Em đồng tình với một số cụ là đường thuỷ ta rất phát triển, nhưng liệu đường thuỷ có phục vụ được nhu cầu gửi hàng ở các đô thị nằm Ở GIỮA trục bắc nam ko?
Em minh hoạ hình này, để các cụ có thể thấy ở đa phần các quốc gia trên thế giới: trung tâm kinh tế lớn nhất thường nằm ở trung tâm, với các vùng đô thị khác xuất hiện ở các vùng xung quanh. Đầu tư 1 nhánh đường sắt từ trung tâm ra 1 vùng đô thị bên cạnh, họ chỉ phục vụ được nhu cầu luân chuyển giữa trung tâm và vùng đô thị đó, thế mà họ vẫn làm. Huống chi với đặc thù lãnh thổ nước ta, phải nói là ít thấy trên thế giới. 1 tuyến tử tế chạy từ bắc vào nam có thể phục vụ được hầu như tất cả các đô thị của đất nước.
Em giả dụ coi các đô thị nằm giữa tuyến này là A, B, C, D, E, F, G, H
Ta có thể đáp ứng tốt MỌI nhu cầu các tuyến có thể xảy ra:
A-B,A-C,A-D,A-E,A-F,A-G,A-H
B-A,B-C,B-D,D-E,B-F,B-G,B-H
...
...
H-A,H-B,H-C,H-D,H-E,H-F,H-G
Chỉ cần ta có cơ sở hạ tầng ở mức độ cơ bản thôi, để bốc xếp hàng khi tàu dừng tại đó là được rồi. Em nói cơ bản thôi, là vì nhu cầu các đô thị này có nhưng cũng ko quá lớn. Đâu có gì ghê gớm đâu các cụ. Vài ba cái trục bốc xếp cont, 1 sân bãi vừa đủ, 1 vài cái nhà điều hành. Mà bởi vì quy mô các đô thị này khác tương đồng, nên ta chỉ cần thiết kế để thử nghiệm với 1 đô thị duy nhất. Nếu ổn thì cứ thế mà nhân lên áp dụng tại các đô thị còn lại. Có vậy thôi mà cớ sao ko làm, các cụ nhỉ.