[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
320,004 Mã lực
Việc tăng số hàng ghế tất nhiên là có thể nhưng cũng rất hạn chế, bởi liên quan tới trung bình chiều dài chân hành khách ngồi và thực tế thì trung bình chân người Việt cũng chỉ ngắn hơn trung bình chân người châu Âu đôi chút và tất cả những gì nhằm mục đích tăng số ghế với sự hi sinh là làm giảm sự thoải mái của người sử dụng đều có thể dẫn tới việc họ lựa chọn phương thức di chuyển khác (như máy bay) thay vì lựa chọn ngồi lâu hơn trên tàu chật chội, gò bó và phòng vệ sinh tù túng nên chưa chắc việc này làm tăng được lượng khách đi tàu.
Thấy tàu cũng khá cao( cao hơn xe giường nằm của xe khách hiện tại) , có ý tưởng nào thiết kế làm tàu 2 tầng, tầng dứoi ngồi như đang ngồi tầng trên cho vé nằm hem cụ nhể! Kaka
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,771
Động cơ
162,080 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xem các phát ngôn về giá vé ĐSCT đến giờ thì tôi kết luận rằng không có tính toán nào cả mà là "mong muốn" hoặc "chủ trương", nghĩa là duy ý chí.

Giá vé ĐSCT bằng 75% giá vé máy bay phổ thông cùng tuyến, là ý muốn chủ quan chứ không phải thông qua tính toán.

Nếu là ý muốn chủ quan thì chúng ta không nên bàn lãi lỗ, vì đương nhiên là sẽ lỗ. Chỉ nên bàn xem ngân sách gánh khoản lỗ đó có hợp lý hay không.

Cũng có thể có 1 cơ sở mong manh nhưng có thật, là giá vé rẻ sẽ khiến 1 số lớn khách đi xe khách đường dài chuyển sang đi ĐSCT. Số khách này rất lớn (hiện đã lên gần 200 triệu lượt/năm, 10-15 năm sau có thể gấp đôi). Nếu vì vé rẻ mà ĐSCT đầy khách trong thời gian ngắn thì giá 1,7 triệu cho toàn tuyến HN-SG cũng có thể là 1 phương án tốt.
Em phát hiện lý do 75% rồi cụ ạ.

Năm 2023 Bộ GTVT đã trình dự án ĐSCT, giá vé dự tính bằng giá vé hàng không và đã bị Hội đồng thẩm định Nhà nước bác vì không khả thi.

Thế là anh Bộ GTVT tụt xuống giá vé bằng 75%. Tình cờ lại bằng đúng giá vé do tư vấn thẩm tra đề xuất cho phương án 250km/h khách + hàng.

Trích kết luận thẩm định ngày 18/4/2023.
1727754117209.png


Giá vé do tư vấn thẩm tra đề xuất cho phương án 250km/h.
1727756141214.png
 
Chỉnh sửa cuối:

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,957
Động cơ
362,072 Mã lực
Tuổi
124
Thấy tàu cũng khá cao( cao hơn xe giường nằm của xe khách hiện tại) , có ý tưởng nào thiết kế làm tàu 2 tầng, tầng dứoi ngồi như đang ngồi tầng trên cho vé nằm hem cụ nhể! Kaka
Có tàu CR400BF-S cao 4,050 m với 16 toa chứa 880 giường mềm chạy tốc độ 350 km/h (thiết kế 400 km/h) và tàu CR200J cao 4,433 m với 18 toa chứa 918 giường mềm chạy tốc độ 160 km/h (thiết kế 200 km/h), nhưng tôi chưa thấy loại tàu nào hỗn hợp giữa ghế ngồi và giường nằm cả.
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
320,004 Mã lực
Có tàu CR400BF-S cao 4,050 m với 16 toa chứa 880 giường mềm chạy tốc độ 350 km/h (thiết kế 400 km/h) và tàu CR200J cao 4,433 m với 18 toa chứa 918 giường mềm chạy tốc độ 160 km/h (thiết kế 200 km/h), nhưng tôi chưa thấy loại tàu nào hỗn hợp giữa ghế ngồi và giường nằm cả.
Theo em nghĩ cái 2 tầng giường nằm này, tầng trên vẫn cho nằm bình thường, tầng dưới thiết kế ngồi, như vậy 1 giường nằm bằng 2 ghế ngồi thì số lượng khách tăng được gấp rưỡi hén. Ai đi vé nằm thì đắt hơn ngồi.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,370
Động cơ
80,607 Mã lực
Giờ cụ phải tính thế này!
Coi như nhà nước cho hạ tầng, tư nhân khai thác trả phí dịch vụ.
Cả 2 phương án thì chênh bao nhiêu??
1. Đền bù giải phóng mặt bằng coi như nhau.
2. Tiền mua đoàn tàu khai thác, tư nhân mua, hoặc nhà nước đẻ ra 1 đơn vị độc lập hoàn toàn với công ty quản lí hạ tầng đsct( mà tôi hay gọi là ACV đường sắt)
3. Tiền xây nhà ga( 250km/h chắc lớn hơn vì dùng nhiều ga hơn)
4. Tiền xây đường sắt, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện chắc chắn bên 350km/ h cao hơn.
Vậy cao hơn là cao hơn bao nhiêu??
Tiền bảo trì cho mỗi hệ thống mỗi năm cho mỗi hệ thống là bao nhiêu??
Tôi thì cho rằng với hệ 350 thực chất bỏ qua các chi phí khác thì chi phí xây cái đsct phải bỏ vật tư mua của nước ngoài không quá 20 tỉ đô thiết bị công nghệ cao. Và tiền bảo trì chủ yếu là cái công nghệ cao này. Hằng năm tính phí bảo trì 10% cái công nghệ cao này tầm 2 tỉ đô là cao.
Với việc 1 đoàn tàu 630 khách giá 20 triệu đô. Giá vé BN tầm 100 đô/ khách thì nhà nước không phải bù lỗ phí khai thác.
Theo phương án của tư vấn là lệch nhau khoảng 3 tỷ, nhưng mà mấy ông tư vấn này cũng chả biết đc, với ĐSCT thì DN việt đứng ngoài cuộc chơi, nhưng ĐSCT thì họ có thể tham gia nên đôi khi cũng vẽ thêm và bớt đi tý.
Bộ GT thì tôn trọng tư vấn nhưng đưa ra ý là làm ĐSCT còn có thể bán đất khu TOD, tính theo phương án của bộ là gần 40 tỷ bằng 60% tổng mức.
Và nhiều cụ nói tăng số ghế em nghĩ ko cần, vì các nước chặng ngắn 30’ khách vẫn đứng mà, chả biết vé có rẻ hơn không? Nếu bằng 40% vé ngồi có khi hội sv nó thích (30’ bằng thời gian đứng của xe buyt tầm hơn chục km ở thủ đô)
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,495
Động cơ
408,551 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em nghĩ cụ nào có kiến thức về lĩnh vực này thì làm giúp cái bảng so sánh giữa 2 loại 350km/h và 250km/h, với các mục sau:
- Tốc độ
- Đối tượng chuyên chở (người, hàng nặng, hàng nhẹ....)
- Năng lực vận tải (bao người/ chuyến, bao phút/ chuyến, tổng lượng người/ năm...)
- Kỹ thuật (Tải trọng trục, yêu cầu công nghệ....)
- Khả năng chuyển giao công nghệ, tỷ lệ nội địa hóa....
- Giá thành (hạ tầng, ray, tàu....)
- Bài toán tài chính (tổng mức đầu tư, khả năng thu hồi vốn, chi phí vận hành, lỗ lãi....)
......
Nếu có cái này thì mọi người sẽ có cái nhìn tổng hợp hơn, tránh sa đà vào tiểu tiết.
Giờ cụ phải tính thế này!
Coi như nhà nước cho hạ tầng, tư nhân khai thác trả phí dịch vụ.
Cả 2 phương án thì chênh bao nhiêu??
1. Đền bù giải phóng mặt bằng coi như nhau.
2. Tiền mua đoàn tàu khai thác, tư nhân mua, hoặc nhà nước đẻ ra 1 đơn vị độc lập hoàn toàn với công ty quản lí hạ tầng đsct( mà tôi hay gọi là ACV đường sắt)
3. Tiền xây nhà ga( 250km/h chắc lớn hơn vì dùng nhiều ga hơn)
4. Tiền xây đường sắt, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện chắc chắn bên 350km/ h cao hơn.
Vậy cao hơn là cao hơn bao nhiêu??
Tiền bảo trì cho mỗi hệ thống mỗi năm cho mỗi hệ thống là bao nhiêu??
Tôi thì cho rằng với hệ 350 thực chất bỏ qua các chi phí khác thì chi phí xây cái đsct phải bỏ vật tư mua của nước ngoài không quá 20 tỉ đô thiết bị công nghệ cao. Và tiền bảo trì chủ yếu là cái công nghệ cao này. Hằng năm tính phí bảo trì 10% cái công nghệ cao này tầm 2 tỉ đô là cao.
Với việc 1 đoàn tàu 630 khách giá 20 triệu đô. Giá vé BN tầm 100 đô/ khách thì nhà nước không phải bù lỗ phí khai thác.
Có vài so sánh đáng chú ý như sau:

- Tiền xây đường sắt: Như đã nói trong vài post trước, nếu là đường trên cao thì chi phí xây đường 350km/h chỉ cao hơn 250km/h khoảng 10%. Nhưng nếu là đường mặt đất thì chi phí xây đường 250km/h lại chỉ bằng hơn 50% đường 350km/h. Lý do là đường 250km/h vẫn là kiểu đường sắt truyền thống, còn đường 350km/h là đường đùng tấm lót không tà vẹt (ballast free rail track), chi phí xây dựng cao hơn nhiều.
Tuyến ĐSCT Hà nội-SG dài 1.550km dự kiến 40% là đường mặt đất, chi phí xây dựng 1km đường 350km/h trên cao khoảng 22 triệu đô (chỉ tính riêng phần đường sắt). Như vậy nếu làm đường 250km/h thì tiết kiệm được so với đường 350km/h khoảng 7-7,5 tỉ đô, con số rất lớn.

- Sẽ có cụ hỏi ngay: tại sao dự toán chi phí xây dựng đường 225/150 của Bộ KHĐT lại không thấp hơn đường 350km/h là bao nhiêu? Câu trả lời là: các cụ để ý so sánh ở trên là tính chi phí làm đường 250km/h chỉ chở khách không chở hàng. Còn nếu làm đường 250km/h chở cả khách và hàng thì chi phí sẽ gần như tương đương với đường 350km/h, nhưng lại chở được hàng nặng thoải mái (1 toa hàng chở được 2 container 40').

- Giá mua đoàn tàu: Tàu 250km/h thấp hơn khoảng 10% so với 350km/h tương đương.

- Tiêu thụ điện: Xem ví dụ sau các cụ rõ ngay: Tàu cao tốc Talgo của Tây ban nha. Đoàn tàu 350km/h động cơ điện là 8.000KW, còn đoàn tàu 250km/h tương đương, động cơ là 4.500KW. Khác nhau cực lớn. Như vậy đi cùng 1 khoảng cách thì tàu 250km/h tiêu thụ điện chỉ bằng khoảng 60% so với tàu 350km/h, tất nhiêu sẽ lâu hơn 15%.

Tóm lại, làm đường 250km/h sẽ tiết kiệm được rất nhiều so với 350km/h, cả chi phí xây dựng và chi phí vận hành. Ưu thế của 350km/h là thời gian: HN-SG 350km/h mất 6 tiếng, 250km/h mất 8 tiếng.
 
Chỉnh sửa cuối:

redcode

Xe điện
Biển số
OF-191975
Ngày cấp bằng
30/4/13
Số km
2,201
Động cơ
361,425 Mã lực
Khả năng lần này quyết tâm làm rồi, TV tối hôm nào em cũng thấy lên tin.
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
320,004 Mã lực
Theo phương án của tư vấn là lệch nhau khoảng 3 tỷ, nhưng mà mấy ông tư vấn này cũng chả biết đc, với ĐSCT thì DN việt đứng ngoài cuộc chơi, nhưng ĐSCT thì họ có thể tham gia nên đôi khi cũng vẽ thêm và bớt đi tý.
Bộ GT thì tôn trọng tư vấn nhưng đưa ra ý là làm ĐSCT còn có thể bán đất khu TOD, tính theo phương án của bộ là gần 40 tỷ bằng 60% tổng mức.
Và nhiều cụ nói tăng số ghế em nghĩ ko cần, vì các nước chặng ngắn 30’ khách vẫn đứng mà, chả biết vé có rẻ hơn không? Nếu bằng 40% vé ngồi có khi hội sv nó thích (30’ bằng thời gian đứng của xe buyt tầm hơn chục km ở thủ đô)
Vé đứng thì em lại nghĩ gây cảm giác không thoải mái cho khách mua vé có chỗ cố định. Nêư muốn vé đứng thì bố trí 1 toa riêng.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,957
Động cơ
362,072 Mã lực
Tuổi
124
Theo em nghĩ cái 2 tầng giường nằm này, tầng trên vẫn cho nằm bình thường, tầng dưới thiết kế ngồi, như vậy 1 giường nằm bằng 2 ghế ngồi thì số lượng khách tăng được gấp rưỡi hén. Ai đi vé nằm thì đắt hơn ngồi.
Nằm ngủ cần sự thoải mái riêng tư cao hơn (cho dù là 4 người một khoang), không ai ghép kiểu như vậy mà chỉ có thể xem xét việc ghép toa nằm với toa ngồi trong cùng một tàu với thời gian hành trình tương đối dài.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,495
Động cơ
408,551 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nằm ngủ cần sự thoải mái riêng tư cao hơn (cho dù là 4 người một khoang), không ai ghép kiểu như vậy mà chỉ có thể xem xét việc ghép toa nằm với toa ngồi trong cùng một tàu với thời gian hành trình tương đối dài.
350 hay 250 thì HN-SG cũng chưa đầy 10 tiếng, dài gì đâu các cụ?

Máy bay Hà nội Frankfurt 13 tiếng bay thẳng vẫn là ghế ngồi thì ĐSCT cần gì vé nằm? Nhất là đi tàu vẫn có thể đứng lên đi lại, thậm chí sang toa ăn nhâm nhi cà phê:


1727755903020.png
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
320,004 Mã lực
Có vài so sánh đáng chú ý như sau:

- Tiền xây đường sắt: Như đã nói trong vài post trước, nếu là đường trên cao thì chi phí xây đường 350km/h chỉ cao hơn 250km/h khoảng 10%. Nhưng nếu là đường mặt đất thì chi phí xây đường 250km/h lại chỉ bằng hơn 50% đường 350km/h. Lý do là đường 250km/h vẫn là kiểu đường sắt truyền thống, còn đường 350km/h là đường đùng tấm lót không tà vẹt (ballast free rail track), chi phí xây dựng cao hơn nhiều.
Tuyến ĐSCT Hà nội-SG dài 1.550km dự kiến 40% là đường mặt đất, chi phí xây dựng 1km đường 350km/h trên cao khoảng 22 triệu đô (chỉ tính riêng phần đường sắt). Như vậy nếu làm đường 250km/h thì tiết kiệm được so với đường 350km/h khoảng 7-7,5 tỉ đô, con số rất lớn.

- Sẽ có cụ hỏi ngay: tại sao dự toán chi phí xây dựng đường 225/150 của Bộ KHĐT lại không thấp hơn đường 350km/h là bao nhiêu? Câu trả lời là: các cụ để ý so sánh ở trên là tính chi phí làm đường 250km/h chỉ chở khách không chở hàng. Còn nếu làm đường 250km/h chở cả khách và hàng thì chi phí sẽ gần như tương đương với đường 350km/h, nhưng lại chở được hàng nặng thoải mái (1 toa hàng chở được 2 container 40').

- Giá mua đoàn tàu: Tàu 250km/h thấp hơn khoảng 10% so với 350km/h tương đương.

- Tiêu thụ điện: Xem ví dụ sau các cụ rõ ngay: Tàu cao tốc Talgo của Tây ban nha. Đoàn tàu 350km/h động cơ điện là 8.000KW, còn đoàn tàu 250km/h tương đương, động cơ là 4.500KW. Khác nhau cực lớn. Như vậy đi cùng 1 khoảng cách thì tàu 250km/h tiêu thụ điện chỉ bằng khoảng 60% so với tàu 350km/h, tất nhiêu sẽ lâu hơn 15%.

Tóm lại, làm đường 250km/h sẽ tiết kiệm được rất nhiều so với 350km/h, cả chi phí xây dựng và chi phí vận hành. Ưu thế của 350km/h là thời gian: HN-SG 350km/h mất 6 tiếng, 250km/h mất 8 tiếng.
Em thấy cụ chốt số liệu chưa fair lắm. Đã là 225/ 150 thì max là 225 thôi chứ sao mà 250 được??
Tốc độ 225 kia đem vô vận hành phương án dưng 4 ga như bên 350 thì ít nhất phải tầm 10 tiếng.
Thứ nữa nếu có đủ khách, thì năng lực vận tải của 350km / h sẽ cao hơn 225. Con 350 ngày quay 2 vòng thì con 225 kia ngày quay được 1 vòng thôi. Hiệu suất khai thác tốt hơn. Mà đsct thiếu khách mới tính chở hàng chứ có khách thì cần gì chở hàng, chở khách nhiều tiền hơn.
 

LWH

Xe tải
Biển số
OF-700193
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
379
Động cơ
100,607 Mã lực
Nơi ở
Quận Ba Đình
Theo phương án của tư vấn là lệch nhau khoảng 3 tỷ, nhưng mà mấy ông tư vấn này cũng chả biết đc, với ĐSCT thì DN việt đứng ngoài cuộc chơi, nhưng ĐSCT thì họ có thể tham gia nên đôi khi cũng vẽ thêm và bớt đi tý.
Bộ GT thì tôn trọng tư vấn nhưng đưa ra ý là làm ĐSCT còn có thể bán đất khu TOD, tính theo phương án của bộ là gần 40 tỷ bằng 60% tổng mức.
Và nhiều cụ nói tăng số ghế em nghĩ ko cần, vì các nước chặng ngắn 30’ khách vẫn đứng mà, chả biết vé có rẻ hơn không? Nếu bằng 40% vé ngồi có khi hội sv nó thích (30’ bằng thời gian đứng của xe buyt tầm hơn chục km ở thủ đô)
Chả nước nào bán vé đứng cụ ạ.
Đều là vé ngồi tất, phải đứng chả qua là vì thích đứng hoặc không còn chỗ ngồi.
Em vẫy con Leonardo express không dừng từ Fiumicino airport đến Roma termini đứng úp thìa với các bạn tây đủ 30 phút toàn hành trình, vẫn đóng đủ 14 Eur như các bạn ngồi ghế.
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
320,004 Mã lực
Nằm ngủ cần sự thoải mái riêng tư cao hơn (cho dù là 4 người một khoang), không ai ghép kiểu như vậy mà chỉ có thể xem xét việc ghép toa nằm với toa ngồi trong cùng một tàu với thời gian hành trình tương đối dài.
Thực ra là cụ ý tưởng cần ngủ thôi, chứ ghế nằm là cần sự thoải mái hơn là sự riêng tư. Xe khách giường nằm có cần riêng tư đâu. Mà đi tàu 5 tiếng đến nơi thì ngủ có phải như ngủ qua đêm( như đi tàu hỏa hiện tại đâu).
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
320,004 Mã lực
Chả nước nào bán vé đứng cụ ạ.
Đều là vé ngồi tất, phải đứng chả qua là vì thích đứng hoặc không còn chỗ ngồi.
Em vẫy con Leonardo express không dừng từ Fiumicino airport đến Roma termini đứng úp thìa với các bạn tây đủ 30 phút toàn hành trình, vẫn đóng đủ 14 Eur như các bạn ngồi ghế.
Mấy cụ kia bảo bên Nhật với Đài có bán vé đứng ( cho chặng ngắn) đấy cụ. Tức loại vé ghế không đặt trước, lên tàu có ghế trống thì ngồi, không có thì đứng.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,495
Động cơ
408,551 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em thấy cụ chốt số liệu chưa fair lắm. Đã là 225/ 150 thì max là 225 thôi chứ sao mà 250 được??
Tốc độ 225 kia đem vô vận hành phương án dưng 4 ga như bên 350 thì ít nhất phải tầm 10 tiếng.
Thứ nữa nếu có đủ khách, thì năng lực vận tải của 350km / h sẽ cao hơn 225. Con 350 ngày quay 2 vòng thì con 225 kia ngày quay được 1 vòng thôi. Hiệu suất khai thác tốt hơn. Mà đsct thiếu khách mới tính chở hàng chứ có khách thì cần gì chở hàng, chở khách nhiều tiền hơn.
Tôi đang so 350 với 250 mà cụ, nhắc đến 225 chỉ để cho biết.

Nếu có đủ khách thì đúng là làm 350km/h không phải nghĩ. Vấn đề là làm sao để có đủ khách?

Lượng khách cần thiết để tàu ĐSCT Hà nội-SG chạy đủ hòa vốn hoạt động tối thiểu là đâu đó 90 triệu toàn tuyến. Dự kiến của Bộ GTVN là những 220 triệu và Bộ KH-ĐT là hơn 160 triệu. Trong khi tổng lượng khách đi máy bay trên hành lang Bắc-Nam (HN-Huế-Đà nẵng-Nha trang-SG) năm 2023 mới là khoảng 17 triệu và năm 2040 nhiều nhất là 40 triệu.
 
Chỉnh sửa cuối:

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,957
Động cơ
362,072 Mã lực
Tuổi
124
350 hay 250 thì HN-SG cũng chưa đầy 10 tiếng, dài gì đâu các cụ?

Máy bay Hà nội Frankfurt 13 tiếng bay thẳng vẫn là ghế ngồi thì ĐSCT cần gì vé nằm? Nhất là đi tàu vẫn có thể đứng lên đi lại, thậm chí sang toa ăn nhâm nhi cà phê:


View attachment 8761196
Có những hành khách có nhu cầu nằm nghỉ với thời gian di chuyển hoặc là vào ban đêm hoặc từ 5-6 h trở lên. Vì thế tại sao lại không nghĩ tới việc đóng/mua các toa tàu với giường nằm. Tất nhiên vé giường nằm phải cao hơn vé ngồi rồi.
 

LWH

Xe tải
Biển số
OF-700193
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
379
Động cơ
100,607 Mã lực
Nơi ở
Quận Ba Đình
Mấy cụ kia bảo bên Nhật với Đài có bán vé đứng ( cho chặng ngắn) đấy cụ. Tức loại vé ghế không đặt trước, lên tàu có ghế trống thì ngồi, không có thì đứng.
Thì đúng rồi nhưng không phải vé đứng.
Nó là vé ngồi, có đặt chỗ cố định và không đặt chỗ, chi phí chênh nhau không đáng kể đâu.
 

Xux2

Xe máy
Biển số
OF-771986
Ngày cấp bằng
26/3/21
Số km
68
Động cơ
40,822 Mã lực
Có vài so sánh đáng chú ý như sau:

- Tiền xây đường sắt: Như đã nói trong vài post trước, nếu là đường trên cao thì chi phí xây đường 350km/h chỉ cao hơn 250km/h khoảng 10%. Nhưng nếu là đường mặt đất thì chi phí xây đường 250km/h lại chỉ bằng hơn 50% đường 350km/h. Lý do là đường 250km/h vẫn là kiểu đường sắt truyền thống, còn đường 350km/h là đường đùng tấm lót không tà vẹt (ballast free rail track), chi phí xây dựng cao hơn nhiều.
Tuyến ĐSCT Hà nội-SG dài 1.550km dự kiến 40% là đường mặt đất, chi phí xây dựng 1km đường 350km/h trên cao khoảng 22 triệu đô (chỉ tính riêng phần đường sắt). Như vậy nếu làm đường 250km/h thì tiết kiệm được so với đường 350km/h khoảng 7-7,5 tỉ đô, con số rất lớn.

- Sẽ có cụ hỏi ngay: tại sao dự toán chi phí xây dựng đường 225/150 của Bộ KHĐT lại không thấp hơn đường 350km/h là bao nhiêu? Câu trả lời là: các cụ để ý so sánh ở trên là tính chi phí làm đường 250km/h chỉ chở khách không chở hàng. Còn nếu làm đường 250km/h chở cả khách và hàng thì chi phí sẽ gần như tương đương với đường 350km/h, nhưng lại chở được hàng nặng thoải mái (1 toa hàng chở được 2 container 40').

- Giá mua đoàn tàu: Tàu 250km/h thấp hơn khoảng 10% so với 350km/h tương đương.

- Tiêu thụ điện: Xem ví dụ sau các cụ rõ ngay: Tàu cao tốc Talgo của Tây ban nha. Đoàn tàu 350km/h động cơ điện là 8.000KW, còn đoàn tàu 250km/h tương đương, động cơ là 4.500KW. Khác nhau cực lớn. Như vậy đi cùng 1 khoảng cách thì tàu 250km/h tiêu thụ điện chỉ bằng khoảng 60% so với tàu 350km/h, tất nhiêu sẽ lâu hơn 15%.

Tóm lại, làm đường 250km/h sẽ tiết kiệm được rất nhiều so với 350km/h, cả chi phí xây dựng và chi phí vận hành. Ưu thế của 350km/h là thời gian: HN-SG 350km/h mất 6 tiếng, 250km/h mất 8 tiếng.
Trước em cũng không quan tâm lắm về tốc độ của tàu, thậm chí bàng quan thì thấy 350km/h ngầu hơn. Nhưng sau khi đọc phân tích từ nhiều phía, em thấy VN mình 250km/h là phù hợp hơn, phục vụ được đa phần người dân. Chứ giá vé cứ tạm cho là thấp hơn vé máy bay chút, thì người dân có thu nhập 6tr/tháng có dám đi không. Chưa kể tàu 250km/h có thể chở được hàng, giúp thúc đẩy lưu thông hàng hóa mạnh hơn, phát triển kinh tế tốt hơn. Rõ ràng tàu 250km/h vừa nhanh (chỉ kém cao tốc), vừa khả thi, vừa hiệu quả, vừa thực hiện các mục tiêu XH, thế thì sao lại chọn tàu 350km/h???
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: LWH

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,498
Động cơ
353,151 Mã lực
Tôi đang so 350 với 250 mà cụ, nhắc đến 225 chỉ để cho biết.

Nếu có đủ khách thì đúng là làm 350km/h không phải nghĩ. Vấn đề là làm sao để có đủ khách?

Lượng khách cần thiết để tàu ĐSCT Hà nội-SG chạy đủ hòa vốn hoạt động tối thiểu là đâu đó 90 triệu toàn tuyến. Dự kiến của Bộ GTVN là những 220 triệu và Bộ KH-ĐT là hơn 160 triệu. Trong khi tổng lượng khách đi máy bay trên hành lang Bắc-Nam (HN-Huế-Đà nẵng-Nha trang-SG) năm 2023 mới là khoảng 17 triệu và năm 2040 nhiều nhất là 40 triệu.
Em thấy cụ là người có số liệu phong phú và rõ ràng nhất. Cụ cho em hỏi 1 câu là nếu năm 2040 lượng khách là 40 triệu thì nhà nước hàng năm phải bù lỗ bao nhiêu?
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
320,004 Mã lực
Có những hành khách có nhu cầu nằm nghỉ với thời gian di chuyển hoặc là vào ban đêm hoặc từ 5-6 h trở lên. Vì thế tại sao lại không nghĩ tới việc đóng/mua các toa tàu với giường nằm. Tất nhiên vé giường nằm phải cao hơn vé ngồi rồi.
Vậy thì đa dạng hỗn hợp. Nằm chung với ngồi thì giá vé gấp rưỡi ngồi, nằm riêng biệt thì gấp đôi ngồi chẳng hạn. Mà chém vậy thôi chứ nếu có đsct sau này hãng tàu tư nhân nó sẽ tự điều chỉnh. Chỉ là hỏi về mặt kỹ thuật có vướng mắc gì không thôi cụ!
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top