phải là cơ quan chức năng làm đường sắt nên không có thẩm quyền trình ra QH, chứ không phải ai giỏi ai kém ở đây.
Cơ quan thẩm định không thuyết phục được Chính phủ, là cơ quan quyết định phương án để trình QH, và Chính phủ là cơ quan trình QH lẫn TƯ vừa rồi!
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,526
Động cơ
139,390 Mã lực
Theo quan sát của cá nhân mình, có một số lý do để xem xét:
+ Nâng cấp tuyến cũ 1m lên đường đôi, 1435m sẽ đòi hỏi thay đổi quy hoạch nhiều tỉnh/ thành phố & chi phí giải phóng mặt bằng lớn hơn nhiều.
+ Chi phí bảo trì và vận hành 2 tuyến đường sắt (250 + 120) cũng sẽ cao hơn.
+ Tính toán về năng lực vận tải hành khách, có khả năng xảy ra tình trạng dư thừa năng lực.
+ Tính kết nối của hệ thống đs cũ rất kém, nếu nâng cấp & mở rộng sẽ đòi hỏi thêm nhiều hạ tầng khác liên thông.
Như vậy, vốn đầu tư vào hạ tầng & quy hoạch liên quan sẽ thay đổi rất nhiều, không chỉ nằm ở con số 45 tỉ & 25 tỉ như cụ ước tính. Mình nghĩ là cần tham vấn lại nhóm của GS. Khuê, nếu họ có cơ hội để chứng minh, thay vì bị gạt đi để đua tốc độ làm công trình biểu tượng.
Nhân tiện 1 số cụ nói về chuyện nâng cấp đường sắt (đs) cũ, cũng nhân việc từ đầu năm 2024 đến giờ xảy ra hàng loạt sự cố nghiêm trọng dẫn đến tê liệt tuyến, em xin trình bày hiện trạng của đs Bắc Nam hiện tại (đs Thống Nhất - đsTN). Mục đích là để các cụ thấy cái khoản 5tỷ $ nâng cấp chỉ mang tính đối phó cho qua chuyện để đc duyệt đsct 350km/h mà thôi. Cũng giải thích tại sao bên ANQP lại yêu cầu phải chở được hàng nặng khi cần và cũng là lý do tại sao một số cụ (trong đó có em) lại ủng hộ phương án đs mới phải chạy được tàu hàng hàng nặng (heavy freight train).

Đs Thống Nhất có gì?

- Chiều dài: 1726km. Đường đơn. Khổ 1000mm.
- Đi qua ~1500 cầu. 27 hầm. Có ~1700 đoạn cong trong đó ~900 đoạn có bán kính cong <600m (không thể chạy >100km/h, lật tàu), có ~100 đoạn cong có bán kính cong <500m (không thể chạy >90km/h, lật tàu).
- Tải trọng trục: 14 tấn. Riêng đoạn SG-ĐN dài tới 935km chỉ có tải trọng trục 12 tấn. Tức là tải trọng trục rất thấp ngay cả so với cái đsct chỉ chở khách 300km/h. Trên thực tế thì các cầu-hầm đs đã xuống cấp nhiều, có đảm bảo tải trọng kia còn không chắc.
- Đi qua ~1000 đường ngang hợp pháp. Chưa tính vô số các đường ngang dân sinh tự phát.
- Về nền đường, ray, tà vẹt, hầm... đều đang ở tình trạng xuống cấp, chắp vá. Đơn cử như ta đang dùng chủ yếu là ray P43 từ lâu đa phần đã mục rỗ tật mòn... đang dần thay thế thành ray P50 nhưng mới được khoảng 30%. Nền đường tàu nhiều chỗ dùng đá "bẩn", không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Tà vẹt sản xuất thủ công, chất lượng kém...

Kết quả vận hành ra sao?

- Tốc độ cho phép của tàu khách: 90-100km/h nhưng chỉ chiếm 1% chiều dài tuyến ~ cỡ 18km, chỉ mang ý nghĩa biểu diễn thành tích, hoàn toàn vô nghĩa về năng lực vận hành. Tốc độ đạt 80km/h trên khoảng 40% tuyến, tốc độ đạt 70km/h khoảng 45% tuyến, còn lại là chậm hơn.
- Kết quả của thực trạng trên là tàu khách nhanh SE, như ta đã biết, đi toàn tuyến mất 32h, tốc độ trung bình là 50km/h.
- Còn tàu hàng thì thôi khỏi nói, thực tế nếu vạn sự hanh thông thi đi mất mợ nó 3 ngày, còn không thường là phải 4-5 ngày. Tốc độ trung bình chỉ khoảng 20-30km/h.
- Khả năng vận chuyển hàng càng hóa thê thảm hơn. Do tải trọng trục thấp và nhiều giới hạn kỹ thuật khác, 1 toa hàng chỉ chở được khoảng 30 tấn hàng trở xuống, ~1 công 40ft. Mỗi toa hàng dài cỡ 15m bao gồm cả khớp nối, trong khi đường tàu trong các ga hiện có của chúng ta chỉ dài loanh quanh 350-400m là hết cỡ, nên chiều dài đoàn tàu bị giới hạn ở 350m. Vậy 1 đoàn tàu hàng trên đsTN tối đa chỉ chở được khoảng 300m/15m = 20 toa hàng (đã trừ 2 đầu kéo đẩy), tức là chỉ chở được tối đa khoảng 600 tấn hàng. Nếu ai quan tâm đến vận chuyển hàng hóa bằng đs, thì 1 chuyến tàu hàng có nhõn 600 tấn hàng là loại vô tích sự, vớ vẩn, lông gà vỏ tỏi. Trên thế giới ngay cả cái đường tàu mới của Lào thì tàu hàng cũng chở trung bình 3000-5000 tấn/chuyến, còn với những nước có hệ thống đs chở hàng mạnh như Mỹ Úc với tải trọng trục 32.5-40 tấn thì 1 chuyến tàu hàng trung bình là 15000 tấn.
- Khoảng 3 năm gần đây nhà nước đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để gia cố và nâng cấp đsTN, tuy nhiên chỉ gia cố nhiều đoạn cầu hầm đã xuống cấp nghiêm trọng là chính, cố gắng giữ cho tuyến không bị tê liệt trong thời gian dài mà thôi.
- Điểm sáng duy nhất của đsTN, đáng buồn thay, không phải đến từ nội tại của ngành đs, mà đến từ biến động của thời cuộc: đất đai. Hầu hết các nhà ga hành khách dọc tuyến đsTN đều là đất vàng, thậm chí là đất kim cương như ga Hàng Cỏ. Nhiều nơi dọc hành lang an toàn của đường tàu cũng là đất vàng chứ chưa cần là ga. Đây gần như là toàn bộ "gia tài của mẹ" mà ta còn giữ được, cho dù một bộ phận đất đai đã bị phân chia trái mục đích, tình trạng hành lang đs bị xâm lấn và xây dựng kiên cố trái phép diễn ra khá phổ biến...

Nâng cấp được hay không?

Từ những thông tin tóm tắt kể trên, rõ ràng đsTN đang là cái gân gà, bỏ thì thương mà vương thì tội. Nếu muốn tăng tốc đs cũ, cần phải nắn lại vô số đường cong. Muốn tăng lên khổ 1435mm hoặc nâng cấp thành đường đôi, cần phải đập bỏ làm lại gần như toàn tuyến. Muốn tăng tải trọng trục, xin mời, có hẳn 1500 cái cầu lung lay như răng bà lão để ta từ từ mà làm, chưa kể hầm. Muốn kéo thêm được nhiều toa, phải mở rộng và kéo dài hàng chục ga thêm hàng trăm mét nữa. Với những công việc kể trên, không giải phóng một lượng mặt bằng khổng lồ thì không làm được. Mà như ta đã biết, dân bám ga bám đường tàu từ lâu, dẫn đến chi phí gpmb là con số thiên văn, chưa cần nói đến những vấn đề khác. Để nâng cấp toàn tuyến lên tầm cao mới, có khi còn đắt hơn xây cả tuyến 160km/h đường đôi mới hoàn toàn.

Đấy chính là lý do chúng ta buộc phải xây đs mới, cho dù là loại nào, mà không thể nâng cấp đs cũ. Đây cũng có thể là lý do phía QĐ yêu cầu tuyến đường sắt mới phải chở được hàng (nặng) khi cần. Bởi vì trong trường hợp khẩn cấp cần trưng dụng phục vụ ANQP, với hoàn cảnh các thiết bị quân sự hiện đại lớn và nặng hơn ngày xưa, thì năng lực phục vụ của đs cũ vô cùng đáng ngại,.

Trông người lại ngẫm đến ta

Với một nước hẹp dài như VN, bất cứ 1 loại phương tiện giao thông vận tải nào chạy tốt trên cả tuyến Bắc Nam đều mang lại lợi ích lớn cho xã hội. Vd như đường bộ cao tốc, đường thủy nội địa, đs... Trong đó đs đặc biệt quan trọng, nhất là với việc vận chuyển hàng hóa liên vùng và thông thương quốc tế. Hàng hóa lưu thông càng thuận tiện với chi phí rẻ thì càng có tác dụng phát triển kinh tế vùng, hình thành vùng kinh tế mới, đô thị mới.

Thử nhìn ra nước ngoài, top 1 top 2 kinh tế thế giới là Mẽo và Tàu:
- Mẽo về đường bộ thì khỏi nói với hệ thống đường bộ khổng lồ, hệ thống xa lộ liên bang Interstate trứ danh thiên hạ. Ấy thế mà họ vẫn có hệ thống đs tải trọng lớn đứng đầu thế giới với hơn 220,000km đs tải trọng trục tiêu chuẩn (Mỹ) 32.5 tấn trở lên.
- Tàu thì sao? Gần đây ta chỉ hay trầm trồ về hệ thống đường sắt cao tốc (đsct) HSR dày đặc được xây dựng liên tục của Tàu, mà không để ý rằng họ có tới 110,000km đs tiêu chuẩn tải trọng trục tối thiểu 25 tấn, tổng chiều dài gần gấp 3 toàn bộ chiều dài đsct của họ. Đường sắt tiêu chuẩn này vẫn liên tục được xây mới (tăng gấp rưỡi kể từ 2010, tới giờ chậm lại nhưng mỗi năm họ vẫn xây thêm ~1000km đường sắt tiêu chuẩn) và đang có kế hoạch nâng cấp tải trọng trục lên 30 tấn (chỉ tính hệ thống đs quốc gia, chưa tính các đs địa phương, đs độc lập và đs chuyên dụng khác). Trên những tuyến đường sắt tiêu chuẩn này, tàu khách được nâng lên tối đa 200km/h, còn tàu hàng thì chở trung bình khoảng 5000 tấn/chuyến.

Chưa giàu đã vênh vang, thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào. Nhìn những thằng đang đứng top đầu thế giới xem nó làm gì thì mình cố gắng bắt chước thì đúng rồi. Nhưng phải nhìn kỹ, nhìn đủ toàn cảnh, nhìn từ nhiều khía cạnh, đi từ những thứ có tính chất nền móng, vận dụng vào hoàn cảnh của mình để lựa chọn cho thích hợp mới là cách làm đúng đắn.

1731180821613.png

1731182074903.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,848
Động cơ
775,615 Mã lực
Cơ quan thẩm định không thuyết phục được Chính phủ, là cơ quan quyết định phương án để trình QH, và Chính phủ là cơ quan trình QH lẫn TƯ vừa rồi!
Bộ KHDT chỉ là 1 cơ quan tham mưu của TTg. Nay thì QH lẫn KTNN đã lắng nghe ý kiến có trách nhiệm của nhân dân (OF) chất vấn CP về tính logic của các pa đề xuất của CP.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,838
Động cơ
174,859 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cơ quan thẩm định không thuyết phục được Chính phủ, là cơ quan quyết định phương án để trình QH, và Chính phủ là cơ quan trình QH lẫn TƯ vừa rồi!
Thuyết phục quái gì.

Trước khi mang ra thẩm định thì đã trình bộ ít người, rồi trình ra ban chấp hành TW.

Sau đó cơ quan thẩm định nói gì thì vác nghị quyết với kết luận ra, hết nói.
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,156
Động cơ
327,947 Mã lực
Tuyến này tốc độ chạy tàu 160km/h, điện khí hóa, là cơ hội cho các công ty Việt Nam tham gia nhận chuyển giao công nghệ để tự chủ. Vì cái công nghệ này đã có từ lâu và chắc sẽ nhiều anh sẵn sàng chuyển giao.

Chứ cái món 350km/h, nó là tinh hoa của các nước có công nghệ đường sắt hàng đầu thế giới, chờ đấy mà nó chuyển giao công nghệ cho mình.
Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ của rải tốc độ này, sau sẽ xây dựng nhiều tuyến mới liên vùng, liên tỉnh (sài gòn- cần thơ, Việt Nam - Lào, liên vùng ĐBSH,......).
Còn tuyến huyết mạch Bắc Nam nhất định phải tốc độ 350/h rồi.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,787
Động cơ
260,711 Mã lực
Đã nói rồi, tiền không thành vấn đề, làm 1 lúc cả Bắc Nam, 3 tuyến nối TQ, hàng trăm km metro (cái này cũng mấy chục tỉ), điện hạt nhân, 2 đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông và phía tây, sân bay, nhà ở xã hội triệu căn, miễn phí giáo dục... tất cả cùng lúc trong 10 năm tới.

Nếu nhu cầu chở hàng mà chứng minh được là sẽ quá tải thì làm luôn nâng cấp đường sắt chở hàng, chả cần chung chạ gì, nhưng trước mắt sau khi có đường khách riêng thì đã đủ chở hàng gấp 10 lần hiện giờ. Làm 50 ga để chở hàng như mấy ông 250 nói nếu không có hàng thì mang nợ à.

Phải làm để nước giàu chứ đừng có nghĩ nằm khểnh mà tự nhiên đất nước phát triển.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,787
Động cơ
260,711 Mã lực
Nói chung các cụ có góp ý làm thế nào để khỏi đội vốn, kéo dài, lãng phí tiêu cực thì cứ việc góp ý, chứ đừng bảo 250 tới 50 ga chi phí cao hơn thì không đội vốn kéo dài tiêu cực, còn 350 thì có, nghe buồn cười lắm!

 

kopok

Xe tải
Biển số
OF-861057
Ngày cấp bằng
9/6/24
Số km
387
Động cơ
21,075 Mã lực
Tuổi
28
Nhân tiện 1 số cụ nói về chuyện nâng cấp đường sắt (đs) cũ, cũng nhân việc từ đầu năm 2024 đến giờ xảy ra hàng loạt sự cố nghiêm trọng dẫn đến tê liệt tuyến, em xin trình bày hiện trạng của đs Bắc Nam hiện tại (đs Thống Nhất - đsTN). Mục đích là để các cụ thấy cái khoản 5tỷ $ nâng cấp chỉ mang tính đối phó cho qua chuyện để đc duyệt đsct 350km/h mà thôi. Cũng giải thích tại sao bên ANQP lại yêu cầu phải chở được hàng nặng khi cần và cũng là lý do tại sao một số cụ (trong đó có em) lại ủng hộ phương án đs mới phải chạy được tàu hàng hàng nặng (heavy freight train).

Đs Thống Nhất có gì?

- Chiều dài: 1726km. Đường đơn. Khổ 1000mm.
- Đi qua ~1500 cầu. 27 hầm. Có ~1700 đoạn cong trong đó ~900 đoạn có bán kính cong <600m (không thể chạy >100km/h, lật tàu), có ~100 đoạn cong có bán kính cong <500m (không thể chạy >90km/h, lật tàu).
- Tải trọng trục: 14 tấn. Riêng đoạn SG-ĐN dài tới 935km chỉ có tải trọng trục 12 tấn. Tức là tải trọng trục rất thấp ngay cả so với cái đsct chỉ chở khách 300km/h. Trên thực tế thì các cầu-hầm đs đã xuống cấp nhiều, có đảm bảo tải trọng kia còn không chắc.
- Đi qua ~1000 đường ngang hợp pháp. Chưa tính vô số các đường ngang dân sinh tự phát.
- Về nền đường, ray, tà vẹt, hầm... đều đang ở tình trạng xuống cấp, chắp vá. Đơn cử như ta đang dùng chủ yếu là ray P43 từ lâu đa phần đã mục rỗ tật mòn... đang dần thay thế thành ray P50 nhưng mới được khoảng 30%. Nền đường tàu nhiều chỗ dùng đá "bẩn", không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Tà vẹt sản xuất thủ công, chất lượng kém...

Kết quả vận hành ra sao?

- Tốc độ cho phép của tàu khách: 90-100km/h nhưng chỉ chiếm 1% chiều dài tuyến ~ cỡ 18km, chỉ mang ý nghĩa biểu diễn thành tích, hoàn toàn vô nghĩa về năng lực vận hành. Tốc độ đạt 80km/h trên khoảng 40% tuyến, tốc độ đạt 70km/h khoảng 45% tuyến, còn lại là chậm hơn.
- Kết quả của thực trạng trên là tàu khách nhanh SE, như ta đã biết, đi toàn tuyến mất 32h, tốc độ trung bình là 50km/h.
- Còn tàu hàng thì thôi khỏi nói, thực tế nếu vạn sự hanh thông thi đi mất mợ nó 3 ngày, còn không thường là phải 4-5 ngày. Tốc độ trung bình chỉ khoảng 20-30km/h.
- Khả năng vận chuyển hàng càng hóa thê thảm hơn. Do tải trọng trục thấp và nhiều giới hạn kỹ thuật khác, 1 toa hàng chỉ chở được khoảng 30 tấn hàng trở xuống, ~1 công 40ft. Mỗi toa hàng dài cỡ 15m bao gồm cả khớp nối, trong khi đường tàu trong các ga hiện có của chúng ta chỉ dài loanh quanh 350-400m là hết cỡ, nên chiều dài đoàn tàu bị giới hạn ở 350m. Vậy 1 đoàn tàu hàng trên đsTN tối đa chỉ chở được khoảng 300m/15m = 20 toa hàng (trừ 2 đầu kéo đẩy), tức là chỉ chở được tối đa khoảng 600 tấn hàng. Nếu ai quan tâm đến vận chuyển hàng hóa đs, thì 1 chuyến tàu hàng có nhõn 600 tấn hàng là loại lông gà vỏ tỏi, còn trên thế giới ngay cả cái đường tàu mới của Lào cũng chở trung bình 3000-5000 tấn/chuyến tàu hàng, còn với những nước có hệ thống đs chở hàng mạnh như Mỹ Úc với tải trọng trục 32.5-40 tấn thì 1 chuyến tàu hàng trung bình là 15000 tấn.
- Khoảng 3 năm gần đây nhà nước đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để gia cố và nâng cấp đsTN, tuy nhiên chỉ gia cố nhiều đoạn cầu hầm đã xuống cấp nghiêm trọng là chính, cố gắng giữ cho tuyến không bị tê liệt thời gian dài mà thôi.
- Điểm sáng duy nhất của đsTN, đáng buồn thay, không phải đến từ nội tại của ngành đs, mà đến từ biến động của thời cuộc: đất đai. Gần như tất cả các nhà ga hành khách dọc tuyến đsTN đều là đất vàng, thậm chí là đất kim cương như ga Hàng Cỏ. Nhiều nơi dọc đường tàu cũng là đất vàng chứ chưa cần là ga. Đây gần như là toàn bộ "gia tài của mẹ" mà ta còn giữ được, cho dù một bộ phận đất đai đã bị phân chia trái mục đích, bị xâm lấn và xây dựng kiên cố trái phép ở hành lang đs khá nhiều...

Nâng cấp được hay không?

Từ những thông tin tóm tắt kể trên, rõ ràng đsTN đang là cái gân gà, bỏ thì thương mà vương thì tội. Nếu muốn tăng tốc đs cũ, cần phải nắn vô số đường cong. Muốn tăng lên khổ 1435mm hoặc nâng cấp thành đường đôi, cần phải đập bỏ làm lại gần như toàn tuyến. Muốn tăng tải trọng trục, xin mời, có hẳn 1500 cái cầu lung lay như răng bà lão để ta từ từ mà làm, chưa kể hầm. Muốn chở thêm được nhiều hàng, phải mở rộng kéo dài hàng chục ga. Mà trong những công việc này, không giải phóng một lượng mặt bằng khổng lồ thì không làm được, như đã nói dân bám ga bám đường từ lâu, dẫn đến chi phí gpmb là con số thiên văn, chưa cần nói đến những vấn đề khác. Có khi để nâng cấp toàn tuyến lên tầm cao mới, còn đắt hơn xây cả tuyến 160km/h đường đôi mới hoàn toàn.

Đấy chính là lý do chúng ta buộc phải xây đs mới mà không thể nâng cấp đs cũ. Nếu trong trường hợp khẩn cấp cần trưng dụng phục vụ ANQP thì năng lực phục vụ của đs cũ cũng rất đáng ngại.

Trông người lại ngẫm đến ta

Với một nước hẹp dài như VN, bất cứ 1 loại phương tiện giao thông vận tải nào chạy tốt trên cả tuyến Bắc Nam đều mang lại lợi ích lớn cho xã hội. Vd như đường bộ cao tốc, đường thủy nội địa, đs... Trong đó đs đặc biệt quan trọng, nhất là với việc vận chuyển hàng hóa liên vùng và thông thương quốc tế. Hàng hóa lưu thông càng thuận tiện với chi phí rẻ thì càng có tác dụng phát triển kinh tế vùng, hình thành vùng kinh tế mới, đô thị mới.

Thử nhìn ra nước ngoài, top 1 top 2 kinh tế thế giới là Mẽo và Tàu:
- Mẽo thì khỏi nói với hệ thống đường bộ khổng lồ, hệ thống xa lộ liên bang Interstate trứ danh thiên hạ, nhưng họ vẫn có hệ thống đs tải trọng lớn đứng đầu thế giới với hơn 220,000km đs tải trọng trục tiêu chuẩn (Mỹ) 32.5 tấn trở lên.
- Tàu thì sao? Gần đây ta chỉ hay trầm trồ về hệ thống dsct HSR dày đặc được xây dựng liên tục của Tàu, mà không để ý rằng họ có tới 110,000km đs tiêu chuẩn tải trọng trục tối thiểu 25 tấn, gần gấp 3 toàn bộ chiều dài đsct, vẫn liên tục xây mới và đang có kế hoạch nâng cấp tải trọng trục lên 30 tấn (chỉ tính hệ thống đs quốc gia, chưa tính các đs địa phương, đs độc lập và đs chuyên dụng khác). Tàu khách trên những tuyến này được nâng lên tối đa 200km/h. Tàu hàng của Tàu trung bình khoảng 5000 tấn/chuyến.

Chưa giàu đã vênh vang, thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào. Nhìn những thằng đang đứng top đầu thế giới xem nó làm gì thì mình cố gắng làm theo thì đúng rồi. Nhưng phải nhìn kỹ, nhìn đủ toàn cảnh, đi từ những thứ có tính chất nền móng, vận dụng vào hoàn cảnh của mình để lựa cho thích hợp mới là cách làm đúng đắn.

View attachment 8828239
View attachment 8828247
Lấy Mercedes chở khách dịch vụ, lý do là đón đầu công nghệ tránh lạc hậu nếu dùng vios
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
705
Động cơ
186,564 Mã lực
Tuổi
46
Nhân tiện 1 số cụ nói về chuyện nâng cấp đường sắt (đs) cũ, cũng nhân việc từ đầu năm 2024 đến giờ xảy ra hàng loạt sự cố nghiêm trọng dẫn đến tê liệt tuyến, em xin trình bày hiện trạng của đs Bắc Nam hiện tại (đs Thống Nhất - đsTN). Mục đích là để các cụ thấy cái khoản 5tỷ $ nâng cấp chỉ mang tính đối phó cho qua chuyện để đc duyệt đsct 350km/h mà thôi. Cũng giải thích tại sao bên ANQP lại yêu cầu phải chở được hàng nặng khi cần và cũng là lý do tại sao một số cụ (trong đó có em) lại ủng hộ phương án đs mới phải chạy được tàu hàng hàng nặng (heavy freight train).

Đs Thống Nhất có gì?

- Chiều dài: 1726km. Đường đơn. Khổ 1000mm.
- Đi qua ~1500 cầu. 27 hầm. Có ~1700 đoạn cong trong đó ~900 đoạn có bán kính cong <600m (không thể chạy >100km/h, lật tàu), có ~100 đoạn cong có bán kính cong <500m (không thể chạy >90km/h, lật tàu).
- Tải trọng trục: 14 tấn. Riêng đoạn SG-ĐN dài tới 935km chỉ có tải trọng trục 12 tấn. Tức là tải trọng trục rất thấp ngay cả so với cái đsct chỉ chở khách 300km/h. Trên thực tế thì các cầu-hầm đs đã xuống cấp nhiều, có đảm bảo tải trọng kia còn không chắc.
- Đi qua ~1000 đường ngang hợp pháp. Chưa tính vô số các đường ngang dân sinh tự phát.
- Về nền đường, ray, tà vẹt, hầm... đều đang ở tình trạng xuống cấp, chắp vá. Đơn cử như ta đang dùng chủ yếu là ray P43 từ lâu đa phần đã mục rỗ tật mòn... đang dần thay thế thành ray P50 nhưng mới được khoảng 30%. Nền đường tàu nhiều chỗ dùng đá "bẩn", không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Tà vẹt sản xuất thủ công, chất lượng kém...

Kết quả vận hành ra sao?

- Tốc độ cho phép của tàu khách: 90-100km/h nhưng chỉ chiếm 1% chiều dài tuyến ~ cỡ 18km, chỉ mang ý nghĩa biểu diễn thành tích, hoàn toàn vô nghĩa về năng lực vận hành. Tốc độ đạt 80km/h trên khoảng 40% tuyến, tốc độ đạt 70km/h khoảng 45% tuyến, còn lại là chậm hơn.
- Kết quả của thực trạng trên là tàu khách nhanh SE, như ta đã biết, đi toàn tuyến mất 32h, tốc độ trung bình là 50km/h.
- Còn tàu hàng thì thôi khỏi nói, thực tế nếu vạn sự hanh thông thi đi mất mợ nó 3 ngày, còn không thường là phải 4-5 ngày. Tốc độ trung bình chỉ khoảng 20-30km/h.
- Khả năng vận chuyển hàng càng hóa thê thảm hơn. Do tải trọng trục thấp và nhiều giới hạn kỹ thuật khác, 1 toa hàng chỉ chở được khoảng 30 tấn hàng trở xuống, ~1 công 40ft. Mỗi toa hàng dài cỡ 15m bao gồm cả khớp nối, trong khi đường tàu trong các ga hiện có của chúng ta chỉ dài loanh quanh 350-400m là hết cỡ, nên chiều dài đoàn tàu bị giới hạn ở 350m. Vậy 1 đoàn tàu hàng trên đsTN tối đa chỉ chở được khoảng 300m/15m = 20 toa hàng (trừ 2 đầu kéo đẩy), tức là chỉ chở được tối đa khoảng 600 tấn hàng. Nếu ai quan tâm đến vận chuyển hàng hóa đs, thì 1 chuyến tàu hàng có nhõn 600 tấn hàng là loại lông gà vỏ tỏi, còn trên thế giới ngay cả cái đường tàu mới của Lào cũng chở trung bình 3000-5000 tấn/chuyến tàu hàng, còn với những nước có hệ thống đs chở hàng mạnh như Mỹ Úc với tải trọng trục 32.5-40 tấn thì 1 chuyến tàu hàng trung bình là 15000 tấn.
- Khoảng 3 năm gần đây nhà nước đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để gia cố và nâng cấp đsTN, tuy nhiên chỉ gia cố nhiều đoạn cầu hầm đã xuống cấp nghiêm trọng là chính, cố gắng giữ cho tuyến không bị tê liệt thời gian dài mà thôi.
- Điểm sáng duy nhất của đsTN, đáng buồn thay, không phải đến từ nội tại của ngành đs, mà đến từ biến động của thời cuộc: đất đai. Gần như tất cả các nhà ga hành khách dọc tuyến đsTN đều là đất vàng, thậm chí là đất kim cương như ga Hàng Cỏ. Nhiều nơi dọc đường tàu cũng là đất vàng chứ chưa cần là ga. Đây gần như là toàn bộ "gia tài của mẹ" mà ta còn giữ được, cho dù một bộ phận đất đai đã bị phân chia trái mục đích, bị xâm lấn và xây dựng kiên cố trái phép ở hành lang đs khá nhiều...

Nâng cấp được hay không?

Từ những thông tin tóm tắt kể trên, rõ ràng đsTN đang là cái gân gà, bỏ thì thương mà vương thì tội. Nếu muốn tăng tốc đs cũ, cần phải nắn vô số đường cong. Muốn tăng lên khổ 1435mm hoặc nâng cấp thành đường đôi, cần phải đập bỏ làm lại gần như toàn tuyến. Muốn tăng tải trọng trục, xin mời, có hẳn 1500 cái cầu lung lay như răng bà lão để ta từ từ mà làm, chưa kể hầm. Muốn chở thêm được nhiều hàng, phải mở rộng kéo dài hàng chục ga. Mà trong những công việc này, không giải phóng một lượng mặt bằng khổng lồ thì không làm được, như đã nói dân bám ga bám đường từ lâu, dẫn đến chi phí gpmb là con số thiên văn, chưa cần nói đến những vấn đề khác. Có khi để nâng cấp toàn tuyến lên tầm cao mới, còn đắt hơn xây cả tuyến 160km/h đường đôi mới hoàn toàn.

Đấy chính là lý do chúng ta buộc phải xây đs mới mà không thể nâng cấp đs cũ. Nếu trong trường hợp khẩn cấp cần trưng dụng phục vụ ANQP thì năng lực phục vụ của đs cũ cũng rất đáng ngại.

Trông người lại ngẫm đến ta

Với một nước hẹp dài như VN, bất cứ 1 loại phương tiện giao thông vận tải nào chạy tốt trên cả tuyến Bắc Nam đều mang lại lợi ích lớn cho xã hội. Vd như đường bộ cao tốc, đường thủy nội địa, đs... Trong đó đs đặc biệt quan trọng, nhất là với việc vận chuyển hàng hóa liên vùng và thông thương quốc tế. Hàng hóa lưu thông càng thuận tiện với chi phí rẻ thì càng có tác dụng phát triển kinh tế vùng, hình thành vùng kinh tế mới, đô thị mới.

Thử nhìn ra nước ngoài, top 1 top 2 kinh tế thế giới là Mẽo và Tàu:
- Mẽo thì khỏi nói với hệ thống đường bộ khổng lồ, hệ thống xa lộ liên bang Interstate trứ danh thiên hạ, nhưng họ vẫn có hệ thống đs tải trọng lớn đứng đầu thế giới với hơn 220,000km đs tải trọng trục tiêu chuẩn (Mỹ) 32.5 tấn trở lên.
- Tàu thì sao? Gần đây ta chỉ hay trầm trồ về hệ thống dsct HSR dày đặc được xây dựng liên tục của Tàu, mà không để ý rằng họ có tới 110,000km đs tiêu chuẩn tải trọng trục tối thiểu 25 tấn, gần gấp 3 toàn bộ chiều dài đsct, vẫn liên tục xây mới và đang có kế hoạch nâng cấp tải trọng trục lên 30 tấn (chỉ tính hệ thống đs quốc gia, chưa tính các đs địa phương, đs độc lập và đs chuyên dụng khác). Tàu khách trên những tuyến này được nâng lên tối đa 200km/h. Tàu hàng của Tàu trung bình khoảng 5000 tấn/chuyến.

Chưa giàu đã vênh vang, thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào. Nhìn những thằng đang đứng top đầu thế giới xem nó làm gì thì mình cố gắng làm theo thì đúng rồi. Nhưng phải nhìn kỹ, nhìn đủ toàn cảnh, đi từ những thứ có tính chất nền móng, vận dụng vào hoàn cảnh của mình để lựa cho thích hợp mới là cách làm đúng đắn.

View attachment 8828239
View attachment 8828247
Những gì cụ nói cũng đã được một số người hiểu chuyện đề cập. Ngắn gọn là chỉ có điên mới nghĩ tới vụ mở thành đường đôi khổ rộng.
Tuy nhiên, cũng mong cụ đưa ra quan điểm rõ hơn: với hiện trạng ấy, nên đầu tư cho tuyến này thế nào và vào mục đích gì để dùng cố? Nước mình còn nghèo, chưa đến lúc gỡ bỏ, xài cố vài chục năm nữa:
- Chở hàng, giảm tải chức năng chở hàng cho tuyến mới.Nếu tuyến mới ưu tiên khách, ngoài ra chở các mặt hàng nhanh và cần liên vận sang TQ thì tuyến này có thể chở hàng bắc trung nam cự ly 500km đổ lên
- Gom khách và phục vụ du lịch: Thật ra chỉ có vài đoạn như qua Hải Vân là đẹp (mà lại sắp làm hầm đường sắt), còn gom khách thì với vận tốc trung bình 40km/h sẽ thua xa ô tô bây giờ.

Công nhận nuôi cái đường này với bộ máy 17 ngàn ông thì lãi chở hàng chắc vào bộ máy vận hành gần hết.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,787
Động cơ
260,711 Mã lực
Tuyến này tốc độ chạy tàu 160km/h, điện khí hóa, là cơ hội cho các công ty Việt Nam tham gia nhận chuyển giao công nghệ để tự chủ. Vì cái công nghệ này đã có từ lâu và chắc sẽ nhiều anh sẵn sàng chuyển giao.

Chứ cái món 350km/h, nó là tinh hoa của các nước có công nghệ đường sắt hàng đầu thế giới, chờ đấy mà nó chuyển giao công nghệ cho mình.
tuyến Lào Cai này không chắc 160 đâu nhé, dạo này tự nhiên không nói gì về tốc độ cả. Có thể là 250 kiêm chở hàng đấy, chưa nói ra để QH đỡ thắc mắc.
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,156
Động cơ
327,947 Mã lực
tuyến Lào Cai này không chắc 160 đâu nhé, dạo này tự nhiên không nói gì về tốc độ cả. Có thể là 250 kiêm chở hàng đấy, chưa nói ra để QH đỡ thắc mắc.
Cự ly tuyến này khá ngắn, lại rất nhiều ga, nên làm tốc độ 160km/h sẽ hiệu quả, tiết kiệm hơn.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,787
Động cơ
260,711 Mã lực
Cự ly tuyến này khá ngắn, lại rất nhiều ga, nên làm tốc độ 160km/h sẽ hiệu quả, tiết kiệm hơn.
đây là trục Đông Tây đã nhắc trong nghị quyết, trên đó có Hà Nội Hải Phòng Hạ Long. Ngoài ra còn là tuyến đường quốc tế quan trọng, và là bước chuẩn bị cho đường sắt Bắc Nam, bắt đầu chuyển giao công nghệ từ đây.

Năm nay là 2024 rồi, tốc độ là năng suất là tiền bạc, lại tiếp cận với công nghệ đường sắt rẻ. Cho nên hồi xưa cái gì 80 đúng thì giờ phải 160, hồi xưa 160 đúng thì giờ phải 250... :D
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,310
Động cơ
518,976 Mã lực

Kết luận nêu rõ, nghiên cứu kỹ lưỡng ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn thiện hồ sơ Dự án và dự thảo Nghị quyết về: sự phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch có liên quan; phạm vi, quy mô đầu tư, phương án thiết kế sơ bộ; lựa chọn công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật; hình thức đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của Dự án; sơ bộ phương án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tổng mức đầu tư, nguồn vốn cho Dự án; tiến độ và tổ chức thực hiện Dự án.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến tham gia, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Dự án và dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, trình Quốc hội chậm nhất ngày 10/11/2024. Ủy ban Kinh tế hoàn thiện báo cáo thẩm tra trình Quốc hội xem xét, quyết định.
 

minhtree

Xe tải
Biển số
OF-47950
Ngày cấp bằng
3/10/09
Số km
317
Động cơ
968,234 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em khẳng định chắc hơn cả đinh đóng cột do:
1. Chủ trương đã thống nhất từ lãnh đạo cấp cao, với cơ quan chủ quản (Bộ GTVT) đề xuất, giờ chỉ còn 01 bước nữa ở vòng Quốc Hội (chắc chắn đợt này sẽ thông qua).
2. VN ko bao giờ vỡ nợ, nếu làm những hạ tầng giao thông chiến lược, mở ra hướng phát triển mới cho đất nước.
Theo tính toán, làm xong các dự án đường sắt thì nợ công của VN cũng chỉ hơn 50% so GDP, nếu GDP tăng cao thì tỷ lệ này còn giảm.

Ngưỡng nợ công so với GDP là chỉ báo rất quan trọng để các nước định hướng cho phù hợp, nếu vượt quá sẽ khó khăn, còn thì vẫn cân đối được (chưa kể ngưỡng nợ công của VN còn đặt khá an toàn so nhiều nước- dưới 60% so GDP).
3. Làm các công trình giao thông để kích thích giao thương, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân, nâng hạng mức độ cạnh tranh của nền kinh tế (xếp hạng về giao thông khá quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia.
Phải nhìn đến yếu tố lan tỏa, thay vì nhìn vào hiệu quả nội tại của dự án.
4. Cụ dự đoán việc bù lỗ vận hành cho dự án đường sắt liên vùng, cao tốc đến 5-7 tỷ usd là căn cứ vào đâu???
Ngay Nhật, TQ, Tây Ban Nha có mạng lưới giao thông đường sắt rộng lớn, cũng ko bù lỗ cao như vậy.
Chưa kể, dân số VN đông (100tr dân), nhu cầu đi lại cần sự an toàn, nhanh, ngày càng lớn, nền kinh tế phát triển nhanh, nên cần thiết phải đầu tư cho đường sắt để đảm bảo vận chuyển lượng lớn, an toàn.
Nếu ko làm từ bây giờ, sẽ là quá muộn.
Tốt quá. Giờ cứ biểu quyê
Những gì cụ nói cũng đã được một số người hiểu chuyện đề cập. Ngắn gọn là chỉ có điên mới nghĩ tới vụ mở thành đường đôi khổ rộng.
Tuy nhiên, cũng mong cụ đưa ra quan điểm rõ hơn: với hiện trạng ấy, nên đầu tư cho tuyến này thế nào và vào mục đích gì để dùng cố? Nước mình còn nghèo, chưa đến lúc gỡ bỏ, xài cố vài chục năm nữa:
- Chở hàng, giảm tải chức năng chở hàng cho tuyến mới.Nếu tuyến mới ưu tiên khách, ngoài ra chở các mặt hàng nhanh và cần liên vận sang TQ thì tuyến này có thể chở hàng bắc trung nam cự ly 500km đổ lên
- Gom khách và phục vụ du lịch: Thật ra chỉ có vài đoạn như qua Hải Vân là đẹp (mà lại sắp làm hầm đường sắt), còn gom khách thì với vận tốc trung bình 40km/h sẽ thua xa ô tô bây giờ.

Công nhận nuôi cái đường này với bộ máy 17 ngàn ông thì lãi chở hàng chắc vào bộ máy vận hành gần hết.
Cái đường sắt cũ này theo e tận dụng 1 số đoạn làm đường sắt đô thị trong tỉnh là đẹp, vì các ga toàn trung tâm tỉnh, huyện, thay xe buýt, tốc độ vừa phải. Một số tuyến phục vụ du lịch. Còn lại làm mới cho lành, hạ tầng không đáp ứng được tiêu chuẩn mới, chưa kể giải phóng mặt bằng phức tạp. Giống cái áo vá, có vá mấy thì cũng vẫn là cái áo cũ thôi, k thể thành áo mới được, chưa kể vá chỗ này hỏng chỗ khác.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,848
Động cơ
775,615 Mã lực

Kết luận nêu rõ, nghiên cứu kỹ lưỡng ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn thiện hồ sơ Dự án và dự thảo Nghị quyết về: sự phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch có liên quan; phạm vi, quy mô đầu tư, phương án thiết kế sơ bộ; lựa chọn công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật; hình thức đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của Dự án; sơ bộ phương án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tổng mức đầu tư, nguồn vốn cho Dự án; tiến độ và tổ chức thực hiện Dự án.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến tham gia, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Dự án và dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, trình Quốc hội chậm nhất ngày 10/11/2024. Ủy ban Kinh tế hoàn thiện báo cáo thẩm tra trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Bác gần như toàn bộ đề xuất của CP. Chỉ giữ lại chủ trương đồng ý làm Đường sắt tốc độ cao.
Những nội dung còn lại, phải làm lại toàn bộ:
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là Dự án có quy mô chưa từng có ở nước ta, chưa có tiền lệ thực hiện, đã được cấp có thẩm quyền cho chủ trương, là Dự án có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đến tài chính, ngân sách, nợ công trong điều kiện Việt Nam chưa có công nghệ, chưa có nguồn nhân lực, chưa chủ động được về nguồn vốn, trong khi với thực trạng ngân sách hiện nay thì vốn đầu tư Dự án chủ yếu sẽ từ nguồn vốn vay. Do đó, đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra hoàn thiện hồ sơ Dự án...
 

minhtree

Xe tải
Biển số
OF-47950
Ngày cấp bằng
3/10/09
Số km
317
Động cơ
968,234 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác gần như toàn bộ đề xuất của CP. Chỉ giữ lại chủ trương đồng ý làm Đường sắt tốc độ cao.
Những nội dung còn lại, phải làm lại toàn bộ:
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là Dự án có quy mô chưa từng có ở nước ta, chưa có tiền lệ thực hiện, đã được cấp có thẩm quyền cho chủ trương, là Dự án có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đến tài chính, ngân sách, nợ công trong điều kiện Việt Nam chưa có công nghệ, chưa có nguồn nhân lực, chưa chủ động được về nguồn vốn, trong khi với thực trạng ngân sách hiện nay thì vốn đầu tư Dự án chủ yếu sẽ từ nguồn vốn vay. Do đó, đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra hoàn thiện hồ sơ Dự án...
Tốt nhất giờ giải tán cái đội đang làm đấy đi. Làm đội khác. Đầu đội kia đã bị bó buộc rồi không nghĩ ra cái gì mới đâu, chỉ là chắp vá này nọ chi xong thôi. Cho đội mới vào làm lại từ đầu, nghiên cứu hoàn toàn mang tính kỹ thuật trước. Chính phủ bỏ tiền ra, chả cần ông nào tài trợ vốn lập báo cáo chủ trương đầu tư cho nó khách quan. Trên này thấy nhiều bác cũng có trình độ, kiến thức, tổng hợp lại thành 1 team không khéo các bác ấy làm 1 cái dự án hết mình để đời chả ngon à. Tiền lắm làm gì, chết có mang đi được đâu, làm cái dự án thành công, làm cái nhà truyền thông có tên ở đấy còn oách gấp vạn, con cháu đời đời nở mày nở mặt.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,290 Mã lực
Tốt nhất giờ giải tán cái đội đang làm đấy đi. Làm đội khác. Đầu đội kia đã bị bó buộc rồi không nghĩ ra cái gì mới đâu, chỉ là chắp vá này nọ chi xong thôi. Cho đội mới vào làm lại từ đầu, nghiên cứu hoàn toàn mang tính kỹ thuật trước. Chính phủ bỏ tiền ra, chả cần ông nào tài trợ vốn lập báo cáo chủ trương đầu tư cho nó khách quan. Trên này thấy nhiều bác cũng có trình độ, kiến thức, tổng hợp lại thành 1 team không khéo các bác ấy làm 1 cái dự án hết mình để đời chả ngon à. Tiền lắm làm gì, chết có mang đi được đâu, làm cái dự án thành công, làm cái nhà truyền thông có tên ở đấy còn oách gấp vạn, con cháu đời đời nở mày nở mặt.
Giải tán rồi tiền đâu trả tư vấn cũ & mới để làm cái bc nctkt mới? Nó cắm rễ sâu với cơ chế & ngân sách rồi. Nói cho vui miệng thì được.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top