[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Dân miền núi TM

Xe điện
Biển số
OF-755060
Ngày cấp bằng
29/12/20
Số km
2,310
Động cơ
1,770,122 Mã lực
Miếng bánh lớn thế, phải tranh thôi, nhưng chắc chắn VN ko chọn Nhật.
Gần đây lãnh đạo cấp cao VN - TQ thăm nhau liên tục, đưa ra tuyên bố chung, ..... chăc chắn Nhật cũng chán, nhưng tội gì ko kêu.
20-30 năm qua đã khác rất nhiều kịch bản các cụ Jica vẫn ôm.
Kiểu như Vinfast chuyển hẳn xe điện cho mới chứ tội gì đua công nghệ xe xăng cổ hơn 100 năm cùng Honda và Toyota.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,511
Động cơ
894,253 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nguồn lợi của Pháp ở VN rất lớn, các công trình Pháp xây ở VN đều hoàn vốn khá nhanh các cụ ợ.

Như Cầu Long Biên, xây hết 6,5 triệu quan, nghe thì rất nhiều nhưng năm 1903 riêng thuế thuốc phiện Pháp thu ở Bắc kỳ đã gần 5 triệu quan. Chỉ vài năm là hoàn vốn.

1 công trình khủng nữa là đường sắt HN-Lào cai-Vân nam, phải nói là kỳ tích thật sư. Nhưng ý đồ của nó là vận chuyển tài nguyên (thiếc, kẽm, chì) từ Vân nam và Lào cai về Hải phòng rồi xuất sang Châu Âu. Đầu tư rất lớn nhưng chỉ vài năm là hoàn vốn.

Đường sắt HN-SG thì vốn đầu tư chủ yếu là Trái phiếu đường sắt Đông dương do Chính phủ Pháp phát hành rồi cho Chính quyền Đông dương vay lại, tổng cộng 200 triệu quan (khoảng 900 triệu đô hiện tại). Kế hoạch của chính quyền Đông dương là hoàn vốn trong 20 năm, và thực tế thì họ thu từ đường sắt Bắc Nam khá tốt. Vì ô-tô lúc đó là xa xỉ nên đường sắt gần như là phương tiện duy nhất. 3 năm đầu từ 1937 đến 1939 mỗi năm thu hơn 10 triệu quan, cộng thêm tiền ngân sách bỏ ra thì khả năng trả vốn trong 20 năm là hoàn toàn khả thi. Có điều WW2 và sau đó là Chiến tranh Đông dương đã khiến nguồn thu bị đứt gãy.
ĐS bắc nam khi ấy chủ yếu cũng để chở khách, nếu cứ lôi GDP thời ấy ra thì chắc thực dân Pháp cũng không xây ĐS. Ah mà cơ bản cũng làm toàn bộ bằng vốn đi vay, không khác gì ĐSCT bây giờ.

Nói gì thì nói, nếu đã làm ĐSCT thì chở khách là chủ yếu, tốc độ mà không được 350km/h thì chưa làm đã lạc hậu, tốt nhất là không làm.

Đất nước muốn hóa rồng hóa hổ gì cũng phải giải quyết được bài toán hạ tầng giao thông: đường bộ cao tốc, tầu điện ngầm, đường sắt cao tốc và hàng không.

100 năm thành lập nước mà không có lấy một công trình mang tính biểu tượng thì cũng quá kém... dẹp sang 1 bên cho người khác làm.
 
Chỉnh sửa cuối:

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,142
Động cơ
770,369 Mã lực
ĐS bắc nam khi ấy chủ yếu cũng để chở khách, nếu cứ lôi GDP thời ấy ra thì chắc thực dân Pháp cũng không xây ĐS. Ah mà cơ bản cũng làm toàn bộ bằng vốn đi vay, không khác gì ĐSCT bây giờ.

Nói gì thì nói, nếu đã làm ĐSCT thì chở khách là chủ yếu, tốc độ mà không được 350km/h thì chưa làm đã lạc hậu, tốt nhất là không làm.

Đất nước muốn hóa rồng hóa hổ gì cũng phải giải quyết được bài toán hạ tầng giao thông: đường bộ cao tốc, tầu điện ngầm, đường sắt cao tốc và hàng không.

100 năm thành lập nước mà không có lấy một công trình mang tính biểu tượng thì cũng quá kém... dẹp sang 1 bên cho người khác làm.
Tốc độ 350 kmh có vẻ cũng đã không còn hot rồi, Trung Quốc họ đã chuyển tốc độ 350km/h ở nhiều tuyến chuyển sang tốc độ khác :
- Nam Kinh – Hàng Châu: Tốc độ thiết kế của tuyến này là 350 km/h, nhưng hiện tại, tốc độ vận hành đã được giảm xuống 300 km/h để tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí bảo dưỡng.
- Thành Đô – Trùng Khánh Ban đầu được thiết kế cho tốc độ 350 km/h, nhưng tốc độ hiện tại đã bị giảm xuống 300 km/h nhằm đảm bảo tính ổn định và tiết kiệm năng lượng.
- Trịnh Châu – Tây An Tốc độ thiết kế ban đầu là 350 km/h, nhưng sau khi đánh giá lại, tốc độ vận hành đã giảm xuống còn 300 km/h.
Ngoài Trung Quốc thì EU, Nhật cũng làm tương tự ở nhiều tuyến
Các nước Đức, Áo giảm tốc độ khai thác từ 300km/h xuống 200km/h, vừa chở khách vừa chở hàng.
Nhật Bản có 18 tuyến đường sắt tốc độ cao, 3 tuyến chạy 300-320km/h, 15 tuyến chạy phổ biến 260km/h.
Xu hướng chung là không còn chạy theo tốc độ nữa mà đi vào an toàn, ổn định, kinh tế
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,511
Động cơ
894,253 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tốc độ 350 kmh có vẻ cũng đã không còn hot rồi, Trung Quốc họ đã chuyển tốc độ 350km/h ở nhiều tuyến chuyển sang tốc độ khác :
- Nam Kinh – Hàng Châu: Tốc độ thiết kế của tuyến này là 350 km/h, nhưng hiện tại, tốc độ vận hành đã được giảm xuống 300 km/h để tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí bảo dưỡng.
- Thành Đô – Trùng Khánh Ban đầu được thiết kế cho tốc độ 350 km/h, nhưng tốc độ hiện tại đã bị giảm xuống 300 km/h nhằm đảm bảo tính ổn định và tiết kiệm năng lượng.
- Trịnh Châu – Tây An Tốc độ thiết kế ban đầu là 350 km/h, nhưng sau khi đánh giá lại, tốc độ vận hành đã giảm xuống còn 300 km/h.
Ngoài Trung Quốc thì EU, Nhật cũng làm tương tự ở nhiều tuyến
Các nước Đức, Áo giảm tốc độ khai thác từ 300km/h xuống 200km/h, vừa chở khách vừa chở hàng.
Nhật Bản có 18 tuyến đường sắt tốc độ cao, 3 tuyến chạy 300-320km/h, 15 tuyến chạy phổ biến 260km/h.
Xu hướng chung là không còn chạy theo tốc độ nữa mà đi vào an toàn, ổn định, kinh tế
ĐSCT của mình nhanh cũng 10 năm nữa mới xong, thực tế thì chưa biết.
10, 20 năm nữa mọi thứ có thể thay đổi, lại ngã ngửa ra à?
Tầm nhìn đến 2045 mà cứ phải nhìn quanh 2024 làm gì? Sao phải khổ thế?
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,908
Động cơ
422,607 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tốc độ 350 kmh có vẻ cũng đã không còn hot rồi, Trung Quốc họ đã chuyển tốc độ 350km/h ở nhiều tuyến chuyển sang tốc độ khác :
- Nam Kinh – Hàng Châu: Tốc độ thiết kế của tuyến này là 350 km/h, nhưng hiện tại, tốc độ vận hành đã được giảm xuống 300 km/h để tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí bảo dưỡng.
- Thành Đô – Trùng Khánh Ban đầu được thiết kế cho tốc độ 350 km/h, nhưng tốc độ hiện tại đã bị giảm xuống 300 km/h nhằm đảm bảo tính ổn định và tiết kiệm năng lượng.
- Trịnh Châu – Tây An Tốc độ thiết kế ban đầu là 350 km/h, nhưng sau khi đánh giá lại, tốc độ vận hành đã giảm xuống còn 300 km/h.
Ngoài Trung Quốc thì EU, Nhật cũng làm tương tự ở nhiều tuyến
Các nước Đức, Áo giảm tốc độ khai thác từ 300km/h xuống 200km/h, vừa chở khách vừa chở hàng.
Nhật Bản có 18 tuyến đường sắt tốc độ cao, 3 tuyến chạy 300-320km/h, 15 tuyến chạy phổ biến 260km/h.
Xu hướng chung là không còn chạy theo tốc độ nữa mà đi vào an toàn, ổn định, kinh tế
Dưới đây là biểu đồ delta tiêu tốn năng lượng và công suất động cơ cần thiết của các tàu tốc độ cao so với 200km/h:

1729217393497.png


Theo đó, so với 200km/h thì tàu 350 đòi hỏi động cơ mạnh gấp 3 và tốn năng lượng hơn gần 80%. So 350 với 250 thì tốc độ 250 tiết kiệm được 1/3 năng lượng và công suất động cơ.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,511
Động cơ
894,253 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Dưới đây là biểu đồ delta tiêu tốn năng lượng và công suất động cơ cần thiết của các tàu tốc độ cao so với 200km/h:

View attachment 8789663

Theo đó, so với 200km/h thì tàu 350 đòi hỏi động cơ mạnh gấp 3 và tốn năng lượng hơn gần 80%. So 350 với 250 thì tốc độ 250 tiết kiệm được 1/3 năng lượng và công suất động cơ.
Cụ so sánh chạy 1km thì 2 loại tiêu tốn bao nhiêu thì dễ hình dung hơn.
Tốc độ cao chạy tốn năng lượng hơn nhưng thời gian giảm, về tổng thể theo định luật bảo toàn năng lượng thì tiêu thụ điện là như nhau thôi cụ.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,290 Mã lực
Vẫn cố ép cho tàu container chạy 160km/h bằng cách nắn đường thẳng nhất có thể.

"Nhìn trên bản đồ hướng tuyến, đường sắt tốc độ cao sau khi đi qua ga Phủ Lý (Hà Nam) sẽ gần như đi ngang sang phía đông, hướng về trung tâm TP Nam Định rồi mới xuôi về phía nam đến Ninh Bình.
Theo tính toán của Bộ GTVT, phương án hướng tuyến kết nối trung tâm thành phố Nam Định khiến chi phí đầu tư tăng thêm khoảng 476,33 triệu USD và chi phí vận hành khoảng 20,36 triệu USD (xét cả chu kỳ dự án khoảng 30 năm).
Nhưng nếu không đầu tư xây dựng ga khách này, chi phí tiêu tốn cho việc di chuyển từ trung tâm thành phố đến vị trí ga Phủ Lý hoặc ga Ninh Bình sẽ tăng thêm khoảng 1.632,96 triệu USD."

Link: https://dantri.com.vn/xa-hoi/tranh-luan-vi-tri-ga-nam-dinh-tren-tuyen-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-20241018013206796.htm
 
Chỉnh sửa cuối:

thienluc76

Xe tải
Biển số
OF-151483
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
456
Động cơ
360,696 Mã lực
Cụ so sánh chạy 1km thì 2 loại tiêu tốn bao nhiêu thì dễ hình dung hơn.
Tốc độ cao chạy tốn năng lượng hơn nhưng thời gian giảm, về tổng thể theo định luật bảo toàn năng lượng thì tiêu thụ điện là như nhau thôi cụ.
Ông nông dân 1 giờ lao động có 50k, bắt ổng tiết kiệm 1 giờ lao động để mua vé đắt hơn 100k là ông không chơi. Tiết kiệm thời gian là cái chung chung, cần phải hiểu tiết kiệm thời gian để làm gì, nếu cụ làm 1 ngày được 1,5 tr thì cụ đi máy bay tiết kiệm hơn, nhưng có người làm 1 ngày 300k thì đi tàu hay ô tô là tiết kiệm hơn đấy. Mà ở VN thì đa số đang lao động ngày có 300k thôi.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,511
Động cơ
894,253 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ông nông dân 1 giờ lao động có 50k, bắt ổng tiết kiệm 1 giờ lao động để mua vé đắt hơn 100k là ông không chơi. Tiết kiệm thời gian là cái chung chung, cần phải hiểu tiết kiệm thời gian để làm gì, nếu cụ làm 1 ngày được 1,5 tr thì cụ đi máy bay tiết kiệm hơn, nhưng có người làm 1 ngày 300k thì đi tàu hay ô tô là tiết kiệm hơn đấy. Mà ở VN thì đa số đang lao động ngày có 300k thôi.
Năm 2035-2045 mà lao động ngày 300k thì chết đói cho hàng xóm hả cụ :)) .
Người có tiền thì có thể ngày nào cũng đi, người ít tiền thì cần thiết mới đi nên có cần tiết kiệm như vậy không? Vấn đề cần giải quyết là có cái để đi nhanh hơn và giải quyết số lượng lớn hơn.
Tiền có thể kiếm được nhưng thời gian thì không mua được ;)).
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,978
Động cơ
363,984 Mã lực
Tuổi
125
Nguồn lợi của Pháp ở VN rất lớn, các công trình Pháp xây ở VN đều hoàn vốn khá nhanh các cụ ợ.

Như Cầu Long Biên, xây hết 6,5 triệu quan, nghe thì rất nhiều nhưng năm 1903 riêng thuế thuốc phiện Pháp thu ở Bắc kỳ đã gần 5 triệu quan. Chỉ vài năm là hoàn vốn.

1 công trình khủng nữa là đường sắt HN-Lào cai-Vân nam, phải nói là kỳ tích thật sư. Nhưng ý đồ của nó là vận chuyển tài nguyên (thiếc, kẽm, chì) từ Vân nam và Lào cai về Hải phòng rồi xuất sang Châu Âu. Đầu tư rất lớn nhưng chỉ vài năm là hoàn vốn.

Đường sắt HN-SG thì vốn đầu tư chủ yếu là Trái phiếu đường sắt Đông dương do Chính phủ Pháp phát hành rồi cho Chính quyền Đông dương vay lại, tổng cộng 200 triệu quan (khoảng 900 triệu đô hiện tại). Kế hoạch của chính quyền Đông dương là hoàn vốn trong 20 năm, và thực tế thì họ thu từ đường sắt Bắc Nam khá tốt. Vì ô-tô lúc đó là xa xỉ nên đường sắt gần như là phương tiện duy nhất. 3 năm đầu từ 1937 đến 1939 mỗi năm thu hơn 10 triệu quan, cộng thêm tiền ngân sách bỏ ra thì khả năng trả vốn trong 20 năm là hoàn toàn khả thi. Có điều WW2 và sau đó là Chiến tranh Đông dương đã khiến nguồn thu bị đứt gãy.
Theo bài viết của Gassier, tổng thanh tra đường bộ công cộng đăng trên Le Monde Colonial Illustré tháng 11 năm 1936, trang 236-237, thì việc xây dựng và khai thác 1.738 km đường sắt liên Đông Dương như sau:
+ Hà Nội - Vinh: 322 km bắt đầu khai thác năm 1905, chi phí xây dựng 43 triệu franc.
+ Đông Hà - Tourane (Đà Nẵng): 176 km, 1908, 32 triệu franc.
+ Nha Trang - Sài Gòn: 409 km, 1913, 69 triệu franc.
+ Vinh - Đông Hà: 299 km, 1927, 163 triệu franc.
+ Đà Nẵng - Nha Trang: 532 km, 1936, 528 triệu franc.
Chi phí xây dựng giai đoạn sau chiến tranh thế giới 1 tăng vọt khi tính theo franc Pháp là do sự mất giá của đồng tiền này. Từ năm 1930 tới năm 1945 tỷ giá đồng franc với đồng bạc Đông Dương là 10 : 1.
Sau khi khai trương tuyến cuối cùng ngày 1/10/1936 thì tổng chiều dài đường sắt Đông Dương là 2.563 km.
Doanh thu của đường sắt Đông Dương 8 tháng đầu năm 1936 (theo Les Annales coloniales, 10/11/1936) là 2.933.609 đồng bạc Đông Dương (bao gồm cả các tuyến Hải Phòng - Vân Nam, Nha Trang - Di Linh, Sài Gòn - Mỹ Tho, Pnom-Penh - Monkolborey, Dendongxo - Lộc Ninh).
 

Ngobcool

Xe buýt
Biển số
OF-759454
Ngày cấp bằng
7/2/21
Số km
572
Động cơ
53,761 Mã lực
Tuổi
33
Vẫn cố ép cho tàu container chạy 160km/h bằng cách nắn đường thẳng nhất có thể.
"Trong thông báo kết luận về báo cáo tiền khả thi dự án, Hội đồng Thẩm định nhà nước đã đề nghị Bộ GTVT giải trình rõ việc xác định hướng tuyến theo yêu cầu "thẳng nhất có thể", đặc biệt là đoạn tuyến qua tỉnh Nam Định.
Nhìn trên bản đồ hướng tuyến, đường sắt tốc độ cao sau khi đi qua ga Phủ Lý (Hà Nam) sẽ gần như đi ngang sang phía đông, hướng về trung tâm TP Nam Định rồi mới xuôi về phía nam đến Ninh Bình.
Theo tính toán của Bộ GTVT, phương án hướng tuyến kết nối trung tâm thành phố Nam Định khiến chi phí đầu tư tăng thêm khoảng 476,33 triệu USD và chi phí vận hành khoảng 20,36 triệu USD (xét cả chu kỳ dự án khoảng 30 năm).
Nhưng nếu không đầu tư xây dựng ga khách này, chi phí tiêu tốn cho việc di chuyển từ trung tâm thành phố đến vị trí ga Phủ Lý hoặc ga Ninh Bình sẽ tăng thêm khoảng 1.632,96 triệu USD."

Link: https://dantri.com.vn/xa-hoi/tranh-luan-vi-tri-ga-nam-dinh-tren-tuyen-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-20241018013206796.htm
Nếu tính bỏ ga nào, thì bỏ ô hà nam là hợp lý hơn. Từ ngọc hồi tới phủ lý có bao nhiêu km đâu, mới nổ máy ở ngọc hồi thôi, chưa tới 10p lại chưa kịp full tốc độ đã phải phanh lại rồi. Quy mô dân số hà nam cũng ít. Kéo thẳng ga từ Ngọc Hồi về Nam định, quy mô dân số lớn, lẫn liên kết vùng cho các tỉnh khác như Thái Bình, Hải Phòng, Hưng yên đi ga nam định . bắc hà nam thì đi ga ngọc hồi, Nam Hà Nam thì đi ga Nam định.
 

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,142
Động cơ
770,369 Mã lực
ĐSCT của mình nhanh cũng 10 năm nữa mới xong, thực tế thì chưa biết.
10, 20 năm nữa mọi thứ có thể thay đổi, lại ngã ngửa ra à?
Tầm nhìn đến 2045 mà cứ phải nhìn quanh 2024 làm gì? Sao phải khổ thế?
Cái 350 km/h nó chỉ hot chục năm trước còn ngay bây giờ đã hết rồi chứ không cần đợi đến chục năm nữa, những ai đi dầu họ đã dần không quan tâm đến cái đó nữa mà chuyển sang thứ khác rồi, chẳng có ai hiểu biết mà lại cứ phải chăm chăm vào đó để người ta cười cho.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,908
Động cơ
422,607 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ so sánh chạy 1km thì 2 loại tiêu tốn bao nhiêu thì dễ hình dung hơn.
Tốc độ cao chạy tốn năng lượng hơn nhưng thời gian giảm, về tổng thể theo định luật bảo toàn năng lượng thì tiêu thụ điện là như nhau thôi cụ.
Ông nông dân 1 giờ lao động có 50k, bắt ổng tiết kiệm 1 giờ lao động để mua vé đắt hơn 100k là ông không chơi. Tiết kiệm thời gian là cái chung chung, cần phải hiểu tiết kiệm thời gian để làm gì, nếu cụ làm 1 ngày được 1,5 tr thì cụ đi máy bay tiết kiệm hơn, nhưng có người làm 1 ngày 300k thì đi tàu hay ô tô là tiết kiệm hơn đấy. Mà ở VN thì đa số đang lao động ngày có 300k thôi.
So sánh thì như vậy: cùng 1 quãng đường và số lần đỗ thì tàu 250 tiết kiệm hơn 350 khoảng 1/3 năng lượng và chỉ cần động cơ bằng 2/3 công suất. Đương nhiên thời gian chạy tàu sẽ tăng lên, khoảng 25%.

Nếu có đủ số khách sẵn sàng trả nhiều tiền như tuyến Bắc kinh Thượng hải thì phương án 350 là tốt nhất. Vấn đề là liệu có đủ 80-90 triệu khách mỗi năm với giá vé 350 hay không.

Ở vài trang trước có cụ nói Nhà nc sẽ bỏ tiền hạ tầng không tính khấu hao, nhưng trong Ý kiểm thẩm tra lại nói đến phương án huy động vốn và hoàn vốn. Như vậy là chắc sẽ không có chuyện free hạ tầng, mà thế thì giá vé 350 sẽ không thể rẻ được.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,833
Động cơ
166,716 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu tính bỏ ga nào, thì bỏ ô hà nam là hợp lý hơn. Từ ngọc hồi tới phủ lý có bao nhiêu km đâu, mới nổ máy ở ngọc hồi thôi, chưa tới 10p lại chưa kịp full tốc độ đã phải phanh lại rồi. Quy mô dân số hà nam cũng ít. Kéo thẳng ga từ Ngọc Hồi về Nam định, quy mô dân số lớn, lẫn liên kết vùng cho các tỉnh khác như Thái Bình, Hải Phòng, Hưng yên đi ga nam định . bắc hà nam thì đi ga ngọc hồi, Nam Hà Nam thì đi ga Nam định.
Cụ không hiểu rõ về dự án rồi.

Tàu max speed 320km/h không dừng ở ga Nam Định hay Hà Nam. Các ga nhỏ này chỉ dùng tàu chạy tốc độ thấp hơn, còn gọi là tàu liên vùng.

Cụ để ý thấy là các nhà ga trên tuyến Bắc Nam sẽ được đặt ở các địa phương có nhiều khu công nghiệp lớn, trọng điểm. Hà Nam cũng là tỉnh có nhiều khu công nghiệp trọng điểm, sẽ thu hút lượng khách của các doanh nghiệp FDI đi - về Hà Nội trong ngày.
 
Chỉnh sửa cuối:

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,511
Động cơ
894,253 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cái 350 km/h nó chỉ hot chục năm trước còn ngay bây giờ đã hết rồi chứ không cần đợi đến chục năm nữa, những ai đi dầu họ đã dần không quan tâm đến cái đó nữa mà chuyển sang thứ khác rồi, chẳng có ai hiểu biết mà lại cứ phải chăm chăm vào đó để người ta cười cho.
Trần đời không ai muốn đi chậm hơn trong tương lai chỉ vì tiết kiệm mấy đồng ở hiện tại :)) .
Người ta muốn nhanh không được, ông lại nói hot trend là đi chậm lại :)).
Tôi thì chẳng biết họ cười ai :)) .
 

thienluc76

Xe tải
Biển số
OF-151483
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
456
Động cơ
360,696 Mã lực
So sánh thì như vậy: cùng 1 quãng đường và số lần đỗ thì tàu 250 tiết kiệm hơn 350 khoảng 1/3 năng lượng và chỉ cần động cơ bằng 2/3 công suất. Đương nhiên thời gian chạy tàu sẽ tăng lên, khoảng 25%.

Nếu có đủ số khách sẵn sàng trả nhiều tiền như tuyến Bắc kinh Thượng hải thì phương án 350 là tốt nhất. Vấn đề là liệu có đủ 80-90 triệu khách mỗi năm với giá vé 350 hay không.

Ở vài trang trước có cụ nói Nhà nc sẽ bỏ tiền hạ tầng không tính khấu hao, nhưng trong Ý kiểm thẩm tra lại nói đến phương án huy động vốn và hoàn vốn. Như vậy là chắc sẽ không có chuyện free hạ tầng, mà thế thì giá vé 350 sẽ không thể rẻ được.
Nhà cháu chỉ xét trên góc độ kinh tế cụ ạ, vì vận tải có nhiều hình thức có thể thay thế lẫn nhau. Máy bay có tệp khách hàng của máy bay, oto có tệp khách hàng của oto, tàu thủy có tệp khách hàng tàu thủy và đường sắt cũng vậy. Một năm (2023) vé máy bay nội địa của tất cả các hãng là 6,7 tỷ usd thôi, giả sử 50% số đó chuyển đi đường sắt cao tốc thì thu cũng được có 3-4 tỷ usd tiền vé thôi, chưa tính chi phí vận hành thì phương án thu hồi vốn là không khả thi (đối với chạy 350km/h chỉ chở khách và hàng nhẹ). Rất nhiều nước kinh tế họ hơn mình nhiều nhưng họ cũng không đầu tư tuyến đường sắt cao tốc 35okm/h đâu, vì họ thấy nó không hiệu quả.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,511
Động cơ
894,253 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhà cháu chỉ xét trên góc độ kinh tế cụ ạ, vì vận tải có nhiều hình thức có thể thay thế lẫn nhau. Máy bay có tệp khách hàng của máy bay, oto có tệp khách hàng của oto, tàu thủy có tệp khách hàng tàu thủy và đường sắt cũng vậy. Một năm (2023) vé máy bay nội địa của tất cả các hãng là 6,7 tỷ usd thôi, giả sử 50% số đó chuyển đi đường sắt cao tốc thì thu cũng được có 3-4 tỷ usd tiền vé thôi, chưa tính chi phí vận hành thì phương án thu hồi vốn là không khả thi (đối với chạy 350km/h chỉ chở khách và hàng nhẹ). Rất nhiều nước kinh tế họ hơn mình nhiều nhưng họ cũng không đầu tư tuyến đường sắt cao tốc 35okm/h đâu, vì họ thấy nó không hiệu quả.
ĐSCT là dự án cho tương lai 10-20-30 năm mà nhiều cụ cứ lấy mốc 2024 để tính, lãnh đạo họ không thiển cận như các cụ.
Nhiều cụ lấy ví dụ bên châu âu ĐSCT còn phải hạ bớt tốc độ cho kinh tế. Nói thật châu âu lục địa già bây giờ nhà cũng ít xây mới vì không có người ở, mọi thứ diễn ra đều rất chậm. Làm việc vẫn phải gửi thư, intenet 1 tháng mới lắp xong, thanh toán QR code còn chưa được dùng, làm gì có giao hàng nhanh với đồ ăn nhanh như ở mình. Nên châu âu bây giờ không phải chuẩn mực để so sánh. Nếu muốn so sánh thì nhìn sang ông TQ mà học tập, tầu hàng của nó cũng đã có tuyến 360km/h.
 

nissantiida

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,175
Động cơ
121,218 Mã lực
Dưới đây là biểu đồ delta tiêu tốn năng lượng và công suất động cơ cần thiết của các tàu tốc độ cao so với 200km/h:

View attachment 8789663

Theo đó, so với 200km/h thì tàu 350 đòi hỏi động cơ mạnh gấp 3 và tốn năng lượng hơn gần 80%. So 350 với 250 thì tốc độ 250 tiết kiệm được 1/3 năng lượng và công suất động cơ.
Mọi người cứ hay đưa cái vụ chuyển giao công nghệ vào cân cân lựa chọn mà không nghĩ tới việc bài toán 320 hay 350 km/h có đáng để giải không (mua công nghệ cũng là 1 cách giải). Giải cách nào thì cũng tốn nguồn lực, tiền, thời gian, và con người. Nhân tài thay vì làm cái nên làm thì lại đi làm cái mà thế giới không nhiều nước mặn mà. Cho nên cháu mạnh dạn thấy nhận chuyển giao cũng phải chọn lọc. Nếu chỉ là đóng toa tàu hoac mấy cái đầu máy mà dễ dàng chỉnh sửa dùng được cho đs đô thị, đs liên vùng có khi còn hữu ích hơn cái động cơ cho maglev.

Năm 2035-2045 mà lao động ngày 300k thì chết đói cho hàng xóm hả cụ :)) .
Người có tiền thì có thể ngày nào cũng đi, người ít tiền thì cần thiết mới đi nên có cần tiết kiệm như vậy không? Vấn đề cần giải quyết là có cái để đi nhanh hơn và giải quyết số lượng lớn hơn.
Tiền có thể kiếm được nhưng thời gian thì không mua được ;)).
Ngồi trên tàu cũng không hẳn là không làm được gì mà cụ. Ngồi rộng rãi hơn máy bay, nếu đi đủ êm thì hoàn toàn có thể check mails, đọc báo, xem bộ phim yêu thích, chỗ ngồi vip có thể làm việc tap trung, hay thưởng thức đồ ăn ngon, các cụ mợ làm quen nhau 😅...

ĐSCT là dự án cho tương lai 10-20-30 năm mà nhiều cụ cứ lấy mốc 2024 để tính, lãnh đạo họ không thiển cận như các cụ.
Nhiều cụ lấy ví dụ bên châu âu ĐSCT còn phải hạ bớt tốc độ cho kinh tế. Nói thật châu âu lục địa già bây giờ nhà cũng ít xây mới vì không có người ở, mọi thứ diễn ra đều rất chậm. Làm việc vẫn phải gửi thư, intenet 1 tháng mới lắp xong, thanh toán QR code còn chưa được dùng, làm gì có giao hàng nhanh với đồ ăn nhanh như ở mình. Nên châu âu bây giờ không phải chuẩn mực để so sánh. Nếu muốn so sánh thì nhìn sang ông TQ mà học tập, tầu hàng của nó cũng đã có tuyến 360km/h.
Thế như mấy cụ trên nói thì TQ và Nhật cũng chỉ có vài tuyến chạy trên 300. Đối chiếu sang VN thì chỉ cần đoạn HCM- Nha Trang và HN-Vinh là 350, còn lại tàu chỉ cần chạy max 250? Thậm chí với chuyến dừng nhiều ga thì lấy con max 200 cũng chẳng khác gì.
 
Chỉnh sửa cuối:

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,290 Mã lực
Không có tàu max speed 350km/h, chỉ có tối đa 320km/h mà thôi. Vẫn là chỉ loại tàu đó nhưng bố trí khai thác ở các dải tốc độ khác nhau, phân loại theo mục đích sử dụng: tàu nhanh, tàu thường và tàu khu đoạn. Báo cáo nctkt ghi vậy.

IMG_8097.jpeg
IMG_8098.jpeg
IMG_8099.jpeg
 

phohien035

Xe buýt
Biển số
OF-773528
Ngày cấp bằng
6/4/21
Số km
907
Động cơ
64,988 Mã lực
Tuổi
36
Em xem cái video về tàu CT của Indo. Nó tăng tốc từ 0 lên 350 Km/h và giảm lại về 0. Nói chung mất khoảng 30' lên và xuống, ko kể thời gian dừng các ga. Nếu từ HN vô SG tầm 10 ga thôi cũng mất khoảng 3h cho việc tăng giảm tốc độ. Thêm khoảng 1h cho việc đỗ các ga. Vậy 5h làm sao đi từ HN tói SG được nhỉ ?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top