[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,080
Động cơ
313,296 Mã lực
Em không rõ lắm, cụ đọc thêm thì dự án này là BOT nhà nước chỉ bỏ 10% phí giải phóng mặt bằng còn tư nhân (Bạch Đằng) lo 90% còn lại. Nghe cũng có vẻ OK đấy.
Nhưng vấn đề là dự án đề xuất sd công nghệ đầu máy diesel, chẳng biết có phải lại đi xin hay mua thanh lý từ dự án của nc ngoài thải ra ko?
Nên dự án này nghi ngờ lắm. Thời buổi yêu cầu sx hướng đến công nghệ xanh, ít phát thải: từ nhà máy điện, đến ô tô điện,.... mà còn đi đề xuất cái công nghệ cả thế giới đang có lộ trình để loại bỏ.
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,080
Động cơ
313,296 Mã lực
Đấy là việc tư nhân tự lo, tuyến này đằng nào cũng đang bỏ hoang mà.

Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam mà cũng có tư nhân bao 90% vốn thế này thì em vote luôn.
Những dự án hạ tầng có suất đầu tư lớn, khả năng sinh lời thấp, thì chỉ NN bỏ tiền làm thôi, tư nhân nào làm? Trên thế giới cũng vậy. NN thu thuế và cân đối giữa các lvuc để thực hiện, mục đích là đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đc thuận lợi, nhưng tránh triệt tiêu sự phát triển của loại hình vẫn tải khác.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,266
Động cơ
504,527 Mã lực
Con này ở Thụy Sĩ khổ 1m, chạy điện và có từ thế kỷ 19, tức là hơn 120 năm trước. Chả hiểu sao bây giờ tuyến mới tinh mà vẫn còn đề xuất chạy diesel được.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,430
Động cơ
221,670 Mã lực
Ít chạy thì dùng diesel chứ sao. Dùng điện lại phải thêm chi phí mắc dây.
 

koala2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-773145
Ngày cấp bằng
3/4/21
Số km
1,490
Động cơ
55,070 Mã lực
Tuổi
44
Ít chạy thì dùng diesel chứ sao. Dùng điện lại phải thêm chi phí mắc dây.
Tại sao lại ít chạy nhỉ. Nếu xây thì sẽ phải chạy nhiều chứ, an toàn và nhanh hơn ô tô, và chở hàng thì ko gì nhanh và tiết kiệm hơn đường sắt cả.
 

Nletgo

Xe buýt
Biển số
OF-342245
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
855
Động cơ
330,069 Mã lực
Rảnh rỗi e thử phân tích xem VN có nên phát triển ĐSCT như Shinkansen của Nhật, TGV của Pháp hay TQ ko?

E thì mới nghĩ được những ưu nhược điểm sau:

- Địa hình: Không như phần lớn các nước khác có địa hình rộng (vuông, tròn,...), VN có địa hình hẹp trải dài từ Bắc tới Nam, vì vậy thay vì phải làm nhiều trục ĐSCT kết nối các cực khác nhau của quốc gia (Bắc - Nam, Đông - Tây,...) + hệ thống ring road để kết nối các tuyến, Việt Nam chỉ cần 1 trục Bắc - Nam là đã bao phủ toàn bộ mạng lưới ĐSCT cho cả nước. Như vậy, để bao phủ mạng lưới ĐSCT cho cả nước, mạng lưới cần đầu tư của VN sẽ ít hơn rất nhiều so với các nước, đồng thời sự cô đặc của thị trường (hành khách) cũng sẽ lớn hơn rất nhiều.

- Thời gian di chuyển:

+ Với giả định ĐSCT tốc độ 300km/h tổng thời gian từ trung tâm Tp. HCM tới trung tâm Hà Nội là khoảng 7,5 - 8 tiếng (tất cả các ga chính của đường sắt đều nằm trong trung tâm thành phố và có kết nối với các hệ thống GTCC khác).

+ Máy bay từ HN-HCM tổng thời gian sẽ như sau (từ lúc khởi hành từ trung tâm Tp): 2 tiếng lên check in + 2,5 tiếng bay + 2 tiếng check out về tới nhà = 6,5 tiếng, tất cả các sân bay đều xa trung tâm Tp. Đối với các chặng ngắn hơn thì thời gian cũng ko thay đổi nhiều do thời gian check in - out ko thay đổi.

Như vậy, xét về thời gian và độ tiện lợi thì ĐSCT gần bằng MB chặng dài và vượt trội MB ở các chặng trung bình. Bên cạnh đó, đi ĐSCT thì nỗi sợ về độ cao, thủ tục check in, ký gửi hành lý, tăng bo qua các loại phương tiện sẽ ít rườm rà hơn nhiều so với đi MB. Thực tế tại Nhật nếu cùng 1 khoảng thời gian di chuyển, hoặc thời gian di chuyển của ĐSCT có dài hơn chút so thì người dân vẫn ưu tiên chọn Shinkansen hơn là MB vì sự an toàn, thuận tiện và khả năng kết nối các PTCC khác tại Ga.

- Hiệu quả đầu tư: Chi phí đầu tư ĐSCT là rất lớn (tầm 58 tỷ USD theo nghiên cứu của Nhật), nói chung là rất lớn... cái này chỉ chuyên gia mới phân tích được. Nhưng shinkansen của Nhật, hay ĐSCT của TQ nối các Tp lớn của TQ nhìn chung là hiệu quả. Với Việt Nam nếu chỉ tính hiệu quả tài chính chắc hơi khó, xét về hiệu quả kinh tế thì đương nhiên là rất nhiều lợi ích. Nếu phân kỳ đầu tư thì khi quy mô kinh tế tăng lên, khả năng VN vẫn có thể thu xếp được nguồn vốn đầu tư ĐSCT Bắc - Nam, đồng thời khi làm ĐSCT BN thì tỷ trọng đầu tư của đường bộ, hàng không khi đó sẽ giảm đi.

Tại Nhật sau khi tuyến Shinkansen hoàn thành, các trung tâm đô thị cách Tokyo 01 tiếng đã có sự phát triển vượt bậc, dự kiến tại Việt Nam khi ĐSCT đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy sự phát triển và kết nối các trung tâm đô thị như Vinh, Quảng Ninh, Thanh Hóa,... với Hà Nội và Nha Trang, Phan Thiết, Cần Thơ,... với Sài Gòn.

- Các tác động khác: Giảm ô nhiễm môi trường khi lượng xe lưu thông trên quốc lộ Nam - Bắc, máy bay; giảm tai nạn, xóa khoảng cách địa lý giữa các vùng miền và cái bất lợi của 1 nước có địa hình kéo dài như VN, di chuyển lao động sẽ linh hoạt hơn rất nhiều (như bên Nhật, nhờ hệ thống đường sắt phát triển rất nhiều người chọn ở Tp khác nhưng lại đi làm ở Tokyo và Kyoto...)
....
- Tại sao nên làm ĐSCT như Shinkansen, TGV, hay bên TQ,.. thay vì đường sắt tốc độ nhanh (200km/h): Để cạnh tranh được với đường bộ và HK, ĐSCT phải đảm bảo sự vượt trội. Với tốc độ tầm 300km/h dự kiến sẽ 6 tiếng cho HN-SG. Còn nếu dưới 200km/h (thực chất sẽ chạy tầm 150-170km/h) thì ít nhất phải mất 10 tiếng, tốc độ này gọi là cao nhưng nếu hoàn thành mạng lưới đường bộ cao tốc thì cũng sẽ ko hơn chạy đường bộ là mấy, trong khi đường bộ sẽ linh hoạt hơn; còn càng ko cạnh tranh được HK với chặng đường HN-SG, trong khi đây là chặng đông khách nhất.

Do vậy nếu làm đường sắt tốc độ dưới 200km/h để tiết kiệm sẽ là giải pháp nửa vời, làm xong mà ko cạnh tranh được ô tô, máy bay thì lúc đó khách sẽ lèo tòe, phương án tài chính càng bị phá vỡ, tưởng rẻ nhưng ko hề rẻ và hiệu quả.

- Một số quan điểm cho rằng kết hợp ĐS vận chuyển người và hàng hóa với tốc độ dưới 200km/h: Trên thực tế hàng hóa không có áp lực về thời gian, cần vận chuyển nhanh có thể dùng máy bay, trung bình thì ô tô, tiết kiệm hơn nữa và khối lượng lớn có thể tận dụng hệ thống đường biển trải dài dọc đất nước của VN. Những nước phải dựa nhiều vào vận chuyển đường sắt là do địa hình nội địa rộng lớn, chứ các vùng bờ biển như VN thì đường biển nếu kết hợp với vận chuyển đa phương thức (biển - bộ - đường sắt Bắc - Nam hiện có) vẫn là phương thức có lợi thế.

Để hoàn thành mạng lưới SKS cho hơn 2000 km Nhật mất 53 năm, do vậy nếu VN ko làm từ bây giờ thì sẽ không rõ ngày nào sẽ có mạng lưới ĐSCT. Hơn thế, trong khi thế giới đang tiến lên mạng lưới Hyperloop với tốc độ 1000km/h, nếu VN bám vào hệ thống dưới 200km/h thì rất có thể khi hoàn thành đã trở nên lạc hậu

IMG_1897.PNG
Vé tàu shinkansen tokyo to kyoto là 2.4tr cho 450km và mất 2h
Nếu đi HCM HN cứ x3-4 lần tức 7-10tr và thời gian di chuyển là 6-8 tiếng
Mấy ai chọn nhỉ?

 

koala2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-773145
Ngày cấp bằng
3/4/21
Số km
1,490
Động cơ
55,070 Mã lực
Tuổi
44
Vé tàu shinkansen tokyo to kyoto là 2.4tr cho 450km và mất 2h
Nếu đi HCM HN cứ x3-4 lần tức 7-10tr và thời gian di chuyển là 6-8 tiếng
Mấy ai chọn nhỉ?

Làm gì có giá x3 x4 của Shinkansen. Giá dự tính đâu luanh quanh 1-1.5 triệu.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,425
Động cơ
-23,054 Mã lực
Tuổi
54
Vé tàu shinkansen tokyo to kyoto là 2.4tr cho 450km và mất 2h
Nếu đi HCM HN cứ x3-4 lần tức 7-10tr và thời gian di chuyển là 6-8 tiếng
Mấy ai chọn nhỉ?

Cụ so sánh thế này thì chết ;))

Vé xe buýt tuyến này giá từ 1tr đến 1.4tr, bằng 1/2 giá vé Shinkansen. Nếu tính như cụ thì về VN x3, x4 lần như Shin thì là bao nhiêu cho tuyến HN - HCM?

Và cụ tính như thế thì Nhật nó sẽ không thể đầu tư ra các nước khác có thu nhập thấp hơn được rồi, phải ko?

Giá vé nó cấu thành từ nhiều thứ, mà đa phần là quản lý - vận hành - bảo trì - nâng cấp... chứ đâu phải chỉ có mỗi đầu tư.
 

Soigia

Xe tăng
Biển số
OF-144493
Ngày cấp bằng
4/6/12
Số km
1,487
Động cơ
376,409 Mã lực
Giờ còn bám vào shinkansen nữa làm gì hả mấy cụ
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,672
Động cơ
562,737 Mã lực
Vé tàu shinkansen tokyo to kyoto là 2.4tr cho 450km và mất 2h
Nếu đi HCM HN cứ x3-4 lần tức 7-10tr và thời gian di chuyển là 6-8 tiếng
Mấy ai chọn nhỉ?

giá ở VN phải khác Nhật chứ, như vé xe bus hay metro ở Nhật giá cao gấp nhiều nhiều lần vé bus, tàu Cát Linh ở VN. Sao đơn giản nhân lên như vậy được?
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,080
Động cơ
313,296 Mã lực
Con này ở Thụy Sĩ khổ 1m, chạy điện và có từ thế kỷ 19, tức là hơn 120 năm trước. Chả hiểu sao bây giờ tuyến mới tinh mà vẫn còn đề xuất chạy diesel được.
Đề xuất chạy tàu diesel, chủ yếu lại đi mua hàng thải loại của nc ngoài về lắp ghép, rồi tính chi phí lớn để thu tiền vé thôi, chứ làm gì tới 28 ngàn tỷ cho chưa đến 100km.
 

Nletgo

Xe buýt
Biển số
OF-342245
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
855
Động cơ
330,069 Mã lực
Cụ so sánh thế này thì chết ;))

Vé xe buýt tuyến này giá từ 1tr đến 1.4tr, bằng 1/2 giá vé Shinkansen. Nếu tính như cụ thì về VN x3, x4 lần như Shin thì là bao nhiêu cho tuyến HN - HCM?

Và cụ tính như thế thì Nhật nó sẽ không thể đầu tư ra các nước khác có thu nhập thấp hơn được rồi, phải ko?

Giá vé nó cấu thành từ nhiều thứ, mà đa phần là quản lý - vận hành - bảo trì - nâng cấp... chứ đâu phải chỉ có mỗi đầu tư.
giá ở VN phải khác Nhật chứ, như vé xe bus hay metro ở Nhật giá cao gấp nhiều nhiều lần vé bus, tàu Cát Linh ở VN. Sao đơn giản nhân lên như vậy được?
Bus tuyến này 500k nhé cụ (bus hnoi sapa cũng 300-400 chứ chả rẻ hơn mấy)
Nhưng chất lượng nó hơn vn bn?
Mà vd tàu 300km bên Nhật 1 chuyến 1000 chỗ nó kín 800 chỗ và vn 1000 chỗ kín 100 chỗ
Cụ nghĩ chi phí phân bổ vn rẻ hơn ở nhân công 1 tý cũng chả ăn thua/ bù đắp dc đâu
Đầu tư độ 60 tỷ đô, cứ tính khấu hao ra thì cũng lỗ lòi kèn
(Cụ so sánh bus và train rất khác nhau nhé vì bus chi phí nhân viên chiếm tỷ lệ cao hơn so với train)
1 bus 1 tỷ chi phí nvien 2 ông lxe là 3% 1 tháng
1 train thì cp nvien / cp ts cố định nó sẽ giảm đi nhiều, lúc đó cphi cố định là chủ yếu
Bảo dưỡng, vật tư thì nhật cũng same vn thôi
(Trừ khi làm vật tư lởm)

Chưa kể cụ cũng p so sánh thu nhập dân nhật nó gấp 10 lần dân vn thì cái việc vé vài triệu với nó chỉ là tép riu

Vd: metro bên Nhật đồng giá 35k gì đó
Vn thì bus cũng 7k rồi, tàu cát linh là 15k
Mà chất lượng khác nhau 1 trời 1 vực
E thách VN xây dc tàu điện ngầm (độ 5-7 tuyến) mà giá vé dưới 30k đó
 
Chỉnh sửa cuối:

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,266
Động cơ
504,527 Mã lực
Em kể câu chuyện vui là Liên danh tư vấn Tedi-Tricc-Tedi south từng mạnh miệng chê sản phẩm của Bộ KHĐT là lạc hậu, tuy nhiên Đại diện của Tư vấn thẩm tra (Đức-Anh) đã đứng lên chứng minh rằng chính Tedi-Tricc-Tedi south mới lạc hậu và nhầm lẫn.

Hiện nay thì Bộ GTVT đã thống nhất với phương án của Bộ KHĐT rồi, nên phương án nào bị loại thì khỏi nhắc lại nữa nhé.
 

Soigia

Xe tăng
Biển số
OF-144493
Ngày cấp bằng
4/6/12
Số km
1,487
Động cơ
376,409 Mã lực
Em kể câu chuyện vui là Liên danh tư vấn Tedi-Tricc-Tedi south từng mạnh miệng chê sản phẩm của Bộ KHĐT là lạc hậu, tuy nhiên Đại diện của Tư vấn thẩm tra (Đức-Anh) đã đứng lên chứng minh rằng chính Tedi-Tricc-Tedi south mới lạc hậu và nhầm lẫn.

Hiện nay thì Bộ GTVT đã thống nhất với phương án của Bộ KHĐT rồi, nên phương án nào bị loại thì khỏi nhắc lại nữa nhé.
Chắc phải sau 2025 mới khởi công được tuyến đầu tiên
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,425
Động cơ
-23,054 Mã lực
Tuổi
54
Bus tuyến này 500k nhé cụ (bus hnoi sapa cũng 300-400 chứ chả rẻ hơn mấy)
Nhưng chất lượng nó hơn vn bn?
Mà vd tàu 300km bên Nhật 1 chuyến 1000 chỗ nó kín 800 chỗ và vn 1000 chỗ kín 100 chỗ
Cụ nghĩ chi phí phân bổ vn rẻ hơn ở nhân công 1 tý cũng chả ăn thua/ bù đắp dc đâu
Đầu tư độ 60 tỷ đô, cứ tính khấu hao ra thì cũng lỗ lòi kèn
(Cụ so sánh bus và train rất khác nhau nhé vì bus chi phí nhân viên chiếm tỷ lệ cao hơn so với train)
1 bus 1 tỷ chi phí nvien 2 ông lxe là 3% 1 tháng
1 train thì cp nvien / cp ts cố định nó sẽ giảm đi nhiều, lúc đó cphi cố định là chủ yếu
Bảo dưỡng, vật tư thì nhật cũng same vn thôi
(Trừ khi làm vật tư lởm)

Chưa kể cụ cũng p so sánh thu nhập dân nhật nó gấp 10 lần dân vn thì cái việc vé vài triệu với nó chỉ là tép riu

Vd: metro bên Nhật đồng giá 35k gì đó
Vn thì bus cũng 7k rồi, tàu cát linh là 15k
Mà chất lượng khác nhau 1 trời 1 vực
E thách VN xây dc tàu điện ngầm (độ 5-7 tuyến) mà giá vé dưới 30k đó
Cụ nói lằng nhằng quá, nó kéo theo cả đống vấn đề mà mở rộng ra thì chẳng bao giờ hết.

Nhà cháu nói vậy, đơn giản là cụ ko thể lấy giá vé ở Nhật để áp vào VN. Cụ có thể so sánh tỷ lệ giá giữa các loại hình vận tải ở Nhật và áp cái tỷ lệ đó vào VN thì có thể cho kết quả gần đúng. Chứ ko thể lấy con số tuyệt đối để so sánh. Hoặc nếu không thì so sánh với Hàng Không cũng được vậy.

Ví dụ: so sánh giá trung bình rẻ (ko tính khuyến mại) giữa

- Bus/ Airline ở Nhật (chặng Osaka - Tokyo) là 6k/ 14k Yên ~ 42%
- Bus/ Airline ở VN (chặng Hà nội - HCM) là 850k/ 1900k K ~ 44%
(Khá tương đồng về tỷ lệ )

+ Giá vé Shin so với Máy bay chặng trên của Nhật chiếm ~ 85% . Vậy thì VN cùng lắm quanh giá vé máy bay là hợp lý. Chứ nếu tình như cụ thì vé máy bay chặng HN - HCM phải bằng giá Nhật là 2.8tr x 3 (or 4) mới đúng phải ko? Vì chúng ta cũng có SX, bảo trì... hay làm chủ công nghệ của máy bay đâu mà giá vẫn rẻ, dù là Hãng HK 4 sao?

+ Còn cái tàu CL - HĐ thì ko hiểu cụ chê ở điều gì? Nó chạy nhẹ nhàng êm ái, không giật cục... Dù không đi quen, cụ có thể đứng bình thường trên tàu mà không cần bám. Thử hỏi có bao nhiêu người có thể đứng bình thường như người Nhật, không cần bám trên Metro Nhật khi mới sang?
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top