Em có gì mà quay xe cụ? Em yêu thích nước Nhật từ 桜、紅葉、金閣寺...những đôi giầy của アシックス(asics)....·
Nhưng chính học ở Nhật nên em mới hiểu là làm cái gì cũng phải hiệu quả, chỉ có sự hiệu quả làm thước đo cho việc mình làm, mình đầu tư.
Học Nhật mới hiểu tự chủ công nghệ nhất là công nghiệp...một nền kinh tế với nền công nghiệp chế tạo, luyện kim yếu thì không bao giờ trở nên giàu có.
Vậy 1 dự án liên quan đến tương lai của quốc gia của chính bản thân mình, con cái mình mà cái thước đo hiệu quả đó bị các anh BGTVT kết hợp nước ngoài làm mờ nhạt, mơ hồ mông lung, nghe thiếu căn cứ...thì em phản đối có gì lạ.
E học ở Nhật lại học về chính sách công luôn, lại đúng ngôi trường thuộc nhóm quân phiệt Nhật ấy, chắc cụ biết trường Hitotsubashi dịch là One-bridge để so sánh với Cambridge của UK ấy. Học ngay ở cái Campus gần với Cung điện Hoàng Gia Nhật. Cái chương trình của bọn em học là chính sách công chỉ dành cho cán bộ Chính phủ các nước và tập trung vào những bộ quản lý thuộc về kinh tế như KHĐT, Tài Chính, NHNN. Tất cả đều có học bổng của WB, IMF, ADB, và của Nhật. Em lại nhận đúng học bổng của JICA. Những bạn bè thời em đi học giờ những ai còn làm bộ đều đã lên tối thiểu cấp vụ phó rồi, cao nhất thì có thứ trưởng.
Bọn e học nhiều về chính sách công và khủng hoảng tài chính, đặc biệt là nghiên cứu rất kỹ cái Asia FInancial Crisis mà 1 loạt nước Asean bị dính năm 97-98 ấy. Nó vẫn là bài học cho tới tận bây giờ. Chính vì cái cuộc khủng hoảng đó mà kinh tế Philipines tụt lùi và Thái Lan thì chính thức rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Cái cuộc khủng hoảng này bản chất là do mấy nước này đầu tư quá nhiều, đặc biệt là các công trình ko hiệu quả nên nợ công tăng cao và khi bị rút vốn đột ngột thì tỉ giá bị mất giá mạnh và NHTW mấy nước này sau khi dùng dự trữ ngoại hối để cứu nhưng tỉ giá vẫn rớt thảm nên vừa hao hụt cả dự trữ ngoại hối, tỉ giá vẫn mất giá mạnh và cuối cùng là buông xuôi, kệ mẹ thị trường và người dân để giữ lại phần dự trữ ngoại hối ít ỏi còn lại. Chính tỉ giá rớt thảm đó làm cho nợ công/GDP đột ngột tăng cao do các khoản vay ngoại tệ. Khi khủng hoảng xảy ra, ban đầu các nước này đều từ chối sự giúp đỡ của IMF nhưng đến khi thốn quá chịu không thấu thì mới chấp nhận các khoản vay đặc biệt từ IMF và muốn vay của IMF phải chấp nhậ
n 1 chương trình khắc khổ mà tổ chức này đưa ra. Bắt đầu từ hệ thống ngân hàng, để reserve cho các khoản vay loss các bank ngừng cho vay và gần như đứng yên khiến c
ho khủng hoảng nợ xấu và gần như ko thể cho vay thêm trong mấy năm. Các cụ thử tưởng tượng khi bank ko cho vay thì cả nền kinh tế nó náo loạn hơn ko kém. Chưa hết, về phía public finance, chính phủ các nước phải
tăng thuế các loại để tăng ngân sách để trả nợ và giảm tối đa thâm hụt ngân sách bằng cách cắt giảm các khoản chi ngân sách ko cần thiết. Cái này lại làm cho nhiều lĩnh vực công như y tế giáo dục bị ảnh hưởng vì cắt giảm đầu tư rất nhiều. Thậm chí sau đó chính các nước này cực kỳ oán thán IMF vì cái chương trinh khắc khổ đó. Nhưng IMF vẫn là tổ chức cho vay kiểu cho vay cuối cùng, gõ cửa IMF để vay thì cơ bản là éo còn lựa chọn nào khác. Nên hệ quả của cuộc khủng hoảng này rất tai hại cho mấy nước Thái Lan, Philipines, Indonesia, và Malaysia. May mắn là Indonesia nhiều tài nguyên nên trả đc nợ sớm và tự hứa sẽ bỏ đc cái thuốc IMF, nhưng chúng ta chứng kiến 1 đất nước Philipines, Thái lan ko còn tăng trưởng cao nữa, trong khi dân số đã già đi nhanh chóng.
Nên những thằng lol nào cứ nhắm mắt tư vấn phải làm 1 dự án ĐSCT thật sang xịn mịn và vay tối đã thì 1 là quá ngu vì éo hiểu gì hoặc 2 là đớp quá nhiều tiền từ nhóm lợi ích. Tuy nhiên em tin dàn lãnh đạo hiện nay. Bộ GTVT có gì thì vẫn còn bộ KHĐT bộ Tài chính hay NHNN. Những cơ quan này sẽ là tư vấn rất chặt chẽ cho Chính phủ về các phương án tài chính cho đại dự án.