[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,867
Động cơ
339,628 Mã lực
Tuổi
44
Thằng này chỉ sống bằng chứng khoán từ năm 2008 đến nay chưa từng làm việc gì và cũng ko biết TEDI là thằng nào, thấy nhiều bọn óc chó ngu chửi bới không căn cứ thì nói thôi
cái nick mới lập từ 5/8/2022, lập xong chỉ chăm chỉ chém gió trên đúng cái thớt này mà leo lẻo sống bằng chứng khoán từ năm 2008 mới ghê cơ. Chắc cụ nghĩ các cụ trên này dễ tin người vậy à?
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,116
Động cơ
350,443 Mã lực
Không có chuyện này đâu cụ nhé. Ga HN đang nghiên cứu di dời ra Thường Tín kia kìa. Đi xuống Thường Tín khéo còn nhọc hơn ra Nội Bài ý chứ.

Ga ĐSCT sẽ không nằm trong trung tâm thành phố.
Em cũng không rõ công nghệ có bị giới hạn thế nào nhưng hồi em ở Úc thì tàu liên bang (Sydney-Brisbane, Sydney-Melbourne) đều đi đến các ga trung tâm thành phố (chính là ga metro luôn).

Mình không làm 350 thì vẫn sẽ phải làm 200, cơ bản vẫn muốn phát triển đường sắt thành một phương tiện di chuyển hành khách liên tỉnh nữa. Thế nên em nghĩ trong tương lai phương tiện di chuyển ra ga đsct sẽ khá thuận lợi, nếu ga HN không đủ không gian phải làm ở Thường Tín thì chỉ cần đi metro ra đó thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,028
Động cơ
120,229 Mã lực
Đừng có mơ mộng, xem giá vé của Lào chưa, HN-HCM chạy hết 13 tiếng giá vé tính đủ không bù lỗ từ 3 tr đến 5 tr nhé.
Loại chạy hết 10 tiếng nó là cao tốc rồi, không chở hàng nặng được đâu.
Đằng nào cũng phải bù lỗ hết.
Thế thì đsct phải bù lỗ bao nhiêu cho đủ? Mỗi năm bù 10 tỏi cho chạy đông khách nhé?
 

tegiac06

Xe đạp
Biển số
OF-703212
Ngày cấp bằng
7/10/19
Số km
23
Động cơ
94,355 Mã lực
Tuổi
34
Ai nói vay ODA toàn bộ của Nhật?
Nhiều ae trên này hình như rất hay tưởng tượng. cứ ODA là nghĩ đến Nhật, chất lượng là nghĩ đến Tàu :)) .
Theo được nghe lỏm tư tưởng của Bộ GT là cố gắng mở các thông số kỹ thuật để không phụ thuộc thằng nào sau này cả. tuy nhiên báo cáo thì đang chủ yếu cop nhặt của JICA, EDCF trước đây làm
Về chi phí ae nào bên cho vay ẵm hết trừ GPMB là thiển cận :D chưa có dự án ODA nào mà bọn tây kéo quân sang làm 100% cả. Sau này phần hạ tầng kiểu gì cũng sẽ do nhà thầu trong nước đảm nhận (thầu phụ), nhưng đặc thì đường sắt thì phần này chiếm tỷ trọng cũng quá nhiều mà phần nhiều là thằng ray, tà vẹt, phụ kiện.
Về đánh giá hiệu quả thì chuẩn nhất phải ra số liệu bao gồm hiệu quả phát triển kinh tế vùng, tái cấu trúc đô thị, phân bổ dân cư... chứ toán tôi nghĩ thế này tôi nghĩ thế kia không có định lượng thì cãi nhau cả đời.
Cá nhân thì nếu có điều kiện làm đường đường tốc độ càng cao càng thích :D .
Lúc nãy có bác nào chỉ chạy được 1 đôi/ 1 ngày ấy nhỉ , kg biết nên cười hay khóc
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,330
Động cơ
405,712 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cái tuyến HN-HCM của mình ý đồ giống tuyến BK-TH, không thể thành công như nó nhưng việc tối thiểu là tự nuôi sống là hoàn toàn khả thi.
Việc tính toán cũng phải đặt vào điều kiện khi hoàn thành toàn tuyến năm 2045-2050.
Cụ vừa bảo giá vé thực của tuyến này phải 8tr thì làm sao nó có đủ khách để tự nuôi sống nó được. Đến Mỹ còn phải lắc đầu lè lưỡi cơ mà.
Đúng là tuyến HN-SG có 1 chút giống với tuyến Bắc Kinh - Thượng hải.

- Nối 2 đô thị 10 triệu dân 2 đầu, nhu cầu đi lại cực lớn
- Có 2 tuyến thành phần nhìn thấy rõ là HN- Vinh và Sài gòn- Biên hòa-Nha trang

Nhưng tuyến Băc kinh - Thượng hải hơn rất nhiều ở 2 điểm:
- Độ dài ngắn hơn (1.320km so với 1.550km)
- Trên tuyến Bắc kinh - Thượng hải có 2 siêu đô thị trên dưới 20 triệu dân (Thượng hải, Bắc kinh), 1 đại đô thị trên 10 triệu dân (Nam kinh) và 14 thành phố lớn từ 1 đến 6 triệu dân. Dễ hiểu là nhu cầu đi lại rất lớn.

Còn tuyến HN-SG chạy qua đến hơn 20 đô thị, nhưng chỉ có 1 Đà nẵng là trên 1 triệu dân, còn lại toàn 200 đến 500 ngàn dân. Số lượng dân kém rất xa tuyến BK-TH.

Tuy nhiên, tuyến HN-SG lại có đặc điểm hơn tuyến BK-TH là đến 3/4 số đô thị bên đường là điểm du lịch. Đó là lợi thế tuyệt hảo cho tuyến đường mà tôi chắc không nước nào có.

Chính vì vậy mà tôi đã nói rất nhiều lần trong topic này là hãy xây dựng tuyến đường sắt hiện đại HN-SG nhằm vào các thành phố du lịch trên toàn tuyến chứ đừng chăm chăm vào mỗi Hà nội và Sài gòn. Nếu cố nâng cao tốc độ chỉ để chạy HN-SG thì sẽ vừa tốn kém vừa rất khó cạnh tranh với hàng không. Thay vì định nghĩa tuyến HN-SG là Hà nội - Sài gòn thì nên thay đổi là Hà nội - Vinh - Đà nẵng và Sài gòn - Nha trang - Đà nẵng, Hà nội - Sài gòn chỉ là phụ. Và xây dựng theo hướng là các tuyến đường sắt du lịch và trải nghiệm, chứ không phải đường sắt công việc.

Nếu là đường sắt du lịch-trải nghiệm thì tốc độ không cần cao, chỉ 180km/h là đủ, và nhằm vào khách du lịch nhiều thời gian chứ không phải người đi công tác. Làm như vậy chi phí sẽ ít hơn, vé có thể rẻ đi và sẽ vợt được nhiều khách nhất.
 
Chỉnh sửa cuối:

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,615
Động cơ
285,641 Mã lực
Đúng là tuyến HN-SG có 1 chút giống với tuyến Bắc Kinh - Thượng hải.

- Nối 2 đô thị 10 triệu dân 2 đầu, nhu cầu đi lại cực lớn
- Có 2 tuyến thành phần nhìn thấy rõ là HN- Vinh và Sài gòn- Biên hòa-Nha trang

Nhưng tuyến Băc kinh - Thượng hải hơn rất nhiều ở 2 điểm:
- Độ dài ngắn hơn (1.320km so với 1.550km)
- Trên tuyến Bắc kinh - Thượng hải có 2 siêu đô thị trên dưới 20 triệu dân (Thượng hải, Bắc kinh), 1 đại đô thị trên 10 triệu dân (Nam kinh) và 14 thành phố lớn từ 1 đến 6 triệu dân. Còn tuyến HN-SG có hơn 20 đô thị nhưng chỉ có 1 Đà nẵng là trên 1 triệu dân, còn lại toàn 200 đến 500 ngàn dân. Dễ hiểu là nhu cầu đi lại rất lớn.

Tuy nhiên, tuyến HN-SG lại có đặc điểm hơn tuyến BK-TH là đến 3/4 số đô thị bên đường là điểm du lịch. Đó là lợi thế tuyệt hảo cho tuyến đường mà tôi chắc không nước nào có.

Chính vì vậy mà tôi đã nói rất nhiều lần trong topic này là hãy xây dựng tuyến đường sắt hiện đại HN-SG nhằm vào các thành phố du lịch trên toàn tuyến chứ đừng chăm chăm vào mỗi Hà nội và Sài gòn. Nếu cố nâng cao tốc độ chỉ để chạy HN-SG thì sẽ vừa tốn kém vừa rất khó cạnh tranh với hàng không. Thay vì định nghĩa tuyến HN-SG là Hà nội - Sài gòn thì nên thay đổi là Hà nội - Vinh - Đà nẵng và Sài gòn - Nha trang - Đà nẵng, Hà nội - Sài gòn chỉ là phụ. Và xây dựng theo hướng là các tuyến đường sắt du lịch và trải nghiệm, chứ không phải đường sắt công việc.

Nếu là đường sắt du lịch-trải nghiệm thì tốc độ không cần cao, chỉ 180km/h là đủ, và nhằm vào khách du lịch nhiều thời gian chứ không phải người đi công tác. Làm như vậy chi phí sẽ ít hơn, vé có thể rẻ đi và sẽ vợt được nhiều khách nhất.

không chỉ có du lịch mà còn nhiều thứ khác nữa , nhưng vấn đề là Shincansen không phù hợp với đường kiểu thực dụng :)) .
 

Baltika 9

Xe tải
Biển số
OF-807274
Ngày cấp bằng
7/3/22
Số km
362
Động cơ
14,887 Mã lực
Tuổi
49
Cụ có biết nếu làm đường sắt vận chuyển hàng hóa nó đắt gấp đôi xe ô tô container không?
Bạn em làm beton đúc sẵn.
Không chuyển được sản phẩm bằng đường sắt mà chạy xe đầu kéo thì nó bán công ty hay phá sản công ty lâu rồi nha cụ :D
 

IFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-817038
Ngày cấp bằng
5/8/22
Số km
275
Động cơ
1,700 Mã lực
Đúng là tuyến HN-SG có 1 chút giống với tuyến Bắc Kinh - Thượng hải.

- Nối 2 đô thị 10 triệu dân 2 đầu, nhu cầu đi lại cực lớn
- Có 2 tuyến thành phần nhìn thấy rõ là HN- Vinh và Sài gòn- Biên hòa-Nha trang

Nhưng tuyến Băc kinh - Thượng hải hơn rất nhiều ở 2 điểm:
- Độ dài ngắn hơn (1.320km so với 1.550km)
- Trên tuyến Bắc kinh - Thượng hải có 2 siêu đô thị trên dưới 20 triệu dân (Thượng hải, Bắc kinh), 1 đại đô thị trên 10 triệu dân (Nam kinh) và 14 thành phố lớn từ 1 đến 6 triệu dân. Còn tuyến HN-SG có hơn 20 đô thị nhưng chỉ có 1 Đà nẵng là trên 1 triệu dân, còn lại toàn 200 đến 500 ngàn dân. Dễ hiểu là nhu cầu đi lại rất lớn.

Tuy nhiên, tuyến HN-SG lại có đặc điểm hơn tuyến BK-TH là đến 3/4 số đô thị bên đường là điểm du lịch. Đó là lợi thế tuyệt hảo cho tuyến đường mà tôi chắc không nước nào có.

Chính vì vậy mà tôi đã nói rất nhiều lần trong topic này là hãy xây dựng tuyến đường sắt hiện đại HN-SG nhằm vào các thành phố du lịch trên toàn tuyến chứ đừng chăm chăm vào mỗi Hà nội và Sài gòn. Nếu cố nâng cao tốc độ chỉ để chạy HN-SG thì sẽ vừa tốn kém vừa rất khó cạnh tranh với hàng không. Thay vì định nghĩa tuyến HN-SG là Hà nội - Sài gòn thì nên thay đổi là Hà nội - Vinh - Đà nẵng và Sài gòn - Nha trang - Đà nẵng, Hà nội - Sài gòn chỉ là phụ. Và xây dựng theo hướng là các tuyến đường sắt du lịch và trải nghiệm, chứ không phải đường sắt công việc.

Nếu là đường sắt du lịch-trải nghiệm thì tốc độ không cần cao, chỉ 180km/h là đủ, và nhằm vào khách du lịch nhiều thời gian chứ không phải người đi công tác. Làm như vậy chi phí sẽ ít hơn, vé có thể rẻ đi và sẽ vợt được nhiều khách nhất.
Suy nghĩ nông cạn lắm:
- 30-50 năm nữa có hàng chục thành phố nằm giữa HN-HCM có dân số 1-2 triệu thậm chí có thành phố 3 triệu người.
- Rất nhiều thành phố có cảng biển, nó là tiền đề để thu hút công nghiệp sau đó phát triển thành phố lớn chứ không phải chỉ có du lịch, không ai dở hơi chỉ phục vụ du lịch.

Kể cả nếu chỉ xét du lịch thôi thì chậm cũng vứt đi, trải nghiệm chỉ bọn đi phượt, người ta đi du lịch cái nhanh là cần nhất vì nó đỡ mệt đỡ mất thời gian, có mấy ngày nghỉ lễ ngồi tàu cả ngày chết mệt.
Ngồi tàu từ HN vào ĐN là 2h 30 phút ĐSCT nó hấp dẫn hơn nhiều với loại 6 h nhé, ko ai đi loại 6 h đâu trừ bù giá vé rẻ bèo, ĐSCT nhanh thì hơi đắt vẫn có người đi.
 

IFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-817038
Ngày cấp bằng
5/8/22
Số km
275
Động cơ
1,700 Mã lực
Bạn em làm beton đúc sẵn.
Không chuyển được sản phẩm bằng đường sắt mà chạy xe đầu kéo thì nó bán công ty hay phá sản công ty lâu rồi nha cụ :D
Giờ xây mới có kít giá ấy, gấp đôi xe container nhé, xây mới đòi giá vận chuyển bằng tàu Thống Nhất?
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,116
Động cơ
350,443 Mã lực
Suy nghĩ nông cạn lắm:
- 30-50 năm nữa có hàng chục thành phố nằm giữa HN-HCM có dân số 1-2 triệu thậm chí có thành phố 3 triệu người.
- Rất nhiều thành phố có cảng biển, nó là tiền đề để thu hút công nghiệp sau đó phát triển thành phố lớn chứ không phải chỉ có du lịch, không ai dở hơi chỉ phục vụ du lịch.

Kể cả nếu chỉ xét du lịch thôi thì chậm cũng vứt đi, trải nghiệm chỉ bọn đi phượt, người ta đi du lịch cái nhanh là cần nhất vì nó đỡ mệt đỡ mất thời gian, có mấy ngày nghỉ lễ ngồi tàu cả ngày chết mệt.
Ngồi tàu từ HN vào ĐN là 2h 30 phút ĐSCT nó hấp dẫn hơn nhiều với loại 6 h nhé, ko ai đi loại 6 h đâu trừ bù giá vé rẻ bèo, ĐSCT nhanh thì hơi đắt vẫn có người đi.
Càng đông dân thì nhu cầu kết nối vùng ở cự ly ngắn càng nhiều so với cự ly dài (HN-ĐN), khi đó tàu 200kmh sẽ hợp hơn 350kmh. Ngoài ra, nguyên tắc tốc độ càng càng cao thì mật độ chuyến phải càng thấp để đảm bảo an toàn, ví dụ tàu 200 nếu mật độ 5p / chuyến thì tàu 350 phải 10p / chuyến => năng lực vận tải liên vùng của 200 cao hơn.

Còn đi tuyến HN-ĐN, đội ngại ngồi tàu 6h thì nó bay luôn cũng được.

Cứ xây xong tuyến 200kmh, còn lại nhà nước tạo điều kiện xã hội hóa tuyến 350, cho tư nhân vào cạnh tranh với tuyến 200 để hút khách vip. Thế là chuẩn bài :))
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,044
Động cơ
-155,934 Mã lực
Tuổi
35
Càng đông dân thì nhu cầu kết nối vùng ở cự ly ngắn càng nhiều so với cự ly dài (HN-ĐN), khi đó tàu 200kmh sẽ hợp hơn 350kmh. Ngoài ra, nguyên tắc tốc độ càng càng cao thì mật độ chuyến phải càng thấp để đảm bảo an toàn, ví dụ tàu 200 nếu mật độ 5p / chuyến thì tàu 350 phải 10p / chuyến => năng lực vận tải liên vùng của 200 cao hơn.

Còn đi tuyến HN-ĐN, đội ngại ngồi tàu 6h thì nó bay luôn cũng được.

Cứ xây xong tuyến 200kmh, còn lại nhà nước tạo điều kiện xã hội hóa tuyến 350, cho tư nhân vào cạnh tranh với tuyến 200 để hút khách vip. Thế là chuẩn bài :))
Cái tuyến 350Km để tư nhân làm hay Nhật làm giờ cũng Ok hết nhưng nói không với ODA và bảo lãnh chính phủ. Có lời như mấy anh JICA chém thì Nhật nhảy vào mà làm...cần gì phải dụ vay.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,798
Động cơ
218,908 Mã lực
Huy động chân rết hải ngoại 3 nước cùng can thiệp:
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,044
Động cơ
-155,934 Mã lực
Tuổi
35

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,026
Động cơ
62,323 Mã lực
Tuổi
19
Huy động chân rết hải ngoại 3 nước cùng can thiệp:
Chuẩn rồi bác:
Trích:
"Tàu tốc độ 200km thì không nên làm và không cần bàn nhiều vì:
- Ta không có công nghệ này (nếu là công nghệ ta đang có thì câu chuyện hơi khác), tốn mấy chục tỷ USD mà tốc độ không cao lắm nên khách muốn đi Hà Nội - TP.HCM chắc sẽ không nhiều. Như vậy, chủ yếu phục vụ khách đi các tỉnh với khoảng cách dưới 1.000km.".
Very good, để tui bẩu mấy cậu trên trển, chỉ làm cái Đường sắt nào đó mà ta Có công nghệ này.

Không có công nghệ: không nên làm và không cần bàn nhiều.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,330
Động cơ
405,712 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Suy nghĩ nông cạn lắm:
- 30-50 năm nữa có hàng chục thành phố nằm giữa HN-HCM có dân số 1-2 triệu thậm chí có thành phố 3 triệu người.
- Rất nhiều thành phố có cảng biển, nó là tiền đề để thu hút công nghiệp sau đó phát triển thành phố lớn chứ không phải chỉ có du lịch, không ai dở hơi chỉ phục vụ du lịch.

Kể cả nếu chỉ xét du lịch thôi thì chậm cũng vứt đi, trải nghiệm chỉ bọn đi phượt, người ta đi du lịch cái nhanh là cần nhất vì nó đỡ mệt đỡ mất thời gian, có mấy ngày nghỉ lễ ngồi tàu cả ngày chết mệt.
Ngồi tàu từ HN vào ĐN là 2h 30 phút ĐSCT nó hấp dẫn hơn nhiều với loại 6 h nhé, ko ai đi loại 6 h đâu trừ bù giá vé rẻ bèo, ĐSCT nhanh thì hơi đắt vẫn có người đi.
Thực sự cụ đã đi đường sắt cao tốc bao giờ chưa?

Đường sắt cao tốc hơn hẳn các loại hình chở khách khác là an toàn, sạch sẽ, văn minh, rộng rãi, ngồi ăn uống như cafe xịn, và đi không hề mệt. Chính vì vậy, nếu làm ĐSCT dạng trải nghiệm thì tôi đảm bảo sẽ không thiếu khách.

Tiền đề là giá vé phải rẻ, vì phần quan trọng sẽ là khách du lịch, khách gia đình và hội nghị theo đoàn. Chính vì vậy mà tốc độ 180km/h là tối ưu để giảm thiểu đầu tư và chi phí vận hành.

Tôi không thiếu tiền, nhưng nếu có ĐSCT chạy 6 tiếng Hà nội - Đà nẵng thì tôi sẽ chọn ĐSCT chứ không bao giờ đi máy bay. Nhưng HN-SG thì tôi sẽ đi máy bay.

Đừng nên hy vọng sẽ có các đô thị 1-3 triệu dân dọc theo VN. Dân số VN sẽ tăng chậm dần rồi dừng lại. Nếu giao thông tốt, người ta sẽ phân tán ra các khoảng cách vài chục km xung quanh HN và SG chứ không phải là Tuy hòa hay Quy nhơn. ĐSCT không phân bố lại được mật độ dân số đâu.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,044
Động cơ
-155,934 Mã lực
Tuổi
35
Khổ, Nhật ăn ở thế nào mà hai cụ tuan_nguyen261188 fundraiser từng ăn học Nhật giờ quay xe hết thế này :D
Em có gì mà quay xe cụ? Em yêu thích nước Nhật từ 桜、紅葉、金閣寺...những đôi giầy của アシックス(asics)....·

Nhưng chính học ở Nhật nên em mới hiểu là làm cái gì cũng phải hiệu quả, chỉ có sự hiệu quả làm thước đo cho việc mình làm, mình đầu tư.
Học Nhật mới hiểu tự chủ công nghệ nhất là công nghiệp...một nền kinh tế với nền công nghiệp chế tạo, luyện kim yếu thì không bao giờ trở nên giàu có.

Vậy 1 dự án liên quan đến tương lai của quốc gia của chính bản thân mình, con cái mình mà cái thước đo hiệu quả đó bị các anh BGTVT kết hợp nước ngoài làm mờ nhạt, mơ hồ mông lung, nghe thiếu căn cứ...thì em phản đối có gì lạ.
 

IFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-817038
Ngày cấp bằng
5/8/22
Số km
275
Động cơ
1,700 Mã lực
Thực sự cụ đã đi đường sắt cao tốc bao giờ chưa?

Đường sắt cao tốc hơn hẳn các loại hình chở khách khác là an toàn, sạch sẽ, văn minh, rộng rãi, ngồi ăn uống như cafe xịn, và đi không hề mệt. Chính vì vậy, nếu làm ĐSCT dạng trải nghiệm thì tôi đảm bảo sẽ không thiếu khách.

Tiền đề là giá vé phải rẻ, vì phần quan trọng sẽ là khách du lịch, khách gia đình và hội nghị theo đoàn. Chính vì vậy mà tốc độ 180km/h là tối ưu để giảm thiểu đầu tư và chi phí vận hành.

Tôi không thiếu tiền, nhưng nếu có ĐSCT chạy 6 tiếng Hà nội - Đà nẵng thì tôi sẽ chọn ĐSCT chứ không bao giờ đi máy bay. Nhưng HN-SG thì tôi sẽ đi máy bay.

Đừng nên hy vọng sẽ có các đô thị 1-3 triệu dân dọc theo VN. Dân số VN sẽ tăng chậm dần rồi dừng lại. Nếu giao thông tốt, người ta sẽ phân tán ra các khoảng cách vài chục km xung quanh HN và SG chứ không phải là Tuy hòa hay Quy nhơn. ĐSCT không phân bố lại được mật độ dân số đâu.
Quy hoạch ĐN đây này:
Đến năm 2050, dự kiến dân số Đà Nẵng khoảng 2,82 triệu người (bao gồm dân số thường trú, tạm trú, quy đổi khách vãng lai, lưu trú); trong đó dân số thường trú, tạm trú khoảng 2,35 triệu người và khoảng 20% dân số vãng lai.

Cụm Nha Trang, Cam Lâm Cam Ranh quy hoạch năm 2040 khoảng gần 2 tr nhé, năm 2050 2,5-3 tr là có thể.
Khu thành phố Thanh Hóa tương lai rất đông nhé.

Dân số VN có thể không tăng nhiều nhưng thành phố lại tăng nhiều, quê càng ngày càng ít.
HN, SG càng ngày càng mất hấp dẫn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,138
Động cơ
271,375 Mã lực
Cụ có biết nếu làm đường sắt vận chuyển hàng hóa nó đắt gấp đôi xe ô tô container không?
Giờ cụ bảo phải bù giá giống ĐSCT, ok nhưng như vậy giết sạch đường bộ, đường biển và đường sắt thống nhất luôn hay sao?
Trong khi đó quan trọng nhất vận tải hàng hóa của mình nó chủ yếu xuống biển.
Thằng Lào nó làm vì nó làm gì có đường khác.

Còn ĐSCT thì hành khách nó không diệt hàng không và đường bộ mặc dù có phần cạnh tranh nhau nhưng đối tượng khách khác nhau, trong trường hợp ĐSCT nó diệt máy bay và đường bộ cũng tốt vì nó an toàn hơn, chở người nó khác chở hàng.
Cụ sai mấy điểm cơ bản:
1. Đường sắt có mỗi 2 thanh ray. Một cái đầu máy kéo hàng chục toa chở hàng, mà cụ bảo đắt hơn chạy xe container thì hơi bị ngược. Bản chất của đường sắt chở hàng là rẻ. Nó chỉ đắt hơn đường thủy thôi. Còn rẻ hơn đường bộ lẫn hàng không.
2. Bất cứ sự làm ăn nào cũng phải dựa trên thực chất. Không ai bù cho ai được. Trăm sự tại doanh nghiệp. Sao doanh nghiệp hàng không lẫn đường bộ phải gồng lên làm có lãi để lấy tiền đó bù lỗ cho ông đường sắt cao tốc gì đó?
3. Nâng vận tốc đường sắt lên cao đến một mức độ nào đó tối ưu (các đường đồ thị về chi phí, độ an toàn, khả năng bảo đảm, giá vé, tính đa dụng gặp nhau ở một độ chụm) là ok. Ở Mỹ thì nó là đường sắt bình thường 120km/h. Ở Nhật thì là đường sắt cao tốc 250-300km/h. Tùy hoàn cảnh.
4. Việt Nam mình hiện đang phát triển mạnh đường bộ và hàng không. Đường sắt èo uột lý do cũng tại hai chữ độc quyền. Trước đây hàng không cũng độc quyền nên èo uột. Nay phát triển rất mạnh. Vì thế xem lại từ đầu thì thấy rằng, việc nên làm đầu tiên là giải tán ngay Tổng công ty đường sắt VN hoặc truất thế độc quyền của nó. Làm như bên truyền tải điện sắp tới, bên các công ty đường bộ cao tốc, các cảng hàng không tư nhân, cảng đường thủy tư nhân đang làm. Làm được thế tự nhiên mọi sáng kiến nó sẽ khoa học vì không ai ngu đi ném tiền của mình qua cửa sổ cả. Tiền người khác thì ném tốt miễn sao dặn con đứng ngoài cửa sổ hứng.
Mà giải tán cái tổng DS thì trò trình ý kiến ý cò này cũng giải tán nốt. Làm lại từ đầu: các nhà đầu tư đường sắt VN họp đệ trình đề nghị chủ trương tự đầu tư hệ thống đường sắt, kinh doanh nó như cách ACV làm hay như sân bay Cam Ranh, Vân Đồn (tư nhân đầu tư). Các công ty vận tải đường sắt sẽ ra đời và thuê hệ thống đường sắt đó (như Bamboo, như Vietjet, như Pacific...).
Làm như vậy thì họ sẽ tiết kiệm từng xu. Không có chuyện cho cụ và tôi ngồi chém gió đâu. Vì họ làm bằng tiền và nghĩa vụ kinh doanh của họ.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,138
Động cơ
271,375 Mã lực
Huy động chân rết hải ngoại 3 nước cùng can thiệp:
"Tàu tốc độ 200km thì không nên làm và không cần bàn nhiều vì:
- Ta không có công nghệ này (nếu là công nghệ ta đang có thì câu chuyện hơi khác), tốn mấy chục tỷ USD mà tốc độ không cao lắm nên khách muốn đi Hà Nội - TP.HCM chắc sẽ không nhiều. Như vậy, chủ yếu phục vụ khách đi các tỉnh với khoảng cách dưới 1.000km.
Vận chuyển hàng hóa không nên đưa vào làm điều kiện tiên quyết trong dự án tàu cao tốc vì chúng ta đang có tàu thường, chỉ cần nâng cấp, vận hành tốt hơn vẫn đáp ứng được vận tải hàng hóa."
...
Nghe chừng này đã muốn tát tai đá đít rồi. Tàu Mỹ nó chạy chưa tới 150km/h mà nó là siêu cường thế giới. Dân nó chưa oán thán tắc đường kẹt xe do thiếu tàu. Khách đi tàu Bắc Nam 10h sẽ cực kỳ nhiều vì nó hợp lý và hợp ví. Công nghệ tàu 200km/h là công nghệ hết date nhưng còn nguyên giá trị sử dụng. Mua nó không bị hét giá. Sản xuất được từ đầu máy đến toa xe trong 100 năm nữa còn chạy tốt.
..
Còn về tương lai. Đã tưởng tượng thì tưởng tượng thế này:
Trong tương lai các đô thị sẽ thu hẹp lại. Các mô hình nông thị sẽ phổ biến hơn vì xanh hơn, hạ tầng nhẹ hơn. Các nhu cầu giao thông SẼ THU HẸP LẠI vì thông tin truyền tải 90% những thứ mà vì thiếu nó người ta phải di chuyển. Chỉ còn lại hàng hóa BUỘC PHẢI DI CHUYỂN và người đi du lịch.
Thậm chí trong tương lai không ai chở những món hàng đi hàng vạn km. Thịt còn in 3D được thì mọi thứ hàng hóa chỉ còn cần chuyển tải các quặng bột nguyên liệu.
Người ta ngồi ở trên núi, xác nhận chuyển khoản xong, gửi một mã lệnh AND để bên Mỹ ngồi in ra đúng mấy trái Na Chi Lăng.
Hiện nay thì ở Mỹ robot có thể mổ tim cho bệnh nhân ở đâu đó cách vạn km.
Nga đã in thành công thịt động vật từ nguyên liệu phi động vật. Giá còn đắt. Sau này in remote luôn thì khỏi chở thịt đi lung tung mất công làm lạnh.
Vậy thì ngay cả vận tải hàng hóa cũng thu hẹp nhé.
Lúc đó, tàu chạy chậm và tiếng tàu xình xịch lên ngôi vì người ta ...đi chỉ để du lịch.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top