[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,226
Động cơ
504,348 Mã lực
Như kế hoạch, đường sắt Cần Thơ sẽ làm luôn cả tuyến vành đai qua SG, nối vào An Bình. Ngoài ra, cũng đã quy hoạch nối đường này về ga Bình Triệu,( nhánh nối bám theo vành đai 2 sắp mở). Em nghĩ nếu xong đường mà chưa xong tuyến metro 3 a thì có thể tạm trả khách thêm ở ga Bình Triệu ( có thể thêm cả ga Thạnh Xuân nữa), sau này xong metro thì dừng Tân Kiên thôi.
Vụ tod cụ nói thì đúng, quy hoạch mới bám cao tốc nên chỉ chạy ven các đô thị. Nhưng có quỹ đất trống 300_500 ha tại các ga thì có thể xây đô thị nén, dần phát triển trong tương lai? Em thấy cái này có khi lại hay, cố chạy vào trung tâm ( như phương án ban đầu của đường sắt cần thơ) sẽ mất công giải tỏa, xử lý giao cắt, và quỹ đất còn để tod cũng khó lớn.
Riêng về vụ khu công nghiệp gần ga mà cụ nói, em chưa hiểu lắm? Khu công nghiệp thật ra là hạt nhân hình thành đô thị để phục vụ nhu cầu lưu trú, dịch vụ.... Ga cạnh khu cn luôn có khách hàng tiềm năng là lượng người làm việc và lưu trú cạnh đó, sẽ thuận lợi hơn chứ nhỉ? Hay ý cụ là nên tách ga hàng riêng(nối vào các icd chẳng hạn) và ga khách riêng ạ?
Vụ đường sắt có tần suất thấp so với metro thì đúng là chịu thật, nhưng em nghĩ nó cũng có sức hút nhất định trong bán kính 1km chứ? Có lẽ trước mắt chỉ biết làm các tuyến bus địa phương kết nối, hoặc dần di dời các bến xe địa phương về cạnh ga, làm đầu mối giao thông luôn.
Em tách ra từng ý cho rõ nha

- Tuyến TP.HCM-CT theo thiết kế có điểm đầu là ga An Bình (Bình Dương) là điểm đầu lập tàu hàng, còn ga khách là ga Tân Kiên (TP.HCM).
Ga Tân Kiên có tuyến đường sắt đô thị số 3a nối vào thì tiềm năng phát triển TOD rất hứa hẹn. Lý do tại sao thì như em post ở trước rồi.
Còn ga Thạnh Xuân cũng có tuyến đường sắt đô thị số 4 nối vào, tuy nhiên đó lại là cái depot, chứ không phải ga. Thế là tưởng như tiềm năng TOD cũng như ga Tân Kiên vậy, nhưng thực ra lại không phải, rất uổng. Nếu quy hoạch đẩy cái depot ra chỗ khác, đặt ga ở đây thì sẽ rất hứa hẹn.

- Ga Bình Triệu sau này sẽ chuyển thành ga đường sắt đô thị cho đoạn Bình Triệu - ga Sài Gòn (theo Quyết định 1769/QĐ-TTg về quy hoạch mạng lưới đường sắt). Tất nhiên câu chuyện này rất xa vì phải có đủ 2 điều kiện: đã hoàn thành tuyến tốc độ cao Bắc Nam, và xây dựng đoạn đi cao Bình Triệu - ga Sài Gòn.
Và em đánh giá đoạn này cũng không có nhiều khách vì không phải trục di chuyển chính và tuyến rất ngắn, ít ga.

- Về loại hình vận tải tàu khách + tàu hàng thì ga khách và ga hàng tách riêng mới có thể làm TOD được.
TOD chỉ xung quanh ga khách, phục vụ đi bộ, đi xe đạp, các nhu cầu sinh hoạt, học tập, làm việc, vui chơi, khám chữa bệnh,...
Ga hàng hóa vừa có tính chất bốc dỡ, kho bãi, lại là khu vực lập tàu, dồn tàu nó có diện tích rất lớn và cũng không quy hoạch TOD được. Nhưng nếu đặt ga hàng hóa ở gần khu công nghiệp, hoặc gần tuyến đường trục sẽ giảm được chi phí và quãng đường vận chuyển hàng.

- Lý do khu công nghiệp không làm TOD được vì hệ số sử dụng đất ở KCN không thể cao được vì chính tính chất phục vụ sản xuất công nghiệp của nó. Mặt khác lưu lượng là thứ quyết định thành bại của TOD thì đối tượng công nhân chỉ tập trung di chuyển vào 1h buổi sáng đi làm và 1h buổi chiều tan tầm. Các đoàn tàu chạy ngược hướng trong khoảng thời gian cao điểm này, và chạy các hướng trong các giờ còn lại trong ngày đều trống khách. Về mặt vận hành như vậy không hiệu quả. Đó là lý do người ta sử dụng xe buýt là phương tiện chính chuyên chở công nhân do tính cơ động của nó.

- Nói chung là em nhìn cái quy hoạch các tuyến, ga đường sắt của BGTVT thì thấy hơi chán. Muồn làm TOD nhưng không tạo cơ hội cho nó thì mơ ước vẫn mãi là ước mơ thôi. Trường hợp này giống 2 cái ga Hà Nội, ga Sài Gòn hiện tại, đặt giữa trung tâm 2 thành phố loại đặc biệt mà chưa thể hình thành TOD, đơn giản là vì nó chưa có tuyến đường sắt đô thị nào đấu vào thôi. Nếu có tuyến metro nào đấu vào và tăng hệ số sử dụng đất xung quanh theo nhu cầu, thì nó tự nhiên sẽ hình thành TOD. Tất nhiên thiết kế kết nối giữa ga và các công trình xung quanh cần hợp lý nữa, nhưng đây chỉ là yếu tố phụ thêm vào thôi.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,728 Mã lực
Tuổi
44
cụ nói lộ mịa ló hết bí mật :)) .

Nếu xây đường sắt phổ thông tốc độ hành trình 160km/h "tính chở khách" sẽ đông khách hơn đsct tại VN thời điểm này vì thu nhập , khách hàng sẽ chấp nhận bỏ thêm thời gian để giảm chi phí bằng việc đi từ HN - TP HCM qua đêm vì tầu đời mới rất êm , nếu là e có thời gian đi du lịch e sẽ chọn tầu hỏa 12 - 14h + đi đường sắt ngắm cảnh luôn + mang theo con lợn luộc với chai cuốc lủi thì vất vả quá :)) .
ối dồi ôi, đi tàu cao tốc sang xịn mịn cụ vẫn cứ thuốc lào với quốc luit với dắt thêm cái chân lợn nhồm nhoàm nhai thig mất cả hình ảnh tươi đẹp . Hỏng hăn, em phản đối
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,226
Động cơ
504,348 Mã lực
Có vấn đề rất buồn cười là BGTVT luôn khăng khăng phương án 320km/h mới là đông khách nhất. Còn phương án 250km/h, 160km/h chẳng có ai đi.

Mấy vị này chắc lập dự án trong mơ, không hiểu mối quan hệ chi phí - lợi ích. Nếu giá vé 320km/h các vị đưa ra bằng giá xe ô tô khách liên tỉnh thì mới đông, chứ đắt hơn giá vé 250km/h hay 160km/h thì có mà ế dài nha.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,226
Động cơ
504,348 Mã lực

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,845
Động cơ
314,316 Mã lực
Quan điểm của Bộ GTVT là mất công đầu tư thì làm luôn sẵn hạ tầng đảm bảo cho tàu chạy ở tốc độ 320-350km/h, nhưng giai đoạn đầu chỉ vận hành ở tốc độ 200-250km/h thôi, sau nâng dần tốc độ lên.
Nếu khai thác vận tốc chậm hơn sẽ tiết kiệm tiền đầu tư toa tàu, tín hiệu,....
Cái quan điểm này đc đánh giá là đầu tư đón đầu.
Chỉ lăn tăn ở tổng vđt thôi.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,728 Mã lực
Tuổi
44
Em thấy BGTVT tin tưởng 3 ông tedi-tedisouth-tricc lắm. Nhưng đọc bài này

thì thấy trình độ còn thua trung cấp đường sắt và mắc rất nhiều lỗi cơ bản. Em cứ paste lên đây trước, tối nay về em sẽ bóc phốt và nêu lý do tại sao như vậy.
Cụ cứ bóc phốt cặn kẽ đi. E nghĩ có nhiều phóng viên nằm vùng trên này lắm. Trừ báo nào đã nhận tài trợ rồi thì ko viết chứ các báo trung dung có thể mượn dao chém thớt lắm.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,594
Động cơ
251,110 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Cụ cứ bóc phốt cặn kẽ đi. E nghĩ có nhiều phóng viên nằm vùng trên này lắm. Trừ báo nào đã nhận tài trợ rồi thì ko viết chứ các báo trung dung có thể mượn dao chém thớt lắm.
Cụ nói đúng. Em thấy rất nhiều chủ đề các cụ bàn trên này. Mấy ngày sau chủ đề xuất hiện trên YouTube, fb mà nội dung y như mọi người vừa bàn xong.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Có vấn đề rất buồn cười là BGTVT luôn khăng khăng phương án 320km/h mới là đông khách nhất. Còn phương án 250km/h, 160km/h chẳng có ai đi.

Mấy vị này chắc lập dự án trong mơ, không hiểu mối quan hệ chi phí - lợi ích. Nếu giá vé 320km/h các vị đưa ra bằng giá xe ô tô khách liên tỉnh thì mới đông, chứ đắt hơn giá vé 250km/h hay 160km/h thì có mà ế dài nha.
Tôi không bênh phương án nào nói công tâm nhé cụ phân tích ngẫn nhưng chửi cả bộ GTVT.
Tôi ví dụ:
Tàu 250 km/h vé 2,5 tr.
Tàu 320 km/h vé 2,8 tr.
Nếu chỉ đắt hơn 10% như trên thì thằng 250 km/h chết chắc.

Cụ bảo vé loại 320 km/h đắt hơn loại 250 km/h thì ế dài tôi nghĩ chắc chỉ những thằng ngu nó nghe, nếu cụ bảo loại 320 km/h khả năng đắt hơn nhiều và nó ế thì tôi công nhận và nó thể hiện cụ là người có đầu óc.
Hôm qua chính cụ đưa lên đây giá vé tuyến BK-TH, giá vé ấy thằng máy bay cũng lao đao và rõ ràng tuyến ấy rất đông khách.
Giờ cụ lý luận đòi giá vé tàu 320 km/h bằng giá vé xe khách liên tỉnh chắc đến người nông dân chăn bò thất học cũng không chấp nhận, ông ấy bảo là loại 320 km/h chỉ chở miễn phí không mất tiền thì đông chứ vé bằng xe khách liên tỉnh éo ai đi đâu.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,728 Mã lực
Tuổi
44
Cụ nói đúng. Em thấy rất nhiều chủ đề các cụ bàn trên này. Mấy ngày sau chủ đề xuất hiện trên YouTube, fb mà nội dung y như mọi người vừa bàn xong.
Giờ tính lan tỏa cũng cao nên các bạn JAV có mua báo chí cũng ko ngăn chặn đc người ta đọc được những phốt liên quan tới chất lượng Nhật. Dân trí cao hơn và mạng xã hội cũng mạnh hơn giúp mọi người hiểu đc nhiều hơn.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Quan điểm của tôi là phương án 320 km/h nó rủi ro hơn phương án 250 km/h khá nhiều vì nó đắt hơn khá, chính vì thế Thái lan đã chơi phương án an toàn 200-250 km/h.

Lập luận của Bộ GTVT là họ đưa ra giá vé thấp.

Cái điểm phản bác duy nhất là hỏi Bộ GTVT Nhà Nước có phải bù tiền vé không?
Nếu Bộ GTVT chứng minh là không thì còn gì phải nghĩ, nếu mình chứng minh được Nhà Nước phải bỏ tiền thì Bộ Phải bỏ phương án đó.

Muốn tính được phải có số liệu chi phí vận hành bảo trì và giá vé của bọn tương đồng với mình như TQ, Thái, Indonesia, Ấn độ...bọn này nó xong trước khi mình làm.

Phản biện toàn lý luận cù nhầy, chửi đổng bảo sao đất nước không khá được, còn bảo Bộ GTVT không biết khái niệm đường sắt tốc độ cao là gì, nó là cơ quan chắp bút soạn thảo luật nó không biết.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Quan điểm của Bộ GTVT là mất công đầu tư thì làm luôn sẵn hạ tầng đảm bảo cho tàu chạy ở tốc độ 320-350km/h, nhưng giai đoạn đầu chỉ vận hành ở tốc độ 200-250km/h thôi, sau nâng dần tốc độ lên.
Nếu khai thác vận tốc chậm hơn sẽ tiết kiệm tiền đầu tư toa tàu, tín hiệu,....
Cái quan điểm này đc đánh giá là đầu tư đón đầu.
Chỉ lăn tăn ở tổng vđt thôi.
Câu chữ lươn lẹo của Bộ để nhét cho bằng được hệ thống 320km/h của tụi Nhật vào thôi. Chứ khóa cứng mức 200km/h thì Nhật out từ vòng gửi xe rồi.
 

Dacia90

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
2,003
Động cơ
68,261 Mã lực
Tuổi
44
Giả thiết tồn tại ĐSCT Hà nội-Tp HCM thì cụ nào ở Bắc Giang, Thái Nguyên... muốn đi tàu cao tốc phải đi ô tô, xe buýt...về Hà nội để lên tàu? Nếu vậy thì đi ô tô ra Nội bài bay còn tiện hơn? Một thí dụ như vậy để thấy muốn phát triển ĐSCT cũng phải phát triển đồng thời mạng lưới giao thông liên tỉnh ngon thì mới lợi cho dân.
 

Vinsmoke Sanji

Tháo bánh
Biển số
OF-598606
Ngày cấp bằng
12/11/18
Số km
1,038
Động cơ
137,713 Mã lực
Tuổi
35
Tôi không bênh phương án nào nói công tâm nhé cụ phân tích ngẫn nhưng chửi cả bộ GTVT.
Tôi ví dụ:
Tàu 250 km/h vé 2,5 tr.
Tàu 320 km/h vé 2,8 tr.
Nếu chỉ đắt hơn 10% như trên thì thằng 250 km/h chết chắc.

Cụ bảo vé loại 320 km/h đắt hơn loại 250 km/h thì ế dài tôi nghĩ chắc chỉ những thằng ngu nó nghe, nếu cụ bảo loại 320 km/h khả năng đắt hơn nhiều và nó ế thì tôi công nhận và nó thể hiện cụ là người có đầu óc.
Hôm qua chính cụ đưa lên đây giá vé tuyến BK-TH, giá vé ấy thằng máy bay cũng lao đao và rõ ràng tuyến ấy rất đông khách.
Giờ cụ lý luận đòi giá vé tàu 320 km/h bằng giá vé xe khách liên tỉnh chắc đến người nông dân chăn bò thất học cũng không chấp nhận, ông ấy bảo là loại 320 km/h chỉ chở miễn phí không mất tiền thì đông chứ vé bằng xe khách liên tỉnh éo ai đi đâu.
Tàu 320 chỉ đi dc các tỉnh vs nhau lên làm sao mà so với tàu 250 dc vì tàu 250 có thể đi dc tất cả các tuyến các khoảng cách từ to đến nhỏ. E ví dụ tàu 310 một ngày vợt dc 100 khách nhưng tàu 250 một ngày nó vợt 1000 khách cơ. Và vấn đề nữa là ví dụ mai sau nó có thể liên thông giữa các tuyến khác nữa chứ
 

Vinsmoke Sanji

Tháo bánh
Biển số
OF-598606
Ngày cấp bằng
12/11/18
Số km
1,038
Động cơ
137,713 Mã lực
Tuổi
35
Giả thiết tồn tại ĐSCT Hà nội-Tp HCM thì cụ nào ở Bắc Giang, Thái Nguyên... muốn đi tàu cao tốc phải đi ô tô, xe buýt...về Hà nội để lên tàu? Nếu vậy thì đi ô tô ra Nội bài bay còn tiện hơn? Một thí dụ như vậy để thấy muốn phát triển ĐSCT cũng phải phát triển đồng thời mạng lưới giao thông liên tỉnh ngon thì mới lợi cho dân.
Em nghĩ là làm dần dần ý mới đầu là hà nội rồi mai sau lạng sơn bắc giang bắc ninh hà nội rồi hải phòng hải dương hưng yên hà nội vân vân
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Tàu 320 chỉ đi dc các tỉnh vs nhau lên làm sao mà so với tàu 250 dc vì tàu 250 có thể đi dc tất cả các tuyến các khoảng cách từ to đến nhỏ. E ví dụ tàu 310 một ngày vợt dc 100 khách nhưng tàu 250 một ngày nó vợt 1000 khách cơ. Và vấn đề nữa là ví dụ mai sau nó có thể liên thông giữa các tuyến khác nữa chứ
Cụ kia nói trên cùng một chặng thằng 320 km/h đắt hơn 250 kmh/ thì ế, tôi bảo rằng nếu nó chỉ đắt hơn 10 % chẳng hạn thì thằng 250 km/h chết chứ liên quan gì đến phương thức vận hành.

Tôi hỏi cụ, nếu có 2 thằng 320 km/h và 250 km/h chạy cùng tuyến Hà Nội Vinh.
Thằng 320 km/h giá vé 610k, thằng 250 km/h giá vé 600k, thằng nào vợt được nhiều khách?

Tất nhiên thực tế thằng 320 km/h nó đắt hơn loại 250 km/h khá nhiều nên mới phải tranh cãi.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,728 Mã lực
Tuổi
44
Cụ kia nói trên cùng một chặng thằng 320 km/h đắt hơn 250 kmh/ thì ế, tôi bảo rằng nếu nó chỉ đắt hơn 10 % chẳng hạn thì thằng 250 km/h chết chứ liên quan gì đến phương thức vận hành.

Tôi hỏi cụ, nếu có 2 thằng 320 km/h và 250 km/h chạy cùng tuyến Hà Nội Vinh.
Thằng 320 km/h giá vé 610k, thằng 250 km/h giá vé 600k, thằng nào vợt được nhiều khách?

Tất nhiên thực tế thằng 320 km/h nó đắt hơn loại 250 km/h khá nhiều nên mới phải tranh cãi.
Cái này tôi ĐOÁN là nó gắn liền với cả vận chuyển hàng hóa. Tốc độ càng cao sẽ khó có vận chuyển hàng (hàng nhẹ) đi kèm, chỉ đơn thuần là chở người. Thấp hơn thì chở đc thêm hàng. Nên nếu chỉ lấy giá vé ra so sánh có vẻ sẽ khập khiễng
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,268
Động cơ
796,507 Mã lực
1 trong những lý do xe khách bóp chết tàu hỏa là họ vợt được khách dọc đường, khách cảm thấy thuận tiện, lên xuống thoải mái.
Giờ tàu cao tốc mỗi ga cách nhau 100km thì em sợ là không có khách thật.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Cái này tôi ĐOÁN là nó gắn liền với cả vận chuyển hàng hóa. Tốc độ càng cao sẽ khó có vận chuyển hàng (hàng nhẹ) đi kèm, chỉ đơn thuần là chở người. Thấp hơn thì chở đc thêm hàng. Nên nếu chỉ lấy giá vé ra so sánh có vẻ sẽ khập khiễng
Cụ kia nói rõ ràng là giá vé bằng xe khách liên tỉnh thì đông còn cao hơn 250 km/h thì ế tức là không có khách đi đúng không? liên quan gì đến chở hàng ở đây.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,318
Động cơ
267,393 Mã lực
Quan điểm của tôi là phương án 320 km/h nó rủi ro hơn phương án 250 km/h khá nhiều vì nó đắt hơn khá, chính vì thế Thái lan đã chơi phương án an toàn 200-250 km/h.

Lập luận của Bộ GTVT là họ đưa ra giá vé thấp.

Cái điểm phản bác duy nhất là hỏi Bộ GTVT Nhà Nước có phải bù tiền vé không?
Nếu Bộ GTVT chứng minh là không thì còn gì phải nghĩ, nếu mình chứng minh được Nhà Nước phải bỏ tiền thì Bộ Phải bỏ phương án đó.

Muốn tính được phải có số liệu chi phí vận hành bảo trì và giá vé của bọn tương đồng với mình như TQ, Thái, Indonesia, Ấn độ...bọn này nó xong trước khi mình làm.

Phản biện toàn lý luận cù nhầy, chửi đổng bảo sao đất nước không khá được, còn bảo Bộ GTVT không biết khái niệm đường sắt tốc độ cao là gì, nó là cơ quan chắp bút soạn thảo luật nó không biết.
Cụ bình tĩnh, chớ nặng lời mất vui.
Đồng ý với cụ mấy điểm:
1. Vé tàu cao tốc phải đắt hơn nhiều vé xe khách thì mới ế.
2. Phương án tốc độ khai thác 320km/h rủi ro hơn 200-250km/h. Tất nhiên càng rủi ro hơn 160km/h.
3. Nhà nước không có cơ chế bù lỗ cho ai tham gia kinh doanh vận tải. Như thế mói công bằng.
...
Tôi bổ sung tí thông tin.
Hiện giá vé xe khách giường nằm 38 chỗ từ SG đi HN trên hiện trạng giao thông là khoảng 720.000 đồng.
Giả sử đầu tư toàn bộ đường bộ cao tốc xong, mỗi km, nhà xe phải trả 4.400 đồng phí BOT/km của 1 xe 30 chỗ trở lên. Tính ra từ SG đi HN là 1550km cao tốc 120km/h. Tiền BOT là 6.822.000 đồng. Mỗi vé phụ thu thêm 180.000 đồng tức tổng cộng 900.000 để đi hành trình 17h (dừng nghỉ chiếm thêm 25% thời gian).
Bây giờ giả sử đầu tư xong ngay con 320km/h. Tổng mức đầu tư khoảng 60 tỷ đô. Khấu hao kịch khung 50 năm. Mỗi năm phải trích 1.2 tỷ đô. Tiền lãi trung bình hàng năm cho rẻ nhất là 2.0% x 50% (tính trên dư nợ giảm dần) tức 1%/năm. Tức 600 triệu đô nữa. Tổng tiền hụi chết hàng năm trung bình là 1.8 tỷ đô.
Hiện nay lưu lượng hàng không nội địa là 60 triệu lượt/năm.
Tính rộng, giả sử con 320km/h bảnh quá, hốt luôn 30 triệu lượt SGHN ngay lúc này.
Tính xem 1 lượt sẽ phải khấu hao bao nhiêu?
1.8 tỷ/ 30 triệu = 60 đô/lượt tức 1.4 triệu.
1.4 triệu này chưa hề tính chi phí vận hành, thuế phí khác cho mỗi lượt khách.
Theo tiêu chuẩn thì nó tương đương hàng không giá rẻ. Thì giá nó phải khoảng 2 triệu/lượt.
Vậy tổng của nó phải loanh quanh 3.4 triệu/lượt.
Với chênh lệch 2.5 triệu, thì 30 triệu lượt hành khách kia còn lại bao nhiêu? 1 triệu?
Nếu còn lại 1 triệu lượt, thì các con số tính toán kia coi như vứt vào sọt rác.
Đơn giản vậy thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vinsmoke Sanji

Tháo bánh
Biển số
OF-598606
Ngày cấp bằng
12/11/18
Số km
1,038
Động cơ
137,713 Mã lực
Tuổi
35
Cụ kia nói trên cùng một chặng thằng 320 km/h đắt hơn 250 kmh/ thì ế, tôi bảo rằng nếu nó chỉ đắt hơn 10 % chẳng hạn thì thằng 250 km/h chết chứ liên quan gì đến phương thức vận hành.

Tôi hỏi cụ, nếu có 2 thằng 320 km/h và 250 km/h chạy cùng tuyến Hà Nội Vinh.
Thằng 320 km/h giá vé 610k, thằng 250 km/h giá vé 600k, thằng nào vợt được nhiều khách?

Tất nhiên thực tế thằng 320 km/h nó đắt hơn loại 250 km/h khá nhiều nên mới phải tranh cãi.
Nếu nói như giả thuyết của cụ thì thằng 320 sẽ vợt dc nhiều thằng đi từ ga vinh đến hà nội nhưng trên thực tế sẽ ko bao giờ có chuyện đó xảy ra cụ ak vì bản thân ngừoi ta sẽ ko làm dg 320 thay đường 250 chỉ đổi để dc về sớm hơn chục phút
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top