- Biển số
- OF-34470
- Ngày cấp bằng
- 2/5/09
- Số km
- 2,232
- Động cơ
- 504,382 Mã lực
Em tách ra từng ý cho rõ nhaNhư kế hoạch, đường sắt Cần Thơ sẽ làm luôn cả tuyến vành đai qua SG, nối vào An Bình. Ngoài ra, cũng đã quy hoạch nối đường này về ga Bình Triệu,( nhánh nối bám theo vành đai 2 sắp mở). Em nghĩ nếu xong đường mà chưa xong tuyến metro 3 a thì có thể tạm trả khách thêm ở ga Bình Triệu ( có thể thêm cả ga Thạnh Xuân nữa), sau này xong metro thì dừng Tân Kiên thôi.
Vụ tod cụ nói thì đúng, quy hoạch mới bám cao tốc nên chỉ chạy ven các đô thị. Nhưng có quỹ đất trống 300_500 ha tại các ga thì có thể xây đô thị nén, dần phát triển trong tương lai? Em thấy cái này có khi lại hay, cố chạy vào trung tâm ( như phương án ban đầu của đường sắt cần thơ) sẽ mất công giải tỏa, xử lý giao cắt, và quỹ đất còn để tod cũng khó lớn.
Riêng về vụ khu công nghiệp gần ga mà cụ nói, em chưa hiểu lắm? Khu công nghiệp thật ra là hạt nhân hình thành đô thị để phục vụ nhu cầu lưu trú, dịch vụ.... Ga cạnh khu cn luôn có khách hàng tiềm năng là lượng người làm việc và lưu trú cạnh đó, sẽ thuận lợi hơn chứ nhỉ? Hay ý cụ là nên tách ga hàng riêng(nối vào các icd chẳng hạn) và ga khách riêng ạ?
Vụ đường sắt có tần suất thấp so với metro thì đúng là chịu thật, nhưng em nghĩ nó cũng có sức hút nhất định trong bán kính 1km chứ? Có lẽ trước mắt chỉ biết làm các tuyến bus địa phương kết nối, hoặc dần di dời các bến xe địa phương về cạnh ga, làm đầu mối giao thông luôn.
- Tuyến TP.HCM-CT theo thiết kế có điểm đầu là ga An Bình (Bình Dương) là điểm đầu lập tàu hàng, còn ga khách là ga Tân Kiên (TP.HCM).
Ga Tân Kiên có tuyến đường sắt đô thị số 3a nối vào thì tiềm năng phát triển TOD rất hứa hẹn. Lý do tại sao thì như em post ở trước rồi.
Còn ga Thạnh Xuân cũng có tuyến đường sắt đô thị số 4 nối vào, tuy nhiên đó lại là cái depot, chứ không phải ga. Thế là tưởng như tiềm năng TOD cũng như ga Tân Kiên vậy, nhưng thực ra lại không phải, rất uổng. Nếu quy hoạch đẩy cái depot ra chỗ khác, đặt ga ở đây thì sẽ rất hứa hẹn.
- Ga Bình Triệu sau này sẽ chuyển thành ga đường sắt đô thị cho đoạn Bình Triệu - ga Sài Gòn (theo Quyết định 1769/QĐ-TTg về quy hoạch mạng lưới đường sắt). Tất nhiên câu chuyện này rất xa vì phải có đủ 2 điều kiện: đã hoàn thành tuyến tốc độ cao Bắc Nam, và xây dựng đoạn đi cao Bình Triệu - ga Sài Gòn.
Và em đánh giá đoạn này cũng không có nhiều khách vì không phải trục di chuyển chính và tuyến rất ngắn, ít ga.
- Về loại hình vận tải tàu khách + tàu hàng thì ga khách và ga hàng tách riêng mới có thể làm TOD được.
TOD chỉ xung quanh ga khách, phục vụ đi bộ, đi xe đạp, các nhu cầu sinh hoạt, học tập, làm việc, vui chơi, khám chữa bệnh,...
Ga hàng hóa vừa có tính chất bốc dỡ, kho bãi, lại là khu vực lập tàu, dồn tàu nó có diện tích rất lớn và cũng không quy hoạch TOD được. Nhưng nếu đặt ga hàng hóa ở gần khu công nghiệp, hoặc gần tuyến đường trục sẽ giảm được chi phí và quãng đường vận chuyển hàng.
- Lý do khu công nghiệp không làm TOD được vì hệ số sử dụng đất ở KCN không thể cao được vì chính tính chất phục vụ sản xuất công nghiệp của nó. Mặt khác lưu lượng là thứ quyết định thành bại của TOD thì đối tượng công nhân chỉ tập trung di chuyển vào 1h buổi sáng đi làm và 1h buổi chiều tan tầm. Các đoàn tàu chạy ngược hướng trong khoảng thời gian cao điểm này, và chạy các hướng trong các giờ còn lại trong ngày đều trống khách. Về mặt vận hành như vậy không hiệu quả. Đó là lý do người ta sử dụng xe buýt là phương tiện chính chuyên chở công nhân do tính cơ động của nó.
- Nói chung là em nhìn cái quy hoạch các tuyến, ga đường sắt của BGTVT thì thấy hơi chán. Muồn làm TOD nhưng không tạo cơ hội cho nó thì mơ ước vẫn mãi là ước mơ thôi. Trường hợp này giống 2 cái ga Hà Nội, ga Sài Gòn hiện tại, đặt giữa trung tâm 2 thành phố loại đặc biệt mà chưa thể hình thành TOD, đơn giản là vì nó chưa có tuyến đường sắt đô thị nào đấu vào thôi. Nếu có tuyến metro nào đấu vào và tăng hệ số sử dụng đất xung quanh theo nhu cầu, thì nó tự nhiên sẽ hình thành TOD. Tất nhiên thiết kế kết nối giữa ga và các công trình xung quanh cần hợp lý nữa, nhưng đây chỉ là yếu tố phụ thêm vào thôi.