Có đầu tư vào hạ tầng đến tốt nhất thế giới (đại khái như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc bây giờ) mà dân dốt, lười, không học hành được để làm chủ công nghệ, mà chủ yếu dựa vào tài nguyên hay tiền vay, thì cũng vẫn là vùng trũng.
Venezuela vào những năm 1950 – 1960 nằm trong vài nước giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người (trong top 5, giàu hơn Pháp), nhưng ngay từ thời đó, tác giả của Papillion, Người tù khổ sai (một người Pháp nhập tịch) đã có đánh giá trong tự truyện của ông là chính phủ bỏ nhiều tiền xây cơ sở hạ tầng, và hạ tầng của nước này hồi đó thuộc loại hàng đầu thế giới, nhưng không bỏ vào giáo dục, dân thì ham chơi hơn là ham làm việc (cũng có thể chính phủ thấy dân lười và kém quá, có đầu tư vào giáo dục cũng vô ích, vì dân không thích học nên tập trung vào hạ tầng).
Và hệ quả đến 2023 thì chắc nhiều cụ cũng thấy rồi. hết tiền thì hạ tầng xuống cấp, dân đói bỏ nước đi hàng loạt vì thấy tuyệt vọng, không có cửa sáng để mà hi vọng. Tài nguyên có thể nhiều, hiện tại vay tiền có thể dễ dàng, nhưng gốc rễ là con người lười biếng, ham chơi hơn là ham làm thì một lúc nào đó, tài nguyên sẽ hết hoặc không còn đáng kể, tiền nợ sẽ phải trả thì lại quay lại máng lợn.
Argentina cũng tương tự. Nước chưa đến 50 triệu dân mà có gần 44,000 km đường sắt, gấp đôi Nhật Bản. Giờ hết tiền không nâng cấp nên tàu chạy đường dài, tuyến chính mà chỉ đi bình quân được khoảng 35 km/h
Muốn thoát khỏi vùng trũng thì quan trọng nhất vẫn là chất lượng con người.