- Biển số
- OF-727286
- Ngày cấp bằng
- 28/4/20
- Số km
- 5,144
- Động cơ
- 253,272 Mã lực
Cụ có vẻ không hiểu bản chất của việc "tái cơ cấu" 1 CQ, tổ chức hay 1 cty, tổng cty ....Không phải là em ghét công ty nhà nước cũ hay cụ thể là Tổng công ty đường sắt đâu. Tuy nhiên nhìn vào sự thật và xu thế của thế giới thì không nên cơ cấu lại khi công ty cũ khi chỉ là cái vỏ.
Lý do không cơ cấu lại như sau:
1/ Về con người.. sau bao năm bết bát hàng loạt người ra đi từ kỹ sư giỏi, quản lý giỏi, thợ máy giỏi…v.v rồi đến những người khá khá… cuối cùng chỉ còn lại lớp người dốt, con em.. có đi cũng trả ai nhận đành ở lại.====> vậy thì cớ cấu gì cái lớp người này, cơ cấu về còn làm phá hoại văn hoá công ty
2/ Về vốn .. làm gì còn vốn mà cơ cấu, có khi cơ cấu vốn âm vào đầu
3/ máy móc thiết bị công nghệ ? Vâng trên sổ sách ghi GTCl = 10 đồng nhưng thực tế đám máy móc đó bán sắt vụn trả ai mua.
Tóm lại khi xin cơ cấu kiểu gì ld đường sắt cũng yếu cầu nhà nước cho xin 5.000-10.000 tỷ để tái cơ cấu mua máy móc thiết bị mới, đào tạo nhân lực mới… cái này giống y như vinashin ngày xưa
Nhìn metro Hà Nội mới thành lập, vận hành ngon lành CL - HĐ với dàn lãnh đạo , nhân viên, kỹ sư, thợ máy mới tinh rất hiệu quả.
Nhà nước thay vì đổ tiền vào cơ cấu kiểu mấy công ty cũ này thì để dành tiền lập ra công ty mới hoặc liên doanh vớicác công ty tư nhân hay nước ngoài làm đường sắt thì hiệu quả hơn.
Ví dụ vừa rồi bên TQ một công ty mới thành lập 2020 mới toe 2024 đã sản xuất tên lửa và phóng rồi… nghia là nó không cần cái mác kiểu bề dày kinh nghiệm lâu năm, Hay bề dày thành tích với vô số huân chương.. bằng khen CP…thì mới làm đc.
Mục 1: Tái cơ cấu không phải là không được phép bổ sung (thêm bớt) người, tái cơ cấu cả nguồn lực con người mà cụ. Nhiều cty tái cơ cấu, thay cả CEO, thay cả Chủ tịch, thay cả Ban điều hành....còn đội Kỹ sư, đội kỹ thuật, việc thay thế - bổ sung người là dĩ nhiên.
Mục 2: Về vốn : Cty không còn vốn nhưng vốn ngoài xã hội, vốn có thể kêu gọi được. Nếu các Quỹ đầu tư, các nhà đầu tư họ nhìn thấy được tiềm năng cty, vốn sẽ được rót vào cty.
Mục 3: Máy móc thiết bị, công nghệ: đừng quan tâm mấy cái đám máy móc hiện có. Nếu cần thì bỏ hết mớ đó đi. Đầu tư máy móc, thiết bị mới.
Tất nhiên, việc tái cơ cấu VNR sẽ phải rất "đau đớn" , có thể sẽ phải phá bỏ gần hết và làm mới lại 90%. Và thành 1 cty cổ phần, vốn hóa do thị trường CK quyết định.