Nhìn chung, ở các quốc gia, hệ thống giao thông vận tải (GTVT) được định hướng, quy hoạch và phát triển nhằm phục vụ hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa với bốn mục tiêu cơ bản gồm an toàn, thông suốt, hiệu quả kinh tế và thân thiện môi trường.
nhandan.vn
(Số liệu 2020).
...
Một lần nữa, nông dân tôi lại lục SGK phổ thông hầu các cụ, tầm nhìn 2050 nhé:
Thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các phương tiện vận tải (đường bộ cao tốc tốc độ trung bình 100km/h, đường sắt phổ thông tốc độ trung bình 160km/h, máy bay phổ thông tốc độ trung bình 550km/h, đường biển tốc độ 30km/h) là gì:
1. Đường bộ cao tốc:
1.1. Điểm mạnh: với hành khách-tiện lợi, về đến cửa nhà với xe cá nhân, về đến bến trung chuyển nội đo nếu là xe khách. Với hàng hóa: tiện lợi, chia nhỏ hàng hóa đến từng kiện, vào từng ngõ nhỏnếu là tải nhỏ, đưa từng container về đến kho hàng nếu là xe tải hàng container. Giá vé hành khách rẻ nhất trong so sánh với các loại phương tiện (PT),
1.2. Điểm yếu: tốc độ thấp (khoảng 100km/h trung bình đối với xe khách và 70km/h trung bình đối với xe chở hàng). Giá vận chuyển hàng hóa cao nhất. Một container từ HN-SG từ 25-30 triệu (2020) và khoảng 40 triệu (2022).
1.3. Cơ hội: khách thu nhập thấp chặng dài, hoặc khách bình thường đi chặng ngắn (dưới 400km). Hàng hóa bình thường khối lượng ít, không cần thời gian vận chuyển nhanh nhưng cần đơn giản hóa bốc xếp (1 lên 1 xuống).
1.4. Thách thức: không thể đáp ứng lưu lượng vận tải lớn. Là nguồn gốc xuống cấp hệ thống đường bộ và gia tăng tai nạn giao thông do hiện nay vận tải hàng hóa đường bộ nội địa chiếm tỷ trọng quá lớn.
1.5. Hiện trạng: chiếm trên 65% vận tải hành khách và 73% vận tải hàng hóa nội địa (2019).
1.6. Tầm nhìn: chiếm dưới 30% tổng lượng vận tải hành khách (chủ yếu cự ly ngắn 100km), chiếm dưới 50% tổng lượng vận tải trong nước.
2. Đường sắt tốc đô cao (trung bình 160km/h):
2.1. Điểm mạnh: với hành khách tuyến dưới 300km: nhanh chóng nhất, tiện lợi không bằng xe hơi, từ 300 đến 600km-nhanh chóng +tiện lợi nhất trong mọi phương tiện, với cự ly trên 600km: tiện lợi hơn máy bay, nhanh chóng hơn xe hơi. Với hàng hóa: trử hàng hóa đặc biệt giá trị cao phải chở bằng máy bay, còn lại thì nhanh nhất. Vận chuyển hàng hóa thông thường nhanh gấp đôi đường bộ hiện nay. Công nghệ phổ thông. Trăm người bán vài người mua nên không sợ bị ép giá. Bảo trì bảo dưỡng rẻ. Vận hành rẻ. Chi phí đầu tư rẻ bằng 40% DSCT kiểu Shinkansen.
2.2. Điểm yếu: Giá vé cao hơn đường bộ (nhưng rẻ hơn hàng không).
2.3. Cơ hội: Chiếm tỷ lệ lớn khách di chuyển BN trong tương lai. Trừ khách VIP đi máy bay kịp chuyến họp, còn khách đi công tác thông thường, người dân di chuyển nội địa, khách du lịch sẽ chọn DS tốc độ cao này là chính.
2.4. Thách thức: Chi phí đầu tư lớn. Mô hình chưa có ở VN nên OF tranh cãi 10 năm nữa không biết có triển khai được không.
2.5. Hiện trạng đường sắt: chiếm trên 0.5% vận tải hành khách và 0.6% vận tải hàng hóa nội địa (2019).
2.6. Tầm nhìn: chiếm khoảng 50-60% tổng lượng vận tải hành khách, chiếm khoảng 15% tổng lượng vận tải hàng hóa trong nước.
3. Đường biển:
3.1. Điểm mạnh: Chi phí chở hàng rẻ nhất (60% chi phí vận tải hàng bằng đường bộ).
3.2. Điểm yếu: tốc độ thấp nhất trong 4 loại PT (khoảng 25-30km/h trung bình).
3.3. Cơ hội: Vận tải hàng hóa tải trọng lớn với khối lượng lớn thường xuyên, hàng rời, ngoại khổ.
3.4. Thách thức: hệ thống kết nối thủy bộ-đường sắt đang rời rạc và đứt khúc.
3.5. Hiện trạng: chiếm 20% vận tải hàng hóa nội địa (2019).
3.6. Tầm nhìn: chiếm khoảng 25% tổng lượng vận tải hàng hóa trong nước.
4. Hàng không:
4.1. Điểm mạnh: nhanh nhất ở cự ly trên 500km. Giá vé linh hoạt, tần suất bay nhiều. Đang phát triển mạnh. Vận chuyển được hàng hóa giá trị cao cần nhanh. Hệ thống cảng phát triển nhanh với công nghệ xây dựng cảng HK đã nắm bắt rất tốt.
4.2. Điểm yếu: Giá vé trung bình cao nhất. Không vận chuyển được hàng phổ thông, hàng nặng. Bất tiện về di chuyển nội đô.
4.3. Cơ hội: Khi kinh tế đi lên, lượng khách hàng không sẽ chiếm khoảng 30%.
4.4. Thách thức: Phát triển quá mức hàng không sẽ có rủi ro về suy thoái kinh tế. Ngành hàng không rất dễ bị tổn thương.
4.5. Hiện trạng: chiếm trên 40% vận tải hành khách nội địa (2019).
4.6. Tầm nhìn: chiếm khoảng 30% tổng lượng vận tải hành khách giá vé cao nhất.
...
BCT không có chỗ nào nói cần đường sắt cao tốc 250-300km/h cả nhé!