Thế thì cụ phải nói rõ ràng:
Trung Quốc không chuyển giao công nghệ là vì sao?? Do nó quyết tâm giữ bí kíp hay do nó biết VN không đủ trình?
Nếu như vế sau cụ so sánh 1 loạt nước thì cho thấy là VN không đủ trình. Đã không đủ trình thì không riêng gì TQ mà các nước khác nó cũng chả chuyển giao làm gì?
Thế thì thay vì nói đừng mơ TQ chuyển giao cụ nói đừng mơ có thằng nào chuyển giao cho VN hết. Bởi vì sao vì tôi theo suốt các còm của cụ thấy cụ vẫn mang nặng tư tưởng bài Tàu. Tôi không đánh giá tư tưởng như vậy là tốt hay xấu nhưng mang tư tưởng đó thì khi đánh giá TQ nó không khách quan.
Ngược lại nếu VN đủ trình tiếp nhận thì TQ không chịu chuyển giao thì kiếm thằng khác. TQ thừa hiểu không phải 1 mình nó nắm cái công nghệ này, nó không chuyển giao thì có thằng khác ăn mất( đây là quyền lợi của nó chứ phải của mình đâu??)
Công nghệ bảo trì bảo dưỡng thì OK, Trung quốc hay bất cứ nước nào cũng phải chuyển giao nếu muốn bán tàu cho VN.Chào anh rachfan
Không mơ tàu chuyển giao công nghệ đâu ạ, mà là chuyển giao quy trình bảo trì bảo dưỡng thôi anh
Có cụ lo về quy trình bảo dưỡng thì em mới lan man về vấn đề này
Những thứ Việt Nam có thể hy vọng liên doanh lắp ráp là toa tàu, toa xe
Còn ray và hệ thống đường ray thì từng bước học hỏi, nâng cao tỷ lệ nội địa
Hệ thống điều khiển điện tử thì thôi, xác định mua, và có nhiều thằng sẵn sàng bán
Cũng không có vấn đề gì nếu lắp ráp phần nào đó ở VN, hoặc chế tạo các bộ phận ngoại vi, chẳng hạn ghế, giường nằm vv Kể cả vỏ tàu cũng có thể dập được ở VN.
Nhưng với các bộ phận cốt lõi của tàu như gầm bánh, phanh, khớp nối, động cơ vv mà mơ TQ chuyển giao công nghệ hoặc bí quyết chế tạo thì quên khẩn trương.
Cụ Laborghini bảo tôi bài Tàu. Không phải, tôi làm ăn rất nhiều với Tàu và có không ít bạn bè bên đó. Chính vì làm ăn với Tàu nên tôi biết người Tàu (kể cả nhà nước lẫn tư nhân) giấu công nghệ và bí quyết thế nào. Chính họ đã tổng kết với tôi "Chuyển giao công nghệ tức là đưa cho thằng khác cái búa để nó đập nồi cơm nhà mình ra".
Cho nên, hoàn toàn có thể hợp tác với Trung quốc để làm đường sắt cao tốc, nhất là sau khi cụ Trọng sang thăm TQ vừa rồi. Nhưng với TQ thì nên xác định chắc là họ sẽ không chuyển giao cho VN công nghệ chính yếu nào cả. Cái mà VN có thể nhắm được là vài thứ ngoại vi (vỏ tàu, ghế, nội thất vv) và quy trình bảo trì bảo dưỡng. Còn tất cả những thứ khác thì chỉ có thể mua nguyên bộ từ TQ chứ đừng nghĩ họ sẽ dạy VN làm, cho dù có bao nhiêu tiền.
Với đường ray tàu cao tốc, việc sản xuất bao gồm 2 phần chính là luyện thép và đùn ray. Luyện thép là công nghệ, đùn ray là thiết bị. Luyện thép đường ray cao tốc có bên nào đồng ý chuyển giao hay không thì hiện tại tôi không biết. Nếu có thì chắc chắn cái giá sẽ không rẻ. Còn đùn ray thì đó là 1 dây chuyền đồng bộ rất lớn và đắt tiền, trong khi cái mà VN cần thực tế chỉ là khoảng 5 đến 6 ngàn km ray. Đầu tư rất nhiều tiền chỉ để sản xuất 5-6 ngàn km ray, có đáng không?