Em nghĩ cụ nào có kiến thức về lĩnh vực này thì làm giúp cái bảng so sánh giữa 2 loại 350km/h và 250km/h, với các mục sau:
- Tốc độ
- Đối tượng chuyên chở (người, hàng nặng, hàng nhẹ....)
- Năng lực vận tải (bao người/ chuyến, bao phút/ chuyến, tổng lượng người/ năm...)
- Kỹ thuật (Tải trọng trục, yêu cầu công nghệ....)
- Khả năng chuyển giao công nghệ, tỷ lệ nội địa hóa....
- Giá thành (hạ tầng, ray, tàu....)
- Bài toán tài chính (tổng mức đầu tư, khả năng thu hồi vốn, chi phí vận hành, lỗ lãi....)
......
Nếu có cái này thì mọi người sẽ có cái nhìn tổng hợp hơn, tránh sa đà vào tiểu tiết.
Giờ cụ phải tính thế này!
Coi như nhà nước cho hạ tầng, tư nhân khai thác trả phí dịch vụ.
Cả 2 phương án thì chênh bao nhiêu??
1. Đền bù giải phóng mặt bằng coi như nhau.
2. Tiền mua đoàn tàu khai thác, tư nhân mua, hoặc nhà nước đẻ ra 1 đơn vị độc lập hoàn toàn với công ty quản lí hạ tầng đsct( mà tôi hay gọi là ACV đường sắt)
3. Tiền xây nhà ga( 250km/h chắc lớn hơn vì dùng nhiều ga hơn)
4. Tiền xây đường sắt, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện chắc chắn bên 350km/ h cao hơn.
Vậy cao hơn là cao hơn bao nhiêu??
Tiền bảo trì cho mỗi hệ thống mỗi năm cho mỗi hệ thống là bao nhiêu??
Tôi thì cho rằng với hệ 350 thực chất bỏ qua các chi phí khác thì chi phí xây cái đsct phải bỏ vật tư mua của nước ngoài không quá 20 tỉ đô thiết bị công nghệ cao. Và tiền bảo trì chủ yếu là cái công nghệ cao này. Hằng năm tính phí bảo trì 10% cái công nghệ cao này tầm 2 tỉ đô là cao.
Với việc 1 đoàn tàu 630 khách giá 20 triệu đô. Giá vé BN tầm 100 đô/ khách thì nhà nước không phải bù lỗ phí khai thác.
Có vài so sánh đáng chú ý như sau:
- Tiền xây đường sắt: Như đã nói trong vài post trước, nếu là đường trên cao thì chi phí xây đường 350km/h chỉ cao hơn 250km/h khoảng 10%. Nhưng nếu là đường mặt đất thì chi phí xây đường 250km/h lại chỉ bằng hơn 50% đường 350km/h. Lý do là đường 250km/h vẫn là kiểu đường sắt truyền thống, còn đường 350km/h là đường đùng tấm lót không tà vẹt (ballast free rail track), chi phí xây dựng cao hơn nhiều.
Tuyến ĐSCT Hà nội-SG dài 1.550km dự kiến 40% là đường mặt đất, chi phí xây dựng 1km đường 350km/h trên cao khoảng 22 triệu đô (chỉ tính riêng phần đường sắt). Như vậy nếu làm đường 250km/h thì tiết kiệm được so với đường 350km/h khoảng 7-7,5 tỉ đô, con số rất lớn.
- Sẽ có cụ hỏi ngay: tại sao dự toán chi phí xây dựng đường 225/150 của Bộ KHĐT lại không thấp hơn đường 350km/h là bao nhiêu? Câu trả lời là: các cụ để ý so sánh ở trên là tính chi phí làm đường 250km/h chỉ chở khách không chở hàng. Còn nếu làm đường 250km/h chở cả khách và hàng thì chi phí sẽ gần như tương đương với đường 350km/h, nhưng lại chở được hàng nặng thoải mái (1 toa hàng chở được 2 container 40').
- Giá mua đoàn tàu: Tàu 250km/h thấp hơn khoảng 10% so với 350km/h tương đương.
- Tiêu thụ điện: Xem ví dụ sau các cụ rõ ngay: Tàu cao tốc Talgo của Tây ban nha. Đoàn tàu 350km/h động cơ điện là 8.000KW, còn đoàn tàu 250km/h tương đương, động cơ là 4.500KW. Khác nhau cực lớn. Như vậy đi cùng 1 khoảng cách thì tàu 250km/h tiêu thụ điện chỉ bằng khoảng 60% so với tàu 350km/h, tất nhiêu sẽ lâu hơn 15%.
Tóm lại, làm đường 250km/h sẽ tiết kiệm được rất nhiều so với 350km/h, cả chi phí xây dựng và chi phí vận hành. Ưu thế của 350km/h là thời gian: HN-SG 350km/h mất 6 tiếng, 250km/h mất 8 tiếng.