Hình như cụ lấy trường hợp cực đoan trọng tâm rơi ra ngoài 2 bánh xe với ví dụ diễn viên xiếc. Nếu trọng tâm tàu vẫn rơi vào giữa 2 bánh xe thì làm sao lật được? mà cái này là chắc chắn, dù thiết kế tốc độ nào, bán kính, siêu cao nào vẫn phải tính đến trường hợp tàu dừng ở đúng vị trí đường cong bán kính nhỏ - siêu cao lớn. V=0 vẫn Ok.Cụ cần hình dung một cách trực quan thế này. Khi khổ ray, bán kính đường cong (R) và siêu cao có một giá trị xác định nào đó thì nó sẽ chỉ có một vận tốc duy nhất để tàu đạt cân bằng. Giả sử khổ ray cố định là 1,435 m, siêu cao cố định là 16 cm thì khi đó R càng cao thì tốc độ cân bằng càng lớn, và ngược lại khi R càng nhỏ thì tốc độ cân bằng càng nhỏ.
Tốc độ cân bằng này phải không quá nhỏ vì nếu nó quá nhỏ thì không thể chạy tàu với vận tốc lớn được, do siêu cao thiếu thực tế khi đó vượt quá giới hạn trên của siêu cao thiếu cho phép và tàu với vận tốc lớn rất có thể bay ra khỏi đường cong ra phía ngoài của đoạn cong đó, giống như khi ta vắt quần áo bằng cách quay tròn nó, quay càng nhanh thì nước càng bắn ra mạnh.
Tương tự, tốc độ cân bằng này phải không quá lớn vì nếu nó quá lớn thì không thể chạy tàu với vận tốc nhỏ được, do siêu cao thừa thực tế khi đó vượt quá giới hạn trên của siêu cao thừa cho phép và tàu với vận tốc nhỏ rất có thể bay ra khỏi đường cong để đổ vào phía trong của đoạn cong đó, giống như diễn viên xiếc đi xe đạp với vận tốc không đủ lớn thì không thể lộn ngược trong vòng tròn biểu diễn dựng thẳng đứng mà sẽ rơi xuống đất do lực li tâm không đủ lớn để giữ cho xe của anh ta bám vào vòng tròn.
Nếu tàu 1 = 40 km/h, tàu 2 = 250 km/h thì bài toán không có lời giải, bởi:
a) Tàu 1 chỉ chạy an toàn trong đường cong có R từ 305 m (V cân bằng = 66 km/h) trở xuống với siêu cao thừa ~10 cm, trong khi đó ở R này thì tàu 250 km/h có siêu cao thiếu tới 105,95cm >> siêu cao thiếu tối đa 16 cm và muốn chạy nó an toàn thì vận tốc phải giảm xuống chỉ còn ~95 km/h.
b) Tàu 2 chỉ chạy an toàn trong đường cong có R từ 2.150 m (V cân bằng = 175 km/h) trở lên với siêu cao thiếu ~16 cm, trong khi đó ở R này thì tàu 40 km/h có siêu cao thừa tới 15,2 cm > siêu cao thừa tối đa 10 cm đối với hàng nặng và muốn chạy nó an toàn thì vận tốc phải tăng lên tới ~107 km/h.
Tóm lại, mức chênh lệch về tốc độ giữa hai tàu là có giới hạn, chứ không phải thích tăng hay giảm thế nào cũng được.
Ở vị trí bán kính cong nhỏ - siêu cao lớn (mặt phẳng ray nghiêng nhiều - để có thể chạy tàu khách tốc độ cao không bị lực ly tâm văng ra) thì nếu tàu quân sự chạy chậm quá, tải trọng lớn thì lệch tải giữa ray trong ray ngoài lớn, vượt quá tải trọng cho phép, biến dạng đệm, mòn ray không đều (do lực bên ray thấp cao hơn, lực cao hơn ---> ma sát lớn hơn, ma sát lớn hơn ---> ăn mòn lớn hơn) tăng chi phí bảo trì.
Có thể vì lý do đó mà phải tăng sức chịu tải trọng trục của đường lên 22.5 để tăng giới hạn khoảng cách tốc độ (thông thường) tàu khách - tàu quân sự, giảm chi phí bảo trì dài hạn do lệch tốc độ?
Mà em thử brainstorm thêm ví dụ chế riêng tàu quân sự đầu kéo (không phải tàu EMU) hạ trọng tâm xuống thì có Ok không, bớt hại đường không?
Ghi chú: Tàu khách/hàng nhẹ tần suất lớn hơn nhiều tàu quân sự, nên thiết kế ưu tiên tàu khách / hàng nhẹ là chuẩn cơm mẹ nấu. Em tư duy hoàn toàn theo vật lý phổ thông, nếu sai các cụ cứ ném đá thoải mái cho em khôn ra
Chỉnh sửa cuối: