[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,701
Động cơ
229,499 Mã lực
Ơ hài một cái là cái Kết luận 49 này chẳng chỗ nào nói đến "tốc độ cao" là bao nhiêu km/h cả, 350km/h cũng cao mà 250 thậm chí 160 km/h cũng là cao. Và lạ cái nữa là ông nào cũng bảo là xây dựng phương án theo Nghị quyết của BCT, BCT đã quyết rồi theo kểt luận 49, mà thực chất cái kết luận nó ... chẳng kết luận gì !!!
hi hi, KL49 này có mấy việc:
- Hướng Bắc Nam, Đông Tây đường sắt phải là chủ đạo, đáp ứng mục tiêu đến năm 2045 nước ta là nước phát triển có thu nhập cao . Tức xây cái gì miễn là năm 2045 đại đa số nhân dân đi đường sắt là được!
- Thứ hai phải tự chủ xây dựng, bảo trì, phát triển công nghiệp đường sắt.
- Dĩ nhiên là sẽ còn băn khoăn việc chở hàng, thì đã có nguồn về 1 hay 2 đường 160 km/h chở khách/hàng. Tổng công suất của 2 đường 350 km/h + 1 đường 160 km/h lớn hơn 2 đường hỗn hợp 225 km/h nhiều, xứng đáng là chủ đạo!
- Ba là metro đô thị cũng theo chỉ đạo nội địa hóa này.

Ngoài ra KL49 cũng coi như là câu trả lời từ chối cho p.á 225 km/h của Tây đã trình lên. 2 bộ trình phương án 225, ông BCT chỉ đạo là phải làm theo KL49.
 
Chỉnh sửa cuối:

nickthu2

Xe buýt
Biển số
OF-821624
Ngày cấp bằng
27/10/22
Số km
878
Động cơ
68,412 Mã lực
Tuổi
35
Các tuyến Metro kỳ vọng ODA cũng hết cửa rồi nhé. Chắc 3 tuyến hiện tại là các tuyến Metro full vốn ODA cuối cùng. Từ giờ là chuyển sang PPP. KL 49 này là về giao thông đường sắt nói chung, ko phải chỉ riêng ĐSCT Bắc nam.

3. Ưu tiên bố trí nguồn lực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi hằng năm, khai thác hiệu quả nguồn lực từ quỹ đất, nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển giao thông vận tải đường sắt; đa dạng hoá nguồn vốn, các hình thức, phương thức đầu tư các dự án đường sắt, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (hợp đồng BT, BOT, BTO, TOD...). Nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách về nhượng quyền khai thác một phần kết cấu hạ tầng đường sắt để thu hồi vốn các công trình được đầu tư từ vốn vay, kể cả vốn ODA và vốn trái phiếu chính phủ. Chú trọng công tác quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp gắn kết với các tuyến, khu ga đường sắt để tạo ra không gian phát triển mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy hiệu quả trong huy động vốn, khai thác, vận tải đường sắt. Củng cố, nâng cao năng lực doanh nghiệp vận tải đường sắt, gắn với đẩy mạnh xã hội hoá, cổ phần hoá, thoái vốn trong kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt; thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phương tiện, các công trình hỗ trợ cho hoạt động vận tải đường sắt.
Cái này thật đáng mừng.
P/A tốc độ thì chắc chắn là sang năm, thậm chí 2025 mới có.
Mà p/a nào thì cháu tin là các cụ nhà ta ko dám hoang phí đâu.
Nhà bao việc :D
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,701
Động cơ
229,499 Mã lực

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
725
Động cơ
45,530 Mã lực
Tuổi
34
5 lý do chọn đường sắt tốc độ cao

Số liệu của bộ GTVT thế này có ảo không:
"Việt Nam là quốc gia có tiềm năng thế mạnh về phát triển du lịch. Với mục tiêu đến năm 2030 tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 130 - 135 tỷ USD, hệ thống giao thông thuận tiện, an toàn, tiện nghi, thời gian đi lại ngắn là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển du lịch.

Đầu tư đường sắt tốc độ cao là tối ưu và hiệu quả nhất."
Bộ GTVT chọn lý do này để lái kịch bản 350km/h thì quá bất ổn.
Và còn cái này nữa:
"Hành lang Bắc - Nam là hành lang có nhu cầu vận tải lớn nhất về hàng hóa và hành khách. Đường sắt có ưu thế ở cự ly trung bình và dài cho một số chủng loại hàng hóa nhưng khối lượng không lớn. Để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách còn thiếu hụt, phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao là tối ưu và hiệu quả nhất."
Chỗ in đậm là kết luận kiểu gì? Khi so sánh vận tải đường dài (cụ ly trung bình khoảng dưới 2000km) thì có loại hình nào đấu lại với đường sắt về hiệu quả? Bộ giao thông viết ý dìm hàng lộ liễu bất chấp thế?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,701
Động cơ
229,499 Mã lực
..
Và còn cái này nữa:
"Hành lang Bắc - Nam là hành lang có nhu cầu vận tải lớn nhất về hàng hóa và hành khách. Đường sắt có ưu thế ở cự ly trung bình và dài cho một số chủng loại hàng hóa nhưng khối lượng không lớn. Để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách còn thiếu hụt, phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao là tối ưu và hiệu quả nhất."
Chỗ in đậm là kết luận kiểu gì? Khi so sánh vận tải đường dài (cụ ly trung bình khoảng dưới 2000km) thì có loại hình nào đấu lại với đường sắt về hiệu quả? Bộ giao thông viết ý dìm hàng lộ liễu bất chấp thế?
Tại vì ông BGT cứ cứ úp úp mở mở, không chịu nói thẳng ra là 2 đường 350 km/h + 1 đường 160 km/h.

Chắc ý nói là lượng hàng tính theo ký không nhiều so với tổng công suất, nên phải chú trọng khách, cứ mỗi khách bằng cước vận chuyển 1-2 tấn hàng!
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,140
Động cơ
314,027 Mã lực
Đúng rồi cụ, ngồi tàu chỉ nên dưới 5-6h thôi. Lâu hơn nữa là hết gọi yếu tố tiện nghi của tàu rồi, vì cũng mỏi lắm.
Ngồi máy bay còn chịu đc nữa là ngồi tàu.
Gì chứ tuyến SG-HN mà chạy cỡ 10h, vẫn nhiều người chọn.
 

L0SEDOW

Xe tải
Biển số
OF-379346
Ngày cấp bằng
25/8/15
Số km
425
Động cơ
167,586 Mã lực
Tuổi
43
Tại vì ông BGT cứ cứ úp úp mở mở, không chịu nói thẳng ra là 2 đường 350 km/h + 1 đường 160 km/h.

Chắc ý nói là lượng hàng tính theo ký không nhiều so với tổng công suất, nên phải chú trọng khách, cứ mỗi khách bằng cước vận chuyển 1-2 tấn hàng!
Cụ sêu bên nào đấy ạ? Em thấy cụ quá cực đoan, nằng nặc bảo vệ ý kiến của cụ, mặc dù nó rất chi là ảo. Ví dụ đường tàu cao tốc của TQ, nó tự làm tự ăn, tự sản xuất tự quản lý tự vận hành, mà cụ cứ mang giá vé ra so sánh với giá vé tại VN. Trong khi VN thì vay&mua&thuê từ đầu đến cuối, giá gấp ít nhất 3 lần giá bên TQ.
Hoặc, cụ có cơ sở xác định tàu sẽ chuyển giao công nghệ cho ta (thì tàu ăn cám à, có cl).
Hoặc, cụ đưa căn cứ xác định là giá xây dựng, khai thác, vận hành bên ta bằng bên tàu.
Hoặc, là cụ đừng nói gì nữa ạ.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,701
Động cơ
229,499 Mã lực
Trong khi VN thì vay&mua&thuê từ đầu đến cuối, giá gấp ít nhất 3 lần giá bên TQ.
Kỳ lạ là bỏ tiền ra mua cái máy bay ngốn xăng như nước, phi công cũng nhập ngoại, 1 cái sân bay thì bằng 1/2 giá xây dựng cả đường sắt Bắc Nam thì không thấy ai nói gì, mua tàu thay thế rẻ hơn nhiều đã kêu!

Chi phí khác có gấp 3 lần TQ nhưng chấp nhận trả lương thấp hơn, ăn lãi thấp hơn nó thì giá vé tương đương thôi.

Giá vé là dựa vào ông tư vấn thẩm tra rồi đấy, chịu khó xem ổng đưa giá vé bao nhiêu.

Quan trọng là thực hiện theo nghị quyết, đường sắt làm chủ đạo, chứ không giống như xưa nói 1 đằng làm 1 nẻo nữa! :D
 
Chỉnh sửa cuối:

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,290 Mã lực
giá vé này là quá đắt, cỡ 142km đi bằng oto riêng thích hơn
Chắc cụ không biết tuyến đường bộ Jakarta - Bandung siêu tắc, đi 142km cỡ 2.5 ~ 3 tiếng đồng hồ so với tàu cao tốc cỡ 40 phút. Hệ thống giao thông công cộng kết nối ở 2 đầu ga thành phố cũng khá hoàn chỉnh. Hiện tuyến đang khai thác trung bình 7k khách/ ngày, với công suất khoảng 90%. Đi bằng xe cá nhân là khổ thằng người hơn đấy, cái này em đã trải nghiệm.
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,872
Động cơ
460,700 Mã lực

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,903
Động cơ
420,179 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Kỳ lạ là bỏ tiền ra mua cái máy bay ngốn xăng như nước, phi công cũng nhập ngoại, 1 cái sân bay thì bằng 1/2 giá xây dựng cả đường sắt Bắc Nam thì không thấy ai nói gì, mua tàu thay thế rẻ hơn nhiều đã kêu!

Chi phí khác có gấp 3 lần TQ nhưng chấp nhận trả lương thấp hơn, ăn lãi thấp hơn nó thì giá vé tương đương thôi.

Giá vé là dựa vào ông tư vấn thẩm tra rồi đấy, chịu khó xem ổng đưa giá vé bao nhiêu.

Quan trọng là thực hiện theo nghị quyết, đường sắt làm chủ đạo, chứ không giống như xưa nói 1 đằng làm 1 nẻo nữa! :D
Cụ sêu bên nào đấy ạ? Em thấy cụ quá cực đoan, nằng nặc bảo vệ ý kiến của cụ, mặc dù nó rất chi là ảo. Ví dụ đường tàu cao tốc của TQ, nó tự làm tự ăn, tự sản xuất tự quản lý tự vận hành, mà cụ cứ mang giá vé ra so sánh với giá vé tại VN. Trong khi VN thì vay&mua&thuê từ đầu đến cuối, giá gấp ít nhất 3 lần giá bên TQ.
Hoặc, cụ có cơ sở xác định tàu sẽ chuyển giao công nghệ cho ta (thì tàu ăn cám à, có cl).
Hoặc, cụ đưa căn cứ xác định là giá xây dựng, khai thác, vận hành bên ta bằng bên tàu.
Hoặc, là cụ đừng nói gì nữa ạ.
Cụ .BoMy để ý nhé:

- Giá vé cụ nói là "Dựa vào Tư vấn thẩm tra" (1,95 triệu) là giá vé cho Phương án 225/150 (hỗn hợp khách-hàng), với thành tố quan trọng là doanh thu chở hàng (6,2 tỉ) chiếm đến gần 60% tổng doanh thu (11,1 tỉ). Nếu 350km/h tức là không có doanh thu chở hàng, thì giá vé chắc chắn phải lên ít nhất gấp đôi hoặc lượng khách phải ít nhất gấp đôi (không khả thi) mới đảm bảo phương án tài chính.

- Nhiều cụ cứ dựa vào các số liệu tuyến 350km/h Bắc kinh-Thượng hải để suy ra ĐSCT 350km/h Hà nội-Sài gòn cũng sẽ như thế. Tôi đã nói trong thớt này nhiều lần là không thể tham chiếu kiểu đó được.

- Có cụ vừa đưa thông tin ở dưới là tuyến 350km/h Jakarta-Bandung mỗi ngày đang chở khoảng 7 ngàn khách, tức là chỉ có 8 chuyến tàu. Bỏ hơn 7 tỉ đô để chở 7 ngàn khách/ngày, tất nhiên còn quá sớm để đánh giá nhưng tình hình chắc chắn không lạc quan.
(Các cụ chú ý là để có giá vé 1.95 triệu cho tuyến HN-SG thì Báo cáo thẩm tra đã giả định 1 ngày có 250 chuyến tàu nhé!)
 
Chỉnh sửa cuối:

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,293
Động cơ
400,154 Mã lực
Tuổi
44
Cụ .BoMy để ý nhé:

- Giá vé cụ nói là "Dựa vào Tư vấn thẩm tra" (1,95 triệu) là giá vé cho Phương án 225/150 (hỗn hợp khách-hàng), với thành tố quan trọng là doanh thu chở hàng (6,2 tỉ) chiếm đến gần 60% tổng doanh thu (11,1 tỉ). Nếu 350km/h tức là không có doanh thu chở hàng, thì giá vé chắc chắn phải lên ít nhất gấp đôi hoặc lượng khách phải ít nhất gấp đôi (không khả thi) mới đảm bảo phương án tài chính.

- Nhiều cụ cứ dựa vào các thông số cửa tuyến 350km/h Bắc kinh-Thượng hải để suy ra ĐSCT 350km/h Hà nội-Sài gòn cũng sẽ như vậy. Tôi đã nói trong thớt này nhiều lần là không thể tham chiếu như vậy được.

- Có cụ vừa đưa thông tin ở dưới là tuyến 350km/h Jakarta-Bandung mỗi ngày đang chở khoảng 7 ngàn khách, tức là chỉ có 8 chuyến tàu. Bỏ hơn 7 tỉ đô để chở 7 ngàn khách/ngày, tất nhiên còn quá sớm để đánh giá nhưng tình hình chắc chắn không lạc quan.
(Các cụ chú ý là để có giá vé 1.95 triệu cho tuyến HN-SG thì Báo cáo thẩm tra đã giả định 1 ngày có 250 chuyến tàu nhé!)
Tôi thấy cụ ấy (.Bo My) tham gia topic này lâu rồi mà gần đây cứ nằng nặc lấy cái lý do doanh thu mỗi hành khách cao hơn chở hàng để lý luận xây đường sắt cho riêng hành khách là khiên cưỡng rồi. Đơn giá hành khách cao nhiều lý do từ việc chi phí vận hành tới việc khối lượng vận chuyển hành khách chắc chắn ko đều và lớn như hàng hóa được. Chưa kể hàng hóa là góp phần phát triển kinh tế ở dọc tuyến đường để tăng sản xuất và tăng xuất khẩu, tạo công ăn việc làm. Cứ ngồi kỳ vọng du lịch biển thì đến mùa Thu Đông chắc treo mõm hết. Người nước ngoài họ đi du lịch biển miền Trung thì bay chứ đi tàu sao được.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,701
Động cơ
229,499 Mã lực
Cụ .BoMy để ý nhé:

- Giá vé cụ nói là "Dựa vào Tư vấn thẩm tra" (1,95 triệu) là giá vé cho Phương án 225/150 (hỗn hợp khách-hàng), với thành tố quan trọng là doanh thu chở hàng (6,2 tỉ) chiếm đến gần 60% tổng doanh thu (11,1 tỉ). Nếu 350km/h tức là không có doanh thu chở hàng, thì giá vé chắc chắn phải lên ít nhất gấp đôi hoặc lượng khách phải ít nhất gấp đôi (không khả thi) mới đảm bảo phương án tài chính.

- Nhiều cụ cứ dựa vào các thông số cửa tuyến 350km/h Bắc kinh-Thượng hải để suy ra ĐSCT 350km/h Hà nội-Sài gòn cũng sẽ như vậy. Tôi đã nói trong thớt này nhiều lần là không thể tham chiếu như vậy được.
Giá vé 1tr95 là do mấy ông Shinkasen đưa ra, tư vấn thẩm tra đưa ra giá 1tr4 thôi (925 đ/km), cho tàu 225 km/h giá thành Tây. Cứ cộng vào vài trăm cho tàu 350 km/h nội địa hóa.

Không dùng Bắc Kinh-TH thì dùng chuyến khác của TQ vậy, mà tốt nhất là đưa cơ cấu chi phí ra.


 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,701
Động cơ
229,499 Mã lực
Đơn giá hành khách cao nhiều lý do từ việc chi phí vận hành tới việc khối lượng vận chuyển hành khách chắc chắn ko đều và lớn như hàng hóa được.
Tư vấn thẩm tra dự đoán nếu đủ tàu ngon thì khách là 163 triệu hành khách, 63 triệu tấn hàng hóa (quy toàn tuyến?) Doanh thu mỗi hành khách bằng doanh thu 1-2 tấn hàng.

Lý do phải dùng đường đôi, đường ba là vì ông hành khách chỉ thích đi nhanh và đi ban ngày là chính thôi. Chứ nếu chỉ có hàng thì 1 đường là đủ, chi chít đoàn tàu hàng cách nhau chỉ 3 phút 1 chuyến ngày đêm!

Như đã nói không có phương án nào bỏ hàng hóa ra cả, chỉ là chở bằng tàu gì thôi. Cụ có phương án nào thay thế để bảo đảm dân ta tiêu chuẩn sang giàu 2045 chọn đi đường sắt làm chủ đạo thì cứ nêu ra.
 

o0akay0o

Xe buýt
Biển số
OF-95064
Ngày cấp bằng
12/5/11
Số km
688
Động cơ
780,783 Mã lực
Em vẫn quả quyết là chở gì thì chở nhưng phải kết nối với Đường sắt TQ.
Về hàng hóa sẽ sẽ thúc đẩy và làm giảm cước vận chuyển xuống thấp.
Về hành khách sẽ thu hút được 1 lượng lớn khách du lịch TQ sang các bãi biển VN.
 

Kimquy

Xe tải
Biển số
OF-205786
Ngày cấp bằng
12/8/13
Số km
283
Động cơ
320,854 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
ĐS cao tốc là việc sớm muộn cũng phải làm và chỉ làm 1 lần thôi nên phải tính cho 50-100 năm sau.
E ủng hộ P/a sử dụng tuyến ĐS cũ để chuyên cho hàng hóa, đi kèm với nó là hạ tầng kho bãi cầu trục v.v... Tuyến cao tốc chỉ chở người thôi (>300km/h). Khi đó ta có thể lên tầu buổi tối ở SG và sáng đã có mặt để họp hành ở HN, nếu đi từ TH hoặc NA ra HN hết 1 tiếng (và cứ 30' có 1 chuyến) thì đâu cần phải mua nhà ở HN nữa!
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,320
Động cơ
269,177 Mã lực
ĐS cao tốc là việc sớm muộn cũng phải làm và chỉ làm 1 lần thôi nên phải tính cho 50-100 năm sau.
E ủng hộ P/a sử dụng tuyến ĐS cũ để chuyên cho hàng hóa, đi kèm với nó là hạ tầng kho bãi cầu trục v.v... Tuyến cao tốc chỉ chở người thôi (>300km/h). Khi đó ta có thể lên tầu buổi tối ở SG và sáng đã có mặt để họp hành ở HN, nếu đi từ TH hoặc NA ra HN hết 1 tiếng (và cứ 30' có 1 chuyến) thì đâu cần phải mua nhà ở HN nữa!
Với thu nhập trung bình thấp hiện tại đi thế tiền vé quá tiền lương đấy cụ :))
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
ĐS cao tốc là việc sớm muộn cũng phải làm và chỉ làm 1 lần thôi nên phải tính cho 50-100 năm sau.
E ủng hộ P/a sử dụng tuyến ĐS cũ để chuyên cho hàng hóa, đi kèm với nó là hạ tầng kho bãi cầu trục v.v... Tuyến cao tốc chỉ chở người thôi (>300km/h). Khi đó ta có thể lên tầu buổi tối ở SG và sáng đã có mặt để họp hành ở HN, nếu đi từ TH hoặc NA ra HN hết 1 tiếng (và cứ 30' có 1 chuyến) thì đâu cần phải mua nhà ở HN nữa!
Chuyện đường sắt phát triển làm con người không cần sống ở trung tâm nữa chỉ là ảo tưởng. Seoul, Tokyo, Thượng Hải, Paris đều có hệ thống đường sắt đô thị và cao tốc cực tốt, nhưng có vẻ chỉ làm con người ngày càng đổ xô đến sống ở các thành phố này hơn là ngược lại. Seoul (tính cả các thành phố ngoại vi cách tầm 20 km như Incheon, Ansan…) giờ chiếm hơn 1 nửa dân Hàn Quốc và dân ở tỉnh lẻ vẫn tiếp tục đổ vể Seoul chứ không hề giãn ra. Tokyo cũng vậy. Mà đó là ở các nước giàu và phát triển, mức sống cao.

Ngày xưa em ở Anh cũng thấy có người hàng ngày đi tàu 50 – 60 km đi làm, nhưng đó là trường hợp hãn hữu.
 

Kimquy

Xe tải
Biển số
OF-205786
Ngày cấp bằng
12/8/13
Số km
283
Động cơ
320,854 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chuyện đường sắt phát triển làm con người không cần sống ở trung tâm nữa chỉ là ảo tưởng. Seoul, Tokyo, Thượng Hải, Paris đều có hệ thống đường sắt đô thị và cao tốc cực tốt, nhưng có vẻ chỉ làm con người ngày càng đổ xô đến sống ở các thành phố này hơn là ngược lại. Seoul (tính cả các thành phố ngoại vi cách tầm 20 km như Incheon, Ansan…) giờ chiếm hơn 1 nửa dân Hàn Quốc và dân ở tỉnh lẻ vẫn tiếp tục đổ vể Seoul chứ không hề giãn ra. Tokyo cũng vậy. Mà đó là ở các nước giàu và phát triển, mức sống cao.

Ngày xưa em ở Anh cũng thấy có người hàng ngày đi tàu 50 – 60 km đi làm, nhưng đó là trường hợp hãn hữu.
À vâng, e cũng ko nghĩ các cụ TH, NA sẽ hàng ngày đi làm HN; mà là khi họ có thể đi HN trong vòng 1 tiếng thì các doanh nghiệp sẽ chuyển về TH và NA để giảm chi phí.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top