[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,868
Động cơ
412,193 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nói chung là vấn đề tốc độ không còn là mấu chốt nữa, cứ chịu khó đọc lại thì biết 350 có lãi. 160 thì có lãi không? Dĩ nhiên là có với điều kiện là không có đối thủ cạnh tranh 350! Vấn đề còn lại là giải quyết bài toán chở hàng như thế nào. Thì đường cũ đủ sức phục vụ tăng 10 lần chở hàng.
Cụ thật hài hước, cái đương sắt thường đã hết khấu hao lâu rồi tự làm tự vận hành được hầu hết mà đang lỗ hàng năm NN vẫn phải hỗ trợ, cái kia nó sẽ lãi trên giấy sau khi được bơm cho đống tiền hỗ trợ.
Tôi không hiểu đường chỉ chở khách không chở hàng, tức là đường 250km/h trở lên, sẽ có lãi như thế nào.

Nó sẽ có lãi khi Nhà nước chấp nhận bỏ tiền ra đầu tư không khấu hao, nghĩa là khoảng 40 tỉ tiền đầu tư 1 lần ( GPMB, xây dựng, hệ thống điều khiển, chi phí quản lý dự án) Nhà nước chi và chấp nhận không hoàn lại. Và như vậy vé tàu chỉ bao gồm khấu hao đoàn tàu, chi phí vận hành - bảo dưỡng sửa chữa - thay thế, và chi phí năng lượng.

Còn nếu phải gánh cả khấu hao hạ tầng 40 tỉ đô thì nói ngay là sẽ lỗ vĩnh viễn.

Muốn tính cả khấu hao hạ tầng mà còn hy vọng có lãi thì chỉ có 1 cách là chở khách chung với chở hàng. Lúc bấy giờ phần chở khách chỉ gánh khoảng 1/3 đến 2/5 tổng khấu hao hạ tầng. Lúc đó mới mong có lãi được.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,645
Động cơ
225,933 Mã lực
Muốn tính cả khấu hao hạ tầng mà còn hy vọng có lãi thì chỉ có 1 cách là chở khách chung với chở hàng. Lúc bấy giờ phần chở khách chỉ gánh khoảng 1/3 đến 2/5 tổng khấu hao hạ tầng. Lúc đó mới mong có lãi được.
Vấn đề là hàng ở đâu để chở, chứ có đủ hàng thì xây 10 cái đường chuyên chở hàng cũng được thôi. Khấu hao nếu như đường là 21 tỉ trong 75 năm thì cũng chỉ 300 triệu đô = 3.000 tỉ đồng 1 năm thôi (bảo trì là cái khác nữa). Làm đường mới cho khách đi cũng chính là mở rộng khả năng vận chuyển hàng của đường cũ.

Khách ở đâu thì VN có 100 triệu dân, khách du lịch cũng là 1 yếu tố đáng kể chứ không phải chỉ là phụ. Có hàng chục triệu người đến VN mỗi năm. Cứ lên máy bay là thấy Tây thôi.

Khách là miếng bánh to nhất thì phải chiều khách, phải có ưu thế rõ rệt so với các phương tiện khác.Ông Hà nội vừa rồi định không cho vào ga Hà nội à, thì thay Hà Nội. Quy hát sai thì thay quy hát! Thế là được việc.

Giả sử muốn tiết kiệm 1 ít tiền, thì mấy trăm km đường sắt đô thị là cục đầu tư lỗ nhất không xây dựng nữa là xong. Tuy nhiên cũng chả cần phải thế, làm hết!
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,786
Động cơ
769,298 Mã lực
Chạy xe buyt lỗ chỏng vó tư nhân vẫn đang chạy bình thường,
ĐS nói chung là lỗ tất nhiên cũng sẽ có vài đoạn đặc thù thì có lãi nhưng mà cả tuyến như bắc nam thì làm kiểu gì cũng sẽ lỗ 80, 160, 250 ,350 đều lỗ hết, lỗ nặng nhất là ông 350
Đã biết lấy lỗ làm thứ lời.
Thì thà lỗ ít đi hỡi người.
Một trăm sáu mươi lỗ ít rồi.
Lấy thứ chi mà đòi lời.
...
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,868
Động cơ
412,193 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vấn đề là hàng ở đâu để chở, chứ có đủ hàng thì xây 10 cái đường chuyên chở hàng cũng được thôi. Khấu hao nếu như đường là 21 tỉ trong 75 năm thì cũng chỉ 300 triệu đô = 3.000 tỉ đồng 1 năm thôi (bảo trì là cái khác nữa). Làm đường mới cho khách đi cũng chính là mở rộng khả năng vận chuyển hàng của đường cũ.

Khách ở đâu thì VN có 100 triệu dân, khách du lịch cũng là 1 yếu tố đáng kể chứ không phải chỉ là phụ. Có hàng chục triệu người đến VN mỗi năm. Cứ lên máy bay là thấy Tây thôi.

Khách là miếng bánh to nhất thì phải chiều khách, phải có ưu thế rõ rệt so với các phương tiện khác.Ông Hà nội vừa rồi định không cho vào ga Hà nội à, thì thay Hà Nội. Quy hát sai thì thay quy hát! Thế là được việc.

Giả sử muốn tiết kiệm 1 ít tiền, thì mấy trăm km đường sắt đô thị là cục đầu tư lỗ nhất không xây dựng nữa là xong. Tuy nhiên cũng chả cần phải thế, làm hết!
Có 3 ý góp cho cụ:

1/ 300 triệu đô là gần 8 ngàn tỉ chứ không phải 3 ngàn tỉ

2/ Theo quy định hiện hành, không được phép khấu hao 75 năm mà chỉ nhiều nhất là 40 năm cụ ợ. Thêm nữa, tính khấu hao thì phải cộng cả lãi ngân hàng. Đầu tư 40 tỉ đô, giả dụ vay 60% vốn (24-25 tỉ đô) thì lãi ngân hàng là cực lớn. Tổng khấu hao những năm đầu phải trên 30 ngàn tỉ/năm. Và như vậy, muốn hy vọng có lãi thì mỗi năm ĐSCT phải có trên 50 triệu lượt khách HN-SG, tức là gấp 15 lần hiện tại. Đây là nhiệm vụ khá nặng, không chắc thực hiện được (Tuyến bay HN-SG hoạt động hết công suất như thế nhưng tổng khách máy bay HN-SG năm 2023 chỉ là 9 triệu lượt).

3/ Thị phần vận tải đường sắt 2023 của ĐSVN hiện tại chỉ là 0,3% (4,6 triệu tấn/1.400 triệu tấn), quá quá thấp. Như Lào kém phát triển và ít dân như vậy mà đường sắt Lào 2023 cũng chuyển được 4,23 triệu tấn hàng nội địa. Trong khi ở các nước có hạ tầng đường sắt "tử tế" thì thị phần vận tải phải là 6-15%. Tóm lại ngay bây giờ hàng đã có thừa, chỉ là cơ sở hạ tầng vận tải đường sắt đang quá tệ mà thôi.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,645
Động cơ
225,933 Mã lực
2/ Theo quy định hiện hành, không được phép khấu hao 75 năm mà chỉ nhiều nhất là 40 năm ...

3/ Thị phần vận tải đường sắt 2023 của ĐSVN hiện tại chỉ là 0,3% (4,6 triệu tấn/1.400 triệu tấn), quá quá thấp. Như Lào kém phát triển và ít dân như vậy mà đường sắt Lào 2023 cũng chuyển được 4,23 triệu tấn hàng nội địa. Trong khi ở các nước có hạ tầng đường sắt "tử tế" thì thị phần vận tải phải là 6-15%. Tóm lại ngay bây giờ hàng đã có thừa, chỉ là cơ sở hạ tầng vận tải đường sắt đang quá tệ mà thôi.
có phải hạch toán kế toán đâu mà có quy định, chỉ để tham khảo thôi. Mấy cái đường bộ cao tốc Bắc Nam chả thấy ai quan tâm khấu hao lãi lỗ.

Các nước khác không có đường trục biển song song với đường sắt như ta và đường sông tỏa nhánh vào tận Hà Nội, Sài Gòn. Vận tải đường sắt cực kỳ quan trọng, nhưng là về mặt giá trị, chứ về số tấn thì không cao được vì hàng nặng sắt thép than dầu.. đi đường biển hết rồi. Nói về làm đường để lưu thông hàng hóa thì A9 là thần rồi. Phương án giải quyết hàng là gì: bước 1 nhường hết đường cũ cho hàng như vậy có thể nâng công suất hàng lên khoảng 10 lần, bước 2 đường cũ nâng cấp lên thành 2 ray 1m4 mới tốc độ cao hơn, như vậy là công suất lên 30 lần. Lại thêm đường mới 350 vẫn có khả năng chở hàng khi cần, phương án làm mọi người ngỡ ngàng nhưng chứng tỏ chở hàng rất được quan tâm. Vừa rồi Tổng công ty đường sắt cũng xác nhận là chỉ cần 1 đường cũ cũng đủ lo vận tải hàng hóa cho những năm tới.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,197
Động cơ
396,449 Mã lực
Vấn đề là hàng ở đâu để chở, chứ có đủ hàng thì xây 10 cái đường chuyên chở hàng cũng được thôi. Khấu hao nếu như đường là 21 tỉ trong 75 năm thì cũng chỉ 300 triệu đô = 3.000 tỉ đồng 1 năm thôi (bảo trì là cái khác nữa). Làm đường mới cho khách đi cũng chính là mở rộng khả năng vận chuyển hàng của đường cũ.

Khách ở đâu thì VN có 100 triệu dân, khách du lịch cũng là 1 yếu tố đáng kể chứ không phải chỉ là phụ. Có hàng chục triệu người đến VN mỗi năm. Cứ lên máy bay là thấy Tây thôi.

Khách là miếng bánh to nhất thì phải chiều khách, phải có ưu thế rõ rệt so với các phương tiện khác.Ông Hà nội vừa rồi định không cho vào ga Hà nội à, thì thay Hà Nội. Quy hát sai thì thay quy hát! Thế là được việc.

Giả sử muốn tiết kiệm 1 ít tiền, thì mấy trăm km đường sắt đô thị là cục đầu tư lỗ nhất không xây dựng nữa là xong. Tuy nhiên cũng chả cần phải thế, làm hết!
Em thì tin chả làm được. Hay 10 năm nữa cũng chả có động tĩnh gì.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,786
Động cơ
769,298 Mã lực
có phải hạch toán kế toán đâu mà có quy định, chỉ để tham khảo thôi. Mấy cái đường bộ cao tốc Bắc Nam chả thấy ai quan tâm khấu hao lãi lỗ.

Các nước khác không có đường trục biển song song với đường sắt như ta và đường sông tỏa nhánh vào tận Hà Nội, Sài Gòn. Vận tải đường sắt cực kỳ quan trọng, nhưng là về mặt giá trị, chứ về số tấn thì không cao được vì hàng nặng sắt thép than dầu.. đi đường biển hết rồi. Nói về làm đường để lưu thông hàng hóa thì A9 là thần rồi. Phương án giải quyết hàng là gì: bước 1 nhường hết đường cũ cho hàng như vậy có thể nâng công suất hàng lên khoảng 10 lần, bước 2 đường cũ nâng cấp lên thành 2 ray 1m4 mới tốc độ cao hơn, như vậy là công suất lên 30 lần. Lại thêm đường mới 350 vẫn có khả năng chở hàng khi cần, phương án làm mọi người ngỡ ngàng nhưng chứng tỏ chở hàng rất được quan tâm. Vừa rồi Tổng công ty đường sắt cũng xác nhận là chỉ cần 1 đường cũ cũng đủ lo vận tải hàng hóa cho những năm tới.
2 bước đầu của cụ vô vọng vì đắt lòi tỷ.
ĐS hiện tại như khúc dồi. Phình 1 đoạn lại thắt 1 đoạn. Đi xuyên tất cả đô thii cũ, cùng cao độ đường đô thị, không có bến bãi hàng hóa chuyên dụng. Tận dụng được 1, phải giải phóng mb, làm mới 10. Hầm hào cũ vứt bỏ hết. Như cái hầm ở Phú Yên bị sạt vừa rồi.
Bọn vẽ ra ý này chắc chắn là bất lương cụ ạ. Nó muốn cụ phá sản sớm đấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,645
Động cơ
225,933 Mã lực
2 bước đầu của cụ vô vọng vì đắt lòi tỷ.
ĐS hiện tại như khúc dồi. Phình 1 đoạn lại thắt 1 đoạn. Đi xuyên tất cả đô thii cũ, cùng cao độ, không cps bến bãi hàng hóa.
Bọn vẽ ra ý này chắc chắn là bất lương cụ ạ. Nó muốn cụ phá sản sớm đấy.
Đó là chuyện khác nữa. Chỉ biết rằng phương án chở hàng hiện nay là vô đối chưa từng đề cập trước đây và cũng chưa ra văn bản đâu. May nhờ có anh Nghị tiết lộ là sẽ nâng cấp lên 1m4.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,786
Động cơ
769,298 Mã lực
Đó là chuyện khác nữa. Chỉ biết rằng phương án chở hàng hiện nay là vô đối chưa từng đề cập trước đây và cũng chưa ra văn bản đâu. May nhờ có anh Nghị tiết lộ là sẽ nâng cấp lên 1m4.
No way. Cảng chở hàng ở đâu? Tốc độ chở hàng như nào? Xung đột giao thông với đường bộ giải quyết ra sao? Cầu hầm cũ vứt hết?
Hợp lý nhất là tận dụng nó làm các chuyến tàu liên tỉnh, tàu du lịch, tàu hàng lẻ, metro hóa nó ở các đô thị. Cải tạo nâng cấp ga, thông tin tín hiệu, gác chắn...vậy thôi.
 

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,141
Động cơ
770,369 Mã lực
Các nước khác không có đường trục biển song song với đường sắt như ta và đường sông tỏa nhánh vào tận Hà Nội, Sài Gòn. Vận tải đường sắt cực kỳ quan trọng, nhưng là về mặt giá trị, chứ về số tấn thì không cao được vì hàng nặng sắt thép than dầu.. đi đường biển hết rồi. Nói về làm đường để lưu thông hàng hóa thì A9 là thần rồi. Phương án giải quyết hàng là gì: bước 1 nhường hết đường cũ cho hàng như vậy có thể nâng công suất hàng lên khoảng 10 lần, bước 2 đường cũ nâng cấp lên thành 2 ray 1m4 mới tốc độ cao hơn, như vậy là công suất lên 30 lần. Lại thêm đường mới 350 vẫn có khả năng chở hàng khi cần, phương án làm mọi người ngỡ ngàng nhưng chứng tỏ chở hàng rất được quan tâm. Vừa rồi Tổng công ty đường sắt cũng xác nhận là chỉ cần 1 đường cũ cũng đủ lo vận tải hàng hóa cho những năm tới.
Vớ vẩn, vận tải đường sắt cũng chỉ như những loại hình khác chẳng có gì mà gọi là quan trọng, nhất là ở VN thì nó lại càng phọt phẹt . ĐS đang vận chuyền hàng từ ga <--> ga trong khi nhu cầu chủ hàng là từ kho <--> kho nên có rẻ được chút nhưng vụ xếp dỡ hàng chờ đợi cũng quá tội nên nhiều chủ hàng chỉ dùng tạm đường sắt nếu đường bộ căng quá hay một vài luồng vận chuyển có chân hàng ngay gần ga thôi. Thế nên cụ có nói không có hàng để ĐS vận chuyển cũng đúng mà có cụ nói đầy hàng chỉ là ĐS không đáp ứng được cũng đúng luôn. Hàng thì nhiều thật nhưng chủ hàng có thuê ĐS đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

sivibi

Xe tăng
Biển số
OF-9458
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
1,373
Động cơ
1,047,193 Mã lực
Vấn đề là hàng ở đâu để chở, chứ có đủ hàng thì xây 10 cái đường chuyên chở hàng cũng được thôi. Khấu hao nếu như đường là 21 tỉ trong 75 năm thì cũng chỉ 300 triệu đô = 3.000 tỉ đồng 1 năm thôi (bảo trì là cái khác nữa). Làm đường mới cho khách đi cũng chính là mở rộng khả năng vận chuyển hàng của đường cũ.

Khách ở đâu thì VN có 100 triệu dân, khách du lịch cũng là 1 yếu tố đáng kể chứ không phải chỉ là phụ. Có hàng chục triệu người đến VN mỗi năm. Cứ lên máy bay là thấy Tây thôi.

Khách là miếng bánh to nhất thì phải chiều khách, phải có ưu thế rõ rệt so với các phương tiện khác.Ông Hà nội vừa rồi định không cho vào ga Hà nội à, thì thay Hà Nội. Quy hát sai thì thay quy hát! Thế là được việc.

Giả sử muốn tiết kiệm 1 ít tiền, thì mấy trăm km đường sắt đô thị là cục đầu tư lỗ nhất không xây dựng nữa là xong. Tuy nhiên cũng chả cần phải thế, làm hết!
Tôi nghĩ hàng không thiếu, cứ giảm 10% số xe container là đủ cho đường sắt khai thác. Đi đường bắc nam thấy xe container nhiều quá, chạy ẩu và phá đường kinh khủng
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,706
Động cơ
851,682 Mã lực
Quan điểm của em là VN nên xây cả hai tuyến 120/160 ưu tiên chở hàng + các tuyến khách chặng ngắn và tuyến 350 chỉ chuyên chở khách + hàng nhẹ. Tất nhiên tiền ở đâu và có đủ không để xây cả hai là một vấn đề.

Chính phủ đã quyết tâm xây 350 em thấy cũng hợp lý, chỉ có điều không rõ bài toán vận tải hàng hóa thì quy hoạch thế nào có vẻ chưa rõ. Có thể chính phủ muốn phát triển đường biển cho hàng hóa trọng lượng lớn thay vì đường sắt, nên sẽ ưu tiên phát triển cảng biển hơn.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,136
Động cơ
136,533 Mã lực
Đường sắt hiện nay đã xuống cấp 1 số hầm, cầu. Ta nên sửa chữa nâng cấp.
Đường mới làm luôn 350km/h.
Sau khi đường mới xong thì quay ra nâng cấp đường cũ lên 1,43m để chuyên chở hàng hóa.
Nói thì nhanh vậy. Nhưng hoàn toàn cả 2 dự án này nhanh cũng phải 20 năm.
Cụ lạc quan quá. Em nghĩ phải 50 năm nếu làm phương án này là nhanh nhất, chưa tính yếu tố kinh tế, hiệu quả.
 

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,141
Động cơ
770,369 Mã lực
Tôi nghĩ hàng không thiếu, cứ giảm 10% số xe container là đủ cho đường sắt khai thác. Đi đường bắc nam thấy xe container nhiều quá, chạy ẩu và phá đường kinh khủng
ĐS sẽ có hàng để chở vì đường bộ sắp hết công suất sắp quá tải cụ nhỉ :)),
Vai trò của vận tải ĐS ở VN bản chất nó là như thế
Khi đường bộ quá tải thì tàu hàng sẽ được phát triển lên để gánh đỡ cho đường bộ,
Xe khách chở không hết khách thì tàu thường gánh hộ
Còn khi hàng không vận hành hết năng lực rồi vẫn quá tải thì bắt đầu làm ĐSCT gánh đỡ cho nó.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,441
Động cơ
477,706 Mã lực
Tuổi
54
ĐS sẽ có hàng để chở vì đường bộ sắp hết công suất sắp quá tải cụ nhỉ :)),
Vai trò của vận tải ĐS ở VN bản chất nó là như thế
Khi đường bộ quá tải thì tàu hàng sẽ được phát triển lên để gánh đỡ cho đường bộ,
Xe khách chở không hết khách thì tàu thường gánh hộ
Còn khi hàng không vận hành hết năng lực rồi vẫn quá tải thì bắt đầu làm ĐSCT gánh đỡ cho nó.
Đúng như cụ nói, có làm ĐS mới để chở hàng mà vẫn chỉ kết nối các Thành phố thì rồi nó cũng èo uột như hiện tại thôi.

Về cơ bản, vận tải đường sắt nó có đời sống riêng, mạng lưới riêng với vận tải hành khách. Nó phải kết nối với các đặc khu kinh tế, KCN, KCX, với cảng biển, với biên giới. Và quan trọng nhất là phải vận chuyển cả ngày lẫn đêm. Vì thế nó cần một hệ thống riêng biệt với tàu chở người.

Cứ thử nghĩ thế này. Nhập khẩu một lô vật liệu ở càng HP, các anh HQ thì làm giờ hành chính, tàu hàng thì chỉ chạy đêm. Ta làm xong thủ tục thông quan thì phải thuê xe cont kéo ra ga HP, chờ xếp hàng lên tàu, rồi đêm hoặc đêm sau mới chạy, chạy vài tiếng thì nghỉ chờ đêm sau chạy tiếp... thì thà thuê xe đầu kéo kéo cont về luôn cho xong, mắc mớ chi phải chuyển phương tiện?

Tàu khổ 1m hiện tại vẫn có thể làm tốt nếu kết nối được với cảng biển, với các KCN, KCX, làm thủ tục XNK tại chỗ, chạy ngày đêm... và chạy hết công suất thì cũng đã tăng kha khá năng lực vận chuyển và giảm chi phí logistics rồi. Chỉ cần ô ĐSVN đầu tư thêm phần kết nối khu kinh tế, cảng biển.... sau đó thu phí duy tu, bảo trì đường sắt, toa xe, phí vận hành, phí quản lý.... rồi còn lại để tư nhân tự điều hành. Đảm bảo NN có lãi mà tư nhân cũng có lãi luôn.

Sau 30 - 40 năm nữa mà có tiền thì tính đến chuyện xây mới tàu hàng sau cũng được.
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,706
Động cơ
851,682 Mã lực
Trên đất liền thì vận tải đường sắt vẫn là tối ưu nhất về năng lực vận tải lẫn chi phí, đường bộ không thể lại được. Vì thế nên không phải đường bộ quá tải mới tính đến làm đường sắt.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,868
Động cơ
412,193 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
có phải hạch toán kế toán đâu mà có quy định, chỉ để tham khảo thôi. Mấy cái đường bộ cao tốc Bắc Nam chả thấy ai quan tâm khấu hao lãi lỗ.

Các nước khác không có đường trục biển song song với đường sắt như ta và đường sông tỏa nhánh vào tận Hà Nội, Sài Gòn. Vận tải đường sắt cực kỳ quan trọng, nhưng là về mặt giá trị, chứ về số tấn thì không cao được vì hàng nặng sắt thép than dầu.. đi đường biển hết rồi. Nói về làm đường để lưu thông hàng hóa thì A9 là thần rồi. Phương án giải quyết hàng là gì: bước 1 nhường hết đường cũ cho hàng như vậy có thể nâng công suất hàng lên khoảng 10 lần, bước 2 đường cũ nâng cấp lên thành 2 ray 1m4 mới tốc độ cao hơn, như vậy là công suất lên 30 lần. Lại thêm đường mới 350 vẫn có khả năng chở hàng khi cần, phương án làm mọi người ngỡ ngàng nhưng chứng tỏ chở hàng rất được quan tâm. Vừa rồi Tổng công ty đường sắt cũng xác nhận là chỉ cần 1 đường cũ cũng đủ lo vận tải hàng hóa cho những năm tới.
Ai bẩu cụ đường bộ cao tốc Bắc Nam không quan tâm khấu hao lãi lỗ?


Muốn thị phần vận tải đường sắt tăng lên thì

1/ Phải có giải pháp và hạ tầng đường sắt phù hợp. Ở VN hiện chưa có cảng container đường sắt kiểu thế này: Xe cont chạy thẳng vào đỗ ngang đoàn tàu, cẩu cont lên xe chạy thẳng.

1719723059286.png


2/ Đường sắt phải có giải pháp vận chuyển door to door đơn giản, nhanh và đủ rẻ cho doanh nghiêp (chứ không phải chỉ có cảng đến cảng), và nhất là phải tích cực tìm/chăm sóc khách hàng.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,868
Động cơ
412,193 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Trên đất liền thì vận tải đường sắt vẫn là tối ưu nhất về năng lực vận tải lẫn chi phí, đường bộ không thể lại được. Vì thế nên không phải đường bộ quá tải mới tính đến làm đường sắt.
Không phải cụ ợ. Đức là tổ sư ngành đường sắt thì năm 2023 thị phần vận tải như sau:

- Đường bộ 76%
- Đường sắt 18 %
- Đường thủy nội địa 6%
- Đường không nội địa: dưới 1%
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,706
Động cơ
851,682 Mã lực
Không phải cụ ợ. Đức là tổ sư ngành đường sắt thì năm 2023 thị phần vận tải như sau:

- Đường bộ 76%
- Đường sắt 18 %
- Đường thủy nội địa 6%
- Đường không nội địa: dưới 1%
Cụ phải nhìn các nước có lãnh thổ lớn như Mỹ, Nga, Úc ấy. Quãng đường Bắc Nam của VN hơn 1500km là đủ dài để đường sắt thể hiện ưu thế vượt trội so với đường bộ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top