Vâng, tính em làm gì cũng phải chắc chắn 1 chút ah, mà như các cụ nói thì em không đếm cua trong lỗ. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ thì tốt quá, GDP tổng và GDP/người cứ tằng tằng mà tiến. Nhưng ai lường trước được hết ah, như Covid 19, như bão Yagi, vv... Nên em thiên về làm gì cũng dự phòng chắc chắn 1 chút, nhất là những quyết định ảnh hưởng lớn đến XH ntn, không thể sống chết mặc bay!
Tính chắc chắn cũng là ưu điểm, em ko phản đối ạ.
Tuy nhiên, nếu trong quy hoạch lâu dài, tính chắc chắn quá, bỏ qua yếu tố phát triển nhanh của xã hội thì nhiều công trình công cộng ngay lập tức bị quá tải, ở VN có nhiều ví dụ điển hình lắm rồi, chỉ vì làm kiểu tiết kiệm quá, ko tính đúng và đủ sự phát triển quá nhanh của xã hội:
- VĐ 3 & cầu Thanh Trì làm xong 2 năm là quá tải
- VĐ2: chưa xong đã quá tải
- Cao tốc bắc nam: khi tính toán cho rằng lưu lượng ít, làm 2 làn xe --> quá tải.
Cho nên theo em buộc phải tính GDP phát triển 9-10% /năm cho các bài toán quy hoạch, nếu ko đạt 9-10% thì phải có solution để khắc phục, để cố mà đạt mục tiêu đặt ra, chứ đừng tính 5%.
Mỗi lần tết, hoặc nghỉ 30/4 2/9 4-5 ngày thấy bà con đi lại vất vả quá rồi, tai nạn cũng nhiều nữa