[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ok cụ e nhầm 1 điểm. Nhưng rẻ hay phổ thông thì e vẫn không thay đổi quan điểm chính là tính láo. ;)
Với mức đầu tư này, Ông nào tính được giá cho 20 năm(hay 50 năm, 70 năm?) sau, thì đều lá tính láo hết ;)
Cụ stop hiểu sự việc 1 cách méo mó mang màu sắc 9 chị đi.

Đầu tư làm gì thì CP cũng phải quyết định dựa trên:
1. Nhu cầu của XH
2. Khả năng tài chính của đất nước
3. Chiến lược phát triển theo định hướng của đất nước.

Chứ không phải theo cách hiểu méo mó là "bề trên bảo".
Bề trên bảo phải chinh phục mặt trăng thì có thực hiện được không ? :D
Xem các phát ngôn về giá vé ĐSCT đến giờ thì tôi kết luận rằng không có tính toán nào cả mà là "mong muốn" hoặc "chủ trương", nghĩa là duy ý chí.

Giá vé ĐSCT bằng 75% giá vé máy bay phổ thông cùng tuyến, là ý muốn chủ quan chứ không phải thông qua tính toán.

Nếu là ý muốn chủ quan thì chúng ta không nên bàn lãi lỗ, vì đương nhiên là sẽ lỗ. Chỉ nên bàn xem ngân sách gánh khoản lỗ đó có hợp lý hay không.

Cũng có thể có 1 cơ sở mong manh nhưng có thật, là giá vé rẻ sẽ khiến 1 số lớn khách đi xe khách đường dài chuyển sang đi ĐSCT. Số khách này rất lớn (hiện đã lên gần 200 triệu lượt/năm, 10-15 năm sau có thể gấp đôi). Nếu vì vé rẻ mà ĐSCT đầy khách trong thời gian ngắn thì giá 1,7 triệu cho toàn tuyến HN-SG cũng có thể là 1 phương án tốt.
 
Chỉnh sửa cuối:

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
319,994 Mã lực
Em nghĩ cụ đang nhầm lẫn về sự "hiện đại" và "lạc hậu" trong ĐSCT rồi.

Tốc độ 350km/h các nước Nhật Bản, Châu Âu đã phát triển từ 50 năm về trước và kể từ đó đến nay không hề tăng tốc độ lên. Thậm chí các nước ở Châu Âu lại còn đang giảm tốc độ từ 350km/h xuống còn 250km/h. Vì sao?

Sự hiện đại trong ĐSCT chính là ở mức độ tự động hóa, các tiêu chuẩn an toàn, tiết kiệm năng lượng và đặc biệt là khả năng tối ưu trong việc xếp tàu, làm sao sắp xếp được các đoàn tàu nối tiếp với giãn cách chạy tàu nhỏ mà vẫn đảm bảo an toàn. Các nước vẫn đang thử nghiệm các đoàn tàu siêu tốc nhưng chưa bao giờ đưa vào thương mại. Tàu đệm từ được phát triển vài chục năm trước nhưng chỉ có mỗi anh Trung Quốc chơi sang vận hành mà thôi.

Đường sắt cao tốc cũng giống như máy bay thôi, có một ngưỡng vận tốc nhất định về mặt thương mại. Vượt qua ngưỡng đấy về lý thuyết vẫn được nhưng chi phí vận hành tăng đột biến, không đảm bảo phương án kinh tế. Từ bao năm nay các hãng máy bay họ có nâng cái tốc độ bay lên đâu. Có cái con Concorde thì phá sản (1 phần vì tai nạn nhưng 1 phần cũng vì chi phí vận hành tốn kém không hiệu quả).
Thực tế thì tôi nghĩ nên tách cái vận chuyển hàng hóa( hàng nặng Container) và hành khách là đúng.
Vì bởi làm 250km /h hay 350km/ h đều tính phương án TOD nhà ga và khu đô thị quanh nhà ga. Khu dân cư mà xe tải Container ùn ùn chở hàng vào ga kinh bỏ bu.
Làm xong cái đsct làm luôn cái đường sắt chở hàng như bên Lào là ổn. Mà kinh tế Vn cứ tăng trưởng 6-7 % như hiện nay thì mỗi năm trích 1% làm đsct ăn thua gì đâu.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Xem các phát ngôn về giá vé ĐSCT đến giờ thì tôi kết luận rằng không có tính toán nào cả mà là "mong muốn" hoặc "chủ trương", nghĩa là duy ý chí.

Giá vé ĐSCT bằng 75% giá vé máy bay phổ thông cùng tuyến, là ý muốn chủ quan chứ không phải thông qua tính toán.

Nếu là ý muốn chủ quan thì chúng ta không nên bàn lãi lỗ, vì đương nhiên là sẽ lỗ. Chỉ nên bàn xem ngân sách gánh khoản lỗ đó có hợp lý hay không.

Cũng có thể có 1 cơ sở mong manh nhưng có thật, là giá vé rẻ sẽ khiến 1 số lớn khách đi xe khách đường dài chuyển sang đi ĐSCT. Số khách này rất lớn (hiện đã lên gần 200 triệu lượt/năm, 10-15 năm sau có thể gấp đôi). Nếu vì vé rẻ mà ĐSCT đầy khách trong thời gian ngắn thì giá 1,7 triệu cho toàn tuyến HN-SG cũng có thể là 1 phương án tốt.
Thì cũng giống các tuyến Metro thôi.
Họ xây dựng phương án giá vé không phải căn cứ duy nhất vào chi phí đầu tư, chi phí vận hành đâu rồi tính lên...

Phải cân đối dựa trên sức chi trả của người dân nữa. Nhà nước phải bù lỗ nếu cần phải thế, vẫn phải đầu tư làm.
Chứ cứ chẻ hoe tính giá vé chỉ nhăm nhăm để thu hồi vốn đầu tư, không quan tâm gì đến lợi ích của nhân dân thì ....không nên đầu tư xây dựng.

Chả cứ VN, bất cứ nước nào trên TG cũng vậy, cả các nước Tư Bản hay Đế Quốc/Thực dân hàng đầu cũng thế, phần lớn CP họ vẫn phải bù lỗ cho nhiều dự án đầu tư công để phục vụ nhân dân và an ninh quốc phòng hoặc đảm bảo kích thích phát triển kinh tế, xã hội...trong đó có các dự án ĐSCT.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,761
Động cơ
162,036 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Làm xong cái đsct làm luôn cái đường sắt chở hàng như bên Lào là ổn. Mà kinh tế Vn cứ tăng trưởng 6-7 % như hiện nay thì mỗi năm trích 1% làm đsct ăn thua gì đâu.
Cụ toàn phát biểu luyên thuyên. Kiến thức thì lõm bõm, trích 1% của cái gì, của GDP à.

Nếu đầu tư Đường sắt cao tốc thì mỗi năm phải dành 25% tổng vốn đầu tư công của cả nước, của mọi lĩnh vực để dành cho dự án này đấy.

Tức là nhiều lĩnh vực khác phải thắt lưng buộc bụng.

Làm xong đã đủ chết rồi lại còn làm thêm tuyến đường sắt chở hàng nữa.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Em nghĩ cụ đang nhầm lẫn về sự "hiện đại" và "lạc hậu" trong ĐSCT rồi.

Tốc độ 350km/h các nước Nhật Bản, Châu Âu đã phát triển từ 50 năm về trước và kể từ đó đến nay không hề tăng tốc độ lên. Thậm chí các nước ở Châu Âu lại còn đang giảm tốc độ từ 350km/h xuống còn 250km/h. Vì sao?

Sự hiện đại trong ĐSCT chính là ở mức độ tự động hóa, các tiêu chuẩn an toàn, tiết kiệm năng lượng và đặc biệt là khả năng tối ưu trong việc xếp tàu, làm sao sắp xếp được các đoàn tàu nối tiếp với giãn cách chạy tàu nhỏ mà vẫn đảm bảo an toàn. Các nước vẫn đang thử nghiệm các đoàn tàu siêu tốc nhưng chưa bao giờ đưa vào thương mại. Tàu đệm từ được phát triển vài chục năm trước nhưng chỉ có mỗi anh Trung Quốc chơi sang vận hành mà thôi.

Đường sắt cao tốc cũng giống như máy bay thôi, có một ngưỡng vận tốc nhất định về mặt thương mại. Vượt qua ngưỡng đấy về lý thuyết vẫn được nhưng chi phí vận hành tăng đột biến, không đảm bảo phương án kinh tế. Từ bao năm nay các hãng máy bay họ có nâng cái tốc độ bay lên đâu. Có cái con Concorde thì phá sản (1 phần vì tai nạn nhưng 1 phần cũng vì chi phí vận hành tốn kém không hiệu quả).
Nói ĐSCT công nghệ 250km/h khá lạc hậu, không phải vì tốc độ nó thấp nên nó lạc hậu.
Nói ĐSCT công nghệ 350km/h là công nghệ hiện đại không phải vì tốc độ nó nhanh nên nó hiện đại.
Hiểu thế nó phiến diện quá.

ĐSCT công nghệ 350km/h là tốc độ thiết kế MAX. Không có nghĩa chúng ta đầu tư ĐSCT 350km/h không thể chạy tốc độ 250km/h.....
Chúng ta hoàn toàn có thể vận hành ở bất kỳ tốc độ nào mà phù hợp và kinh tế nhất ( miễn là nó không vượt quá tốc độ thiết kế Max, dĩ nhiên rồi ).

Công nghệ ĐSCT lạc hậu là lạc hậu về những yếu tố khác mà tôi không muốn đi sâu chi tiết, cụ có thể tự tìm hiểu mà. Hỏi Google cũng được.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,057
Động cơ
135,468 Mã lực
Thực tế thì tôi nghĩ nên tách cái vận chuyển hàng hóa( hàng nặng Container) và hành khách là đúng.
Vì bởi làm 250km /h hay 350km/ h đều tính phương án TOD nhà ga và khu đô thị quanh nhà ga. Khu dân cư mà xe tải Container ùn ùn chở hàng vào ga kinh bỏ bu.
Làm xong cái đsct làm luôn cái đường sắt chở hàng như bên Lào là ổn. Mà kinh tế Vn cứ tăng trưởng 6-7 % như hiện nay thì mỗi năm trích 1% làm đsct ăn thua gì đâu.
Nếu chỉ vướng TOD thì có nhiều cách để khắc phục điểm này mà cụ. Chẳng qua là về mặt vận hành khai thác thì không kinh tế (hoặc không đảm bảo kỹ thuật) nên không làm thôi. Ví dụ, sẽ thiết kế cho ga hàng hóa riêng, ga hành khách riêng. Chuyến nào chở khách thì về ga hành khách (TOD sẽ gần ga này). Còn ga hàng hóa ở ga khác có thể cách cả chục km (thậm chí cả trăm km) so với ga khách mà cụ.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,057
Động cơ
135,468 Mã lực
Cụ toàn phát biểu luyên thuyên. Kiến thức thì lõm bõm, trích 1% của cái gì, của GDP à.

Nếu đầu tư Đường sắt cao tốc thì mỗi năm phải dành 25% tổng vốn đầu tư công của cả nước, của mọi lĩnh vực để dành cho dự án này đấy.

Tức là nhiều lĩnh vực khác phải thắt lưng buộc bụng.

Làm xong đã đủ chết rồi lại còn làm thêm tuyến đường sắt chở hàng nữa.
Với lại, đường sắt chở hàng đã chốt 3 tuyến nối từ khu phía bắc của mình sang TQ rồi mà.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thì cũng giống các tuyến Metro thôi.
Họ xây dựng phương án giá vé không phải căn cứ duy nhất vào chi phí đầu tư, chi phí vận hành đâu rồi tính lên...

Phải cân đối dựa trên sức chi trả của người dân nữa. Nhà nước phải bù lỗ nếu cần phải thế, vẫn phải đầu tư làm.
Chứ cứ chẻ hoe tính giá vé chỉ nhăm nhăm để thu hồi vốn đầu tư, không quan tâm gì đến lợi ích của nhân dân thì ....không nên đầu tư xây dựng.

Chả cứ VN, bất cứ nước nào trên TG cũng vậy, cả các nước Tư Bản hay Đế Quốc/Thực dân hàng đầu cũng thế, phần lớn CP họ vẫn phải bù lỗ cho nhiều dự án đầu tư công để phục vụ nhân dân và an ninh quốc phòng hoặc đảm bảo kích thích phát triển kinh tế, xã hội...trong đó có các dự án ĐSCT.
Không phải cụ ợ. Chỉ có TQ bù lỗ cho ĐSCT thôi, các nước khác đều không. ĐSCT ở các nước khác lỗ là do tính toán không sát chứ không phải chủ trương từ trước.

Ngoài ra như ở Châu Âu, khi ĐSCT 300km/h lỗ dài hạn là người ta giảm tốc độ xuống để giảm chi phí vận hành. Và hiện tại Châu Âu không còn xây mới đường 300km/h nữa.

Việt nam làm ĐSCT là đúng, nhưng cái đang rất mù mờ và vẫn chưa thấy tuyên bố, là NN và CP có chủ trương bù giá hay không. Cái gọi là "đầu tư công không tính thu hồi" là dân chúng suy ra chứ không phải là phát ngôn chính thức.

Hơn nữa, nếu là đầu tư công không tính thu hồi thì tất cả các nước đều đầu tư ở mức thấp hoặc trung bình, tương tự ĐSCT tốc độ 180-220km/h chứ không ai đầu tư ở mức cao nhất 350km/h. Vì ngoài chi phí xây dựng cao còn là chi phí vận hành rất lớn, đã lỗ càng thêm lỗ.
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
319,994 Mã lực
Cụ toàn phát biểu luyên thuyên. Kiến thức thì lõm bõm, trích 1% của cái gì, của GDP à.

Nếu đầu tư Đường sắt cao tốc thì mỗi năm phải dành 25% tổng vốn đầu tư công của cả nước, của mọi lĩnh vực để dành cho dự án này đấy.

Tức là nhiều lĩnh vực khác phải thắt lưng buộc bụng.

Làm xong đã đủ chết rồi lại còn làm thêm tuyến đường sắt chở hàng nữa.
Thì 1% GDP đó!
Thực ra 25% đầu tư công là giai đoạn tính của năm 2024 thôi. Chả nhẽ đầu tư công giữ mãi con số đó?? Thắt lưng buộc bụng việc xây tượng, xây bảo tàng lại thôi.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Cụ toàn phát biểu luyên thuyên. Kiến thức thì lõm bõm, trích 1% của cái gì, của GDP à.

Nếu đầu tư Đường sắt cao tốc thì mỗi năm phải dành 25% tổng vốn đầu tư công của cả nước, của mọi lĩnh vực để dành cho dự án này đấy.

Tức là nhiều lĩnh vực khác phải thắt lưng buộc bụng.

Làm xong đã đủ chết rồi lại còn làm thêm tuyến đường sắt chở hàng nữa.
Cụ nói chưa rõ dễ làm người khác hiểu nhầm.
Là dành 25% tổng vốn đầu tư công để cho dự án này.....cho đến khi nó hoàn thành thì thôi, theo kế hoạch là 10 năm. Lúc đó chỉ bù lỗ vận hành (nếu nó vận hành lỗ) , con số không lớn như thế.
Tuy nhiên, kinh tế VN vẫn tăng trưởng đều....nên tỷ lệ 25% kia có lẽ sẽ giảm đi theo thời gian. Đến năm 2035 thì có lẽ còn 5%.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,057
Động cơ
135,468 Mã lực
Xem các phát ngôn về giá vé ĐSCT đến giờ thì tôi kết luận rằng không có tính toán nào cả mà là "mong muốn" hoặc "chủ trương", nghĩa là duy ý chí.

Giá vé ĐSCT bằng 75% giá vé máy bay phổ thông cùng tuyến, là ý muốn chủ quan chứ không phải thông qua tính toán.

Nếu là ý muốn chủ quan thì chúng ta không nên bàn lãi lỗ, vì đương nhiên là sẽ lỗ. Chỉ nên bàn xem ngân sách gánh khoản lỗ đó có hợp lý hay không.

Cũng có thể có 1 cơ sở mong manh nhưng có thật, là giá vé rẻ sẽ khiến 1 số lớn khách đi xe khách đường dài chuyển sang đi ĐSCT. Số khách này rất lớn (hiện đã lên gần 200 triệu lượt/năm, 10-15 năm sau có thể gấp đôi). Nếu vì vé rẻ mà ĐSCT đầy khách trong thời gian ngắn thì giá 1,7 triệu cho toàn tuyến HN-SG cũng có thể là 1 phương án tốt.
Những việc như vậy, để quyết định cần có tầm nhìn xa một chút + khả năng dự báo tình huống nên việc "duy ý chí" hay nói cách khác là quyết sách nằm trong một nhóm nhỏ elite là chuyện bình thường. Để cho dân chủ bàn thì mãi mãi không có quyết định cuối cùng. Quan trọng nhóm nhỏ Elite đã xem xét hết các tình huống, các rủi ro có thể xảy ra và đánh giá khách quan tất cả các nội dung. Quan điểm của em là khi dân trí tiến bộ lên thì có thể "mở rộng" việc lấy ý kiến tới các giai tầng như một cơ chế tham khảo cho các nội dung tương tự như thế này.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Không phải cụ ợ. Chỉ có TQ bù lỗ cho ĐSCT thôi, các nước khác đều không. ĐSCT ở các nước khác lỗ là do tính toán không sát chứ không phải chủ trương từ trước.

Ngoài ra như ở Châu Âu, khi ĐSCT 300km/h lỗ dài hạn là người ta giảm tốc độ xuống để giảm chi phí vận hành. Và hiện tại Châu Âu không còn xây mới đường 300km/h nữa.

Việt nam làm ĐSCT là đúng, nhưng cái đang rất mù mờ và vẫn chưa thấy tuyên bố, là NN và CP có chủ trương bù giá hay không. Cái gọi là "đầu tư công không tính thu hồi" là dân chúng suy ra chứ không phải là phát ngôn chính thức.

Hơn nữa, nếu là đầu tư công không tính thu hồi thì tất cả các nước đều đầu tư ở mức thấp hoặc trung bình, tương tự ĐSCT tốc độ 180-220km/h chứ không ai đầu tư ở mức cao nhất 350km/h. Vì ngoài chi phí xây dựng cao còn là chi phí vận hành rất lớn, đã lỗ càng thêm lỗ.
Phần lớn các nước có ĐSCT hiện nay đều do các Cty Nhà nước vận hành, CP đều ít nhiều trợ giá bằng cách này hay cách khác.
Như ở TBN, có những tuyến ĐSCT chạy rất ít khách, vẫn phải chạy, CP TBN bù lỗ, CP sẽ cân đối lợi ích khác bù lại.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,761
Động cơ
162,036 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Công nghệ ĐSCT lạc hậu là lạc hậu về những yếu tố khác mà tôi không muốn đi sâu chi tiết, cụ có thể tự tìm hiểu mà. Hỏi Google cũng được.
Tôi có học về đường sắt hiện đại, nên không cần hỏi Google cụ ạ.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Phần lớn các nước có ĐSCT hiện nay đều do các Cty Nhà nước vận hành, CP đều ít nhiều trợ giá bằng cách này hay cách khác.
Như ở TBN, có những tuyến ĐSCT chạy rất ít khách, vẫn phải chạy, CP TBN bù lỗ, CP sẽ cân đối lợi ích khác bù lại.
Cụ để ý rằng TBN là nước tự sản xuất được đoàn tàu ĐSCT (Talgo) nên việc Chính phủ TBN mở rộng mạng lưới và bù lỗ cho ĐSCT còn có ý nghĩa khác chứ không chỉ là khuyến khích giao thông.

Ngoài ra thì vẫn như tôi nói, nếu phải bù lỗ vận hành thì tại sao lại đầu tư đồ đắt tiền nhất? Có khác gì nhà vừa thoát nghèo thay vì mua Camry lại đi rước con LX570 uống xăng như nước lã về chạy không?
 

Xux2

Xe máy
Biển số
OF-771986
Ngày cấp bằng
26/3/21
Số km
68
Động cơ
40,822 Mã lực
Cụ toàn phát biểu luyên thuyên. Kiến thức thì lõm bõm, trích 1% của cái gì, của GDP à.

Nếu đầu tư Đường sắt cao tốc thì mỗi năm phải dành 25% tổng vốn đầu tư công của cả nước, của mọi lĩnh vực để dành cho dự án này đấy.

Tức là nhiều lĩnh vực khác phải thắt lưng buộc bụng.

Làm xong đã đủ chết rồi lại còn làm thêm tuyến đường sắt chở hàng nữa.
Mức đầu tư quá lớn bác nhỉ, chưa nói đến đội vốn và chậm tiến độ các kiểu như thường thấy. Nếu thực sự làm ntn em thấy lo ah. Tất cả XH phần nhiều còn đang khó khăn, xong lại phải hi sinh có cái thứ xa xỉ không cần thiết này làm gì nhỉ. Trên MXH nhiều người nói vui nhà nghèo nhưng cứ đòi mua Ferrari đấy ah.
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
319,994 Mã lực
Xem các phát ngôn về giá vé ĐSCT đến giờ thì tôi kết luận rằng không có tính toán nào cả mà là "mong muốn" hoặc "chủ trương", nghĩa là duy ý chí.

Giá vé ĐSCT bằng 75% giá vé máy bay phổ thông cùng tuyến, là ý muốn chủ quan chứ không phải thông qua tính toán.

Nếu là ý muốn chủ quan thì chúng ta không nên bàn lãi lỗ, vì đương nhiên là sẽ lỗ. Chỉ nên bàn xem ngân sách gánh khoản lỗ đó có hợp lý hay không.

Cũng có thể có 1 cơ sở mong manh nhưng có thật, là giá vé rẻ sẽ khiến 1 số lớn khách đi xe khách đường dài chuyển sang đi ĐSCT. Số khách này rất lớn (hiện đã lên gần 200 triệu lượt/năm, 10-15 năm sau có thể gấp đôi). Nếu vì vé rẻ mà ĐSCT đầy khách trong thời gian ngắn thì giá 1,7 triệu cho toàn tuyến HN-SG cũng có thể là 1 phương án tốt.
Thực ra phát biểu của tủ lạnh cụ phải hiểu ý tại ngôn ngoại.
Cái 1,7 triệu / vé là sự cảm nhận trực quan, cái muốn nói là 75% giá vé hàng không kia. Có nghĩa là vé hàng không bây giờ đang bình quân 2,2 triệu không có nghĩa là 10 năm sau nó vẫn thế. Việc hàng không tăng giá là không tránh khỏi( này là mong muốn của hãng hàng không luôn).
Xe khách cũng vậy thôi. Hiện giá khách đang thấp vì xe khách đang khai thác theo kiểu coi thường luật, csgt, thanh tra giao thông cũng mắt nhắm mắt mở. Chứ làm căng, làm đúng luật, cấm tiệt việc đón trả khách dọc đường, không cho vào khu đô thị, bắt buộc phải bán vé, vé phải bao gồm bảo hiểm như hàng không hay đường sắt, ( khu đô thị chỉ cho xe bus công cộng) thì vé xe khách phải gấp đôi.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,952
Động cơ
361,684 Mã lực
Tuổi
124
Người ta vẫn có thể tăng số ghế bằng cách tăng số hàng ghế: (1) giảm khoảng cách giữa các hàng ghế và (2) giảm không gian phụ (vệ sinh, phòng nhân viên...) mà cụ.
Việc tăng số hàng ghế tất nhiên là có thể nhưng cũng rất hạn chế, bởi liên quan tới trung bình chiều dài chân hành khách ngồi và thực tế thì trung bình chân người Việt cũng chỉ ngắn hơn trung bình chân người châu Âu đôi chút và tất cả những gì nhằm mục đích tăng số ghế với sự hi sinh là làm giảm sự thoải mái của người sử dụng đều có thể dẫn tới việc họ lựa chọn phương thức di chuyển khác (như máy bay) thay vì lựa chọn ngồi lâu hơn trên tàu chật chội, gò bó và phòng vệ sinh tù túng nên chưa chắc việc này làm tăng được lượng khách đi tàu.
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,498
Động cơ
353,239 Mã lực
Em nghĩ cụ nào có kiến thức về lĩnh vực này thì làm giúp cái bảng so sánh giữa 2 loại 350km/h và 250km/h, với các mục sau:
- Tốc độ
- Đối tượng chuyên chở (người, hàng nặng, hàng nhẹ....)
- Năng lực vận tải (bao người/ chuyến, bao phút/ chuyến, tổng lượng người/ năm...)
- Kỹ thuật (Tải trọng trục, yêu cầu công nghệ....)
- Khả năng chuyển giao công nghệ, tỷ lệ nội địa hóa....
- Giá thành (hạ tầng, ray, tàu....)
- Bài toán tài chính (tổng mức đầu tư, khả năng thu hồi vốn, chi phí vận hành, lỗ lãi....)
......
Nếu có cái này thì mọi người sẽ có cái nhìn tổng hợp hơn, tránh sa đà vào tiểu tiết.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Không phải cụ ợ. Chỉ có TQ bù lỗ cho ĐSCT thôi, các nước khác đều không. ĐSCT ở các nước khác lỗ là do tính toán không sát chứ không phải chủ trương từ trước.

Ngoài ra như ở Châu Âu, khi ĐSCT 300km/h lỗ dài hạn là người ta giảm tốc độ xuống để giảm chi phí vận hành. Và hiện tại Châu Âu không còn xây mới đường 300km/h nữa.

Việt nam làm ĐSCT là đúng, nhưng cái đang rất mù mờ và vẫn chưa thấy tuyên bố, là NN và CP có chủ trương bù giá hay không. Cái gọi là "đầu tư công không tính thu hồi" là dân chúng suy ra chứ không phải là phát ngôn chính thức.

Hơn nữa, nếu là đầu tư công không tính thu hồi thì tất cả các nước đều đầu tư ở mức thấp hoặc trung bình, tương tự ĐSCT tốc độ 180-220km/h chứ không ai đầu tư ở mức cao nhất 350km/h. Vì ngoài chi phí xây dựng cao còn là chi phí vận hành rất lớn, đã lỗ càng thêm lỗ.
Nói thật với cụ, với tư cách là dân đen hoặc dân nghèo thì em muốn Nhà nước bù lỗ cho giao thông công cộng và giao thông nói chung.
Đến giao thông công cộng mà Nhà nước cũng tính lãi lên cổ người dân khi đầu tư thì em thấy đi ngược lại đường lối chính sách của xã hội ta.
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
319,994 Mã lực
Cụ để ý rằng TBN là nước tự sản xuất được đoàn tàu ĐSCT (Talgo) nên việc Chính phủ TBN mở rộng mạng lưới và bù lỗ cho ĐSCT còn có ý nghĩa khác chứ không chỉ là khuyến khích giao thông.

Ngoài ra thì vẫn như tôi nói, nếu phải bù lỗ vận hành thì tại sao lại đầu tư đồ đắt tiền nhất? Có khác gì nhà vừa thoát nghèo thay vì mua Camry lại đi rước con LX570 uống xăng như nước lã về chạy không?
Giờ cụ phải tính thế này!
Coi như nhà nước cho hạ tầng, tư nhân khai thác trả phí dịch vụ.
Cả 2 phương án thì chênh bao nhiêu??
1. Đền bù giải phóng mặt bằng coi như nhau.
2. Tiền mua đoàn tàu khai thác, tư nhân mua, hoặc nhà nước đẻ ra 1 đơn vị độc lập hoàn toàn với công ty quản lí hạ tầng đsct( mà tôi hay gọi là ACV đường sắt)
3. Tiền xây nhà ga( 250km/h chắc lớn hơn vì dùng nhiều ga hơn)
4. Tiền xây đường sắt, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện chắc chắn bên 350km/ h cao hơn.
Vậy cao hơn là cao hơn bao nhiêu??
Tiền bảo trì cho mỗi hệ thống mỗi năm cho mỗi hệ thống là bao nhiêu??
Tôi thì cho rằng với hệ 350 thực chất bỏ qua các chi phí khác thì chi phí xây cái đsct phải bỏ vật tư mua của nước ngoài không quá 20 tỉ đô thiết bị công nghệ cao. Và tiền bảo trì chủ yếu là cái công nghệ cao này. Hằng năm tính phí bảo trì 10% cái công nghệ cao này tầm 2 tỉ đô là cao.
Với việc 1 đoàn tàu 630 khách giá 20 triệu đô. Giá vé BN tầm 100 đô/ khách thì nhà nước không phải bù lỗ phí khai thác.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top