[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Hiện tại trung quốc đã có đường sắt nối nam ninh _ côn minh_ phòng thành cảng, tính ra cũng chỉ chênh với đi tuyến hà khâủ_ lào cai_ hải phòng ( nếu có) độ 200km, nhưng lại dùng cảng của họ, cảng phòng thành cũng rất lớn. Sao mình cứ tự tin là nó cần tuyến lào cai hải phòng của mình nhỉ cụ Lều?
Lào Cai - Hải Phòng vì ngày xưa Pháp đua nhau với Anh tuyến Myanmar - Kunming (Côn Minh). Pháp thắng cuộc đua này bằng nước sông công lính, chết rất nhiều, nên Vietnam có hệ hạ tầng đường sắt có thể nói phát triển nhất khu vực.

Pháp nối được Hải Phòng đến Côn Minh, Đồng Minh lấy Vân Nam đóng trị sở ở Côn Minh nhưng rồi vẫn trả cho TQ. HP vẫn thuần phục vụ ĐBBB. Còn TQ nối Côn Minh - Nam Ninh - Phòng Thành.
 
Chỉnh sửa cuối:

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
683
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Lào Cai - Hải Phòng vì ngày xưa Pháp đua nhau với Anh tuyến Myanmar - Kunming. Pháp thắng cuộc đua này bằng nước sông công lính, chết rất nhiều, nên Vietnam có hệ hạ tầng đường sắt có thể nói phát triển nhất khu vực.
Em biết. Ý em là bây giờ vn mất ưu thế ra biển ngắn hơn với họ rồi. Chủ yếu tuyến ấy phục vụ giao thương việt trung, làm dịch vụ chở thuê cho TQ chỉ là thêm vào thôi, k đáng kể.
Với thị trường khổng lồ TQ mà làm tốt, sau này cả 3 tuyến đường sắt qua lào cai, lạng sơn, móng cái có mà chạy đủ 75 đôi/ ngày cũng không đủ.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Em biết. Ý em là bây giờ vn mất ưu thế ra biển ngắn hơn với họ rồi. Chủ yếu tuyến ấy phục vụ giao thương việt trung, làm dịch vụ chở thuê cho TQ chỉ là thêm vào thôi, k đáng kể.
Với thị trường khổng lồ TQ mà làm tốt, sau này cả 3 tuyến đường sắt qua lào cai, lạng sơn, móng cái có mà chạy đủ 75 đôi/ ngày cũng không đủ.
Ý mình nói địa lý chỉ là điều kiện cần, khi đã có quyết tâm nguồn lực và công nghệ thì khác, phát triển công nghệ và nguồn lực hạ tầng TQ nó đã phá bỏ bất lợi địa lý đi đường riêng.

Còn mình (có người) vẫn nghĩ nó vướng trùng trung núi non, Côn Minh ko phi ra biển trên đất TQ được.

Quyết tâm nguồn lực và công nghệ có thể phá rào địa lý, tàu hỏa từ Thái Bình Dương có thể đi xuyên qua Á Âu tới tận Đại Tây Dương.
 
Chỉnh sửa cuối:

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
683
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Ý mình nói địa lý chỉ là điều kiện cần, khi đã có quyết tâm nguồn lực và công nghệ thì khác, phát triển công nghệ và nguồn lực hạ tầng TQ nó đã phá bỏ bất lợi địa lý đi đường riêng.

Còn mình (có người) vẫn nghĩ nó vướng trùng trung núi non, Côn Minh ko phi ra biển trên đất TQ được.

Quyết tâm nguồn lực và công nghệ có thể phá rào địa lý, tàu hỏa từ Thái Bình Dương có thể đi xuyên qua Á Âu tới tận Đại Tây Dương.
Muốn thì đầu tư đi đâu chẳng được hả cụ. Miễn là có nguồn lực+ dự án bắt buộc phải làm.
Trong bánh vẽ đường sắt của mình có tuyến chạy từ bình phước dọc tây nguyên, tới ngọc hồi rồi quặt về đà nẵng. Chạy từ bình phước lên tây nguyên khả thi, chứ từ kon tum về đà nẵng (260 km) thì cũng tha hồ đục núi xây cầu, mệt không kém bên lào đâu
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Muốn thì đầu tư đi đâu chẳng được hả cụ. Miễn là có nguồn lực+ dự án bắt buộc phải làm.
Trong bánh vẽ đường sắt của mình có tuyến chạy từ bình phước dọc tây nguyên, tới ngọc hồi rồi quặt về đà nẵng. Chạy từ bình phước lên tây nguyên khả thi, chứ từ kon tum về đà nẵng (260 km) thì cũng tha hồ đục núi xây cầu, mệt không kém bên lào đâu
Thì cụ chiếm luôn đông Lào Căm đi vòng sang đấy như ngày xưa các cụ mượn đường chống Mỹ nên CIA cử Sơn Ngọc Thành sang mua Lonnol lấy cớ lật Sihanouk ấy :)
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
683
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Thì cụ chiếm luôn đông Lào Căm đi vòng sang đấy như ngày xưa các cụ mượn đường chống Mỹ nên CIA cử Sơn Ngọc Thành sang mua Lonnol lấy cớ lật Sihanouk ấy :)
Cần nối tây nguyên để phát triển cụ ơi. Ý tưởng thì tốt mà.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Cần nối tây nguyên để phát triển cụ ơi. Ý tưởng thì tốt mà.
Mình mà nói nữa thì lại khen Pháp hay khi nhập cả Đông Dương :) nhưng đi nhiều Tây Nguyên mới hiểu ô Bảo Đại. Cứ bảo ổng ham chơi đi săn? Thực ra ông ấy đi với Pháp chiếm đất Tây Nguyên đặt các trị sở kiểm soát người thiểu số (thượng Champa). Sau này mình mới "kinh tế mới" đến.

Xưa làm đường 14 cứ nghĩ sao làm đường đẹp thế ở nơi hẻo thế? Sau này già già rồi nghĩ ra nhiều điều trẻ thấy ngạc nhiên.
 
Chỉnh sửa cuối:

A97

Xe buýt
Biển số
OF-595608
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
591
Động cơ
149,284 Mã lực
Mình mà nói nữa thì lại khen Pháp đúng khi nhập cả Đông Dương :) nhưng đi nhiều Tây Nguyên mới hiểu ô Bảo Đại. Cứ bảo ổng ham chơi đi săn? Thực ra ông ấy đi với Pháp chiếm đất Tây Nguyên đặt các trị sở kiểm soát người thiểu số (thượng Champa).

Xưa làm đường 14 cứ nghĩ sao làm đường đẹp thế ở nơi hẻo thế? Sau này già già rồi nghĩ ra nhiều điều trẻ thấy ngạc nhiên.
Dào ôi, cụ còn tin ông Bảo Đại có làm việc em cũng đến chịu cụ.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Dào ôi, cụ còn tin ông Bảo Đại có làm việc em cũng đến chịu cụ.
Kể cả nếu chỉ ăn chơi mà hợp thời cũng giá trị :D cụ cứ điểm lại các dấu chân đi săn, biệt thự của Bảo Đại ở Tây Nguyên.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,235
Động cơ
504,382 Mã lực
Hôm trước em đọc lại lập luận của Tedi, nói rất rõ là MỘT SỐ nước cấm tàu chạy ngược nhau quá 160km/h mà không nói là nước nào. Như cụ Lều nói thì có mỗi Nhật.Ngoài ra là cả đống lý do để chứng minh tàu hàng không hiệu quả.
Dây (trích VNE)


Đại diện Tedi cho hay, trong tháng 1/2021, đơn vị đã nghiên cứu phương án xây mới tuyến đường sắt khổ 1.435 có dải tốc độ 160 km/h đến dưới 200 km/h và nhận thấy phương án này có nhiều hạn chế .

Theo yêu cầu nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tuyến đường sắt này sẽ khai thác chung cả tàu khách tốc độ 180 km/h và tàu hàng tốc độ 120 km/h. Đây là vấn đề khó khăn về kỹ thuật, do đoàn tàu hàng sẽ phải chịu áp lực đẩy rất lớn từ đoàn tàu khách ở tốc độ cao khi gặp nhau.

Để đảm bảo an toàn, một số nước đã có những quy định không cho phép tàu khách gặp tàu hàng ở tốc độ lớn hơn 160 km/h, cũng như không cho phép hai loại tàu gặp nhau trong hầm; hàng hóa khi vận chuyển trên tàu hàng được quy định rất chặt chẽ, phải đóng trong thùng container, neo giữ tốt để tránh bị lật đổ.

Với đặc thù Việt Nam, nếu chạy chung tàu hàng và tàu khách trên đường đôi khổ 1.435 mm vào ban ngày, sẽ cần có nhiều ga để bố trí tránh tàu. Với phương án bố trí các ga xép để tránh tàu thì trên tuyến cứ khoảng 16 km đến 20 km sẽ phải bố trí một ga xép. Việc đầu tư nhiều ga xép với khoảng 75 ga sẽ dẫn đến chi phí lớn; cùng với đó là tăng quy mô mặt cắt ngang hầm, tăng tải trọng tàu nên sẽ tăng chi phí đầu tư.

Trường hợp tàu chạy từ hai chiều khác nhau trên một đường ray sẽ rất phức tạp trong điều khiển, hạn chế tốc độ và ảnh hưởng tới an toàn.

Ngoài ra, nếu theo phương án tàu hàng chạy ban đêm, tàu khách ban ngày thì mỗi ngày chỉ có 3 đôi tàu hàng hoạt động từ Bắc vào Nam, trung bình một chuyến tàu hàng chạy Bắc Nam mất 4 ngày, sẽ không đạt hiệu quả kinh tế.

“Chúng tôi chưa tính toán được tổng mức đầu tư tuyến 160-200 km/h này, song chi phí có thể tương đương đường sắt tốc độ 350 km/h, vì phải xây dựng thêm nhiều nhà ga”, đại diện Tedi nói
Họ không biết gì đâu, NB bảo gì thì họ nhại lại thôi. Họ luôn tỏ ra nguy hiểm để người khác không hiểu bản chất vấn đề.

Vấn đề 2 tàu chạy ngược nhau rất đơn giản, do áp lực gió tạo ra tương tác lẫn nhau. Vùng áp lực lớn nhất là ngay sau, sát cái mũi tàu ấy.

Đối với tàu tốc độ cao, bản thân cái mũi tàu đã được chế tạo để 2 thằng chạy ngược chiều vô tư. Có rất nhiều thí nghiệm 2 tàu tốc độ cao chạy ngược chiều full speed, ví dụ gần đây TQ cho 2 con CR400 chạy ngược nhau, mà đẩy Vmax lên 420km/h, tức là bọn nó chêch nhau 840km/h nếu xét theo phương của tốc độ.

Còn về thằng tàu hàng, cũng tương tự vậy, phụ thuộc cấu tạo toa đầu máy và toa hàng. Và cái áp lực gió do tàu chạy ngược chiều bản chất tính toán hệt như tính gió tác dụng lên tàu thôi. Nếu thằng tốc độ cao chạy ngược chiều có cái mũi thiết kế tốt và đồng thời khoảng cách tim lớn, thời tiết bình thường thì đoàn tàu hàng chịu vô tư (thường tính tàu hàng với gió cấp 8). Nếu đoàn tàu hàng đã được thiết kế để chạy với Vmax = 160km/h thì càng yên tâm nữa nha.

Tóm lại, em vẫn nghĩ tối đa là chạy tàu khách với vận tốc 160( nhanh, dừng vài ga), và 120 (thường, tất cả các ga) + tàu hàng 120km/h như phương án tư vấn từng có. Như vậy chạy tối đa được 75 đôi/ ngày. Thêm được vài chuyến chạy 200 ( tốc độ thật là 90% tức 180) mà ảnh hưởng tần suất thì k phải là hay.
Em nói luôn là Tư vấn thẩm tra tính được 216 đôi/ ngày đấy, nếu thời gian giãn cách tương tự như hồ sơ tedi-tedisouth-tricc lập. Thậm chí họ còn tính toán với trường hợp giảm thời gian giãn cách xuống một nửa thì số đôi tàu cũng gấp đôi luôn. Đơn giản là tốc độ càng ít chênh lệch thì càng điều độ được nhiều thôi.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,235
Động cơ
504,382 Mã lực
Em bổ sung thêm cái link thử 2 con ngược chiều, hóa ra cũng lâu rồi

Nhân tiện đây em giải thích tại sao thử nghiệm 420km/h mà chỉ cho chạy 350km/h. Đơn giản là theo tiêu chuẩn châu Âu, tốc độ thử nghiệm nó đòi bằng 1,2 tốc độ khai thác, tức là 350 x 1,2 = 420 đấy.
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
12,035
Động cơ
396,386 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Em biết. Ý em là bây giờ vn mất ưu thế ra biển ngắn hơn với họ rồi. Chủ yếu tuyến ấy phục vụ giao thương việt trung, làm dịch vụ chở thuê cho TQ chỉ là thêm vào thôi, k đáng kể.
Với thị trường khổng lồ TQ mà làm tốt, sau này cả 3 tuyến đường sắt qua lào cai, lạng sơn, móng cái có mà chạy đủ 75 đôi/ ngày cũng không đủ.
quá thừa thãi rồi
mỗi đoàn tàu congteno dung lượng xấp xỉ 150 congteno 53ft .
hàng nhập xuất gì cho hết .
giờ quan trọng nhất là làm các thủ tục thông quan quá cảnh đơn giản .
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,386 Mã lực
Tuổi
63
Em luôn băn khoăn về tính hiệu quả/chi phí của cả 2 phương án.
Phương án tầu khách+ tầu hàng tốc độ 200km có năng lực 216 chuyến/1 ngày.
Vậy là 9 phút/1 lượt tầu chạy qua.
Với tần suất như vậy bắt buộc không thể có giao cắt đồng mức qua đường sắt. Phải làm cầu cạn hoặc hầm chui trên toàn tuyến.
Mà toàn tuyến này là cả chiều dài đất nước. Chi phí làm đường sau này sẽ đội lên khủng khiếp và vô tận. Đã ai nhìn ra vấn đề.
Các nước phát triển cũng ko đủ tiền để làm cầu vượt từ thành phố đến nông thôn.
Theo em, có 2 phương án:
1. Giới hạn 30ph/1 chuyến tầu. Năng lực gấp đôi đường sắt bi giờ (1h/1 chuyến). Tính lại hiệu quả kinh tế theo đề bài này.
2. Làm thành 2 đường riêng. Đường dưới đất cho tầu hàng. Làm trước. 30ph/1 chuyến. Đường trên cao hoàn toàn cho tầu cao tốc chở khách. Ít tiền thì làm đoạn ngắn trước như HN-Vinh. Hiệu quả tính tiếp.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,347 Mã lực
Tuổi
40
Em luôn băn khoăn về tính hiệu quả/chi phí của cả 2 phương án.
Phương án tầu khách+ tầu hàng tốc độ 200km có năng lực 216 chuyến/1 ngày.
Vậy là 9 phút/1 lượt tầu chạy qua.
Với tần suất như vậy bắt buộc không thể có giao cắt đồng mức qua đường sắt. Phải làm cầu cạn hoặc hầm chui trên toàn tuyến.
Mà toàn tuyến này là cả chiều dài đất nước. Chi phí làm đường sau này sẽ đội lên khủng khiếp và vô tận. Đã ai nhìn ra vấn đề.
Các nước phát triển cũng ko đủ tiền để làm cầu vượt từ thành phố đến nông thôn.
Theo em, có 2 phương án:
1. Giới hạn 30ph/1 chuyến tầu. Năng lực gấp đôi đường sắt bi giờ (1h/1 chuyến). Tính lại hiệu quả kinh tế theo đề bài này.
2. Làm thành 2 đường riêng. Đường dưới đất cho tầu hàng. Làm trước. 30ph/1 chuyến. Đường trên cao hoàn toàn cho tầu cao tốc chở khách. Ít tiền thì làm đoạn ngắn trước như HN-Vinh. Hiệu quả tính tiếp.
Đã có chữ cao tốc là không có giao cắt đồng mức rồi. Làm đường trên, đường dưới thì giá đội lên gấp 3 lần.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Cụ Kiên Khùng và cụ Leu leu am hiểu việc này cho mình hỏi các nhà thầu nào của Nhật, Hàn, TQ, Ấn Độ, Đài Loan có thể làm đường sắt 200km, 1,435, đôi tốt nhỉ (liệt kê tên giúp mình với)? Các cụ trển bốc máy gọi điện cái thì biết bao nhiêu tiền thôi mà cần gì tư vấn?
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,383
Động cơ
268,423 Mã lực
Em luôn băn khoăn về tính hiệu quả/chi phí của cả 2 phương án.
Phương án tầu khách+ tầu hàng tốc độ 200km có năng lực 216 chuyến/1 ngày.
Vậy là 9 phút/1 lượt tầu chạy qua.
Với tần suất như vậy bắt buộc không thể có giao cắt đồng mức qua đường sắt. Phải làm cầu cạn hoặc hầm chui trên toàn tuyến.
Mà toàn tuyến này là cả chiều dài đất nước. Chi phí làm đường sau này sẽ đội lên khủng khiếp và vô tận. Đã ai nhìn ra vấn đề.
Các nước phát triển cũng ko đủ tiền để làm cầu vượt từ thành phố đến nông thôn.
Theo em, có 2 phương án:
1. Giới hạn 30ph/1 chuyến tầu. Năng lực gấp đôi đường sắt bi giờ (1h/1 chuyến). Tính lại hiệu quả kinh tế theo đề bài này.
2. Làm thành 2 đường riêng. Đường dưới đất cho tầu hàng. Làm trước. 30ph/1 chuyến. Đường trên cao hoàn toàn cho tầu cao tốc chở khách. Ít tiền thì làm đoạn ngắn trước như HN-Vinh. Hiệu quả tính tiếp.
Đường bộ cao tốc hiện nay cũng ngồi bệt là chính. Các đường ngang thì hầm chui hoặc là cầu cạn.
Đường sắt mới, bất kể là gì thì cũng không thể vào nội đô vì mất tốc độ hoặc đắt vô cùng vì phải chạy trên cao toàn bộ khu vực đô thị và ngoại biên đô thị mỗi đầu 4km. Cứ để xa trung tâm thành phố chừng 15-20km, có hệ thống metro chuyển tải (taxi, bus, shuttle bus, shuttle train...). Còn lại cứ cho hầm ngang hoặc cầu vượt.
Dự toán như vậy thì với 2 làn và khoảng 30 điểm dừng/ga chính thì tốc độ vẫn đạt trung bình toàn hành trình khoảng 160km/h. Và suất đầu tư hệ thống khoảng 15 triệu đô/km. 200 đầu máy và 2000 toa xe. Bao gồm cả hệ khung dẫn điện toàn tuyến 2.5 triệu đô/km.
Tôi mà ngồi ghế ông Huệ, không cho vượt số đó. Còn đền bù gpmb, làm trước, làm hết 30 khu ga mỗi khu trung bình 2000ha. Dọc tuyến thêm 30 ga xép cho tàu chợ (vẫn tốc cao nhưng dừng nhiều) mỗi khu thêm 1000ha nữa. Bề ngang thì cứ lấy 4 làn đường sắt + 4 làn đường bộ song hành hai bên tức khoảng 40m. Tổng cộng 100.000 ha tức 1.000km vuông. Nếu từ cà mau tới lạng sơn thì 1500 km vuông. Nếu 100% đất không đô thị thì cỡ 3-4 tỷ đô. Thu hồi trước, đền bù tái định cư đầy đủ, quy hoạch hết thành tuyến các đô thị bám đường sắt, lấy chính nó đổi đất mua hạ tầng thì khỏi vay 1 đồng nào cả mà có nguyên hệ thống ds tốc cao hỗn hợp. Trong quy hoạch dành sẵn 2 làn phát triển hyperloop hay phương thức gì tân tiến nhất vào lúc đó luôn. Không làm thứ đã chạm trần công nghệ như Shinkansen.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: FRA

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Không phải phạm quy đâu. Có mấy tên công ty kia. Chờ kiểm duyệt.
Nhưng em ủng hộ phương án của cụ. Để cho các công ty trong nước tự làm.
Hỏi các nhà thầu nước ngoài rồi áp giá cho các công ty VN làm :D cái này gọi là thuật ngữ "shopping"
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,347 Mã lực
Tuổi
40
Hỏi các nhà thầu nước ngoài rồi áp giá cho các công ty VN làm :D cái này gọi là thuật ngữ "shopping"
Vâng. Miễn là tiền vẫn ở trong nước. Giao cho họ làm thí điểm 1 tuyến ngắn trước. Em tin con người Việt Nam đủ sức làm. Giống như Hàn Quốc quyết tâm làm cao tốc Seoul -Busan ngày xưa vậy.
 
  • Vodka
Reactions: FRA
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top