Khung giờ vật lý và khung giờ tâm lý có độ chênh.
1. Khung giờ của doanh nhân bận rộn: Nếu đi 1 chiều từ 3h đến dưới 4h, người ta có thể đi từ HN vào SG, họp hành xong cuối ngày bay ra nếu lịch bận rộn. Cái này vé, thẻ doanh nhân VIP hạng Business class của VNA làm tốt. Doanh nhân không mang đồ đạc lỉnh kỉnh. Bay ra bay vô trong ngày. Không có chuyến tàu siêu tốc nào có thể cạnh tranh. Trừ dăm ông sợ máy bay (1/10.000).
2. Khung giờ của chuyên gia: chuyên gia có lịch đi công tác HN từ SG hay ngược lại, cần nghỉ 1 đêm (vì không phải bay hàng tuần). Tiện thể thăm thú. Đi máy bay giá rẻ như hiện nay (bay buổi chiều cuối giờ làm ngày hôm trước, tối uống rượu với bạn-đồng nghiệp-không biết nữa, ngủ lại KS mai làm việc rồi trưa mai về. 24h. Tàu nào có thể phục vụ? Chỉ có tàu 350km/h. Xuất phát tầm 7h tối, 12h đêm đến nơi. Không kịp quẩy. Lên chuồng, tốn 1 đêm KS mà không có giá trị gì. Hoặc đi chuyến 12h đêm (trời hành). Mai họp hành xong nhậu nhanh rồi ra ga về lúc 17h. 12h đêm đến SG ví dụ thế. Nhưng giá vé lại đắt 2 lần VNA. Công ty nào duyệt? Hay bỏ tiền túi?
3. Cùng lúc đó, có chuyến tàu nhanh 160km/h mà tôi xây dựng, me sẵn. Hành trình 10h. Coi như bỏ 1 đêm trên tàu. 5h sáng đến nơi, đến thẳng phòng họp, xong ra về nhậu đến 8h tối trước ga Hàng Mía. Say nhòe lại vứt lên tàu. Sáng hôm lại đến công ty.
Và chẳng mất tiền khách sạn 1 đêm nào cả. Như VIP luôn.
Đó chính là sự khác biệt của thời gian vật lý (con số) và thời gian tâm lý (thời gian có thể hữu ích vào việc gì).
Thêm nữa, giá vé same same máy bay giá rẻ, tức là bằng 65%-70% giá vé VNA phổ thông (ví dụ thế).
Theo các cụ, kế toán các công ty sẽ duyệt hành trình nào cho nhân viên? Bà vợ sẽ mua vé nào cho cả nhà đi thăm HN-SG?
Nếu cụ đầu tư tuyến DSCT, cụ chọn hành trình nào? Biết rằng doanh số loại nhu cầu thứ 2 và vùng lân cận chiếm 95% doanh số hành khách?