[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,480
Động cơ
408,528 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Khó cũng phải cố mà làm ....VNR cần phải tuyển 1 CEO có tầm và có tâm. Em nghĩ tuyển 1 CEO Việt kiều cũng được, kiếm ông nào Việt kiều Nhật mà ông ý có thể "oánh cắp" 1 ít công nghệ Nhật thì tốt. :))
ĐSCT khác cầu đường ở chỗ trên ĐSCT thì chế độ vận hành được đẩy đến tận cùng, và sai 1 lỗi rất nhỏ cũng có thể dẫn đến thảm họa.

Cho nên tất cả các nước tự phát triển ĐSCT (Đức, Nhật, Ý, Can, và sau đó là TQ) đều phải đi tuần tự từ đường sắt truyền thống dần lên. Không một nước nào dám nhảy cóc lên ĐSCT bỏ qua giai đoạn đường sắt truyền thống.

Về công nghệ thì VN có 3 kịch bản:

- Làm 1 vài tuyến đường "cận cao tốc" 160/120 (ví dụ Lào cai - Hải phòng, Hà nội Đồng đăng) trong đó VN cố gắng học nghề, nhận chuyển giao vv để làm chủ 1 phần công nghệ
- Tiếp đó làm 1 vài tuyến đường "cao tốc thấp" 200/120 (như SG-Cần thơ), cũng với nguyên tắc trên
- Cuối cùng, khi đã chắc tay nghề, mới làm tuyến dài HN-SG tốc độ 225/120 hoặc 350. Tất nhiên lúc này VN vẫn chỉ có thể đảm nhiệm 1 phần dự án, nhưng chắc chắn và hạn chế tối đa sai sót dẫn đến thảm họa.

Nhưng nếu đi tuần tự như trên thì có thể phải mất đến 40-50 năm. Còn nếu muốn nhanh thì chỉ có thể thuê nhà thầu trọn gói như Indo thuê TQ vừa rồi. Còn thì quên khẩn trương chuyện chưa có chút kiến thức kinh nghiệm nào trong tay đã đòi làm ĐSCT.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,850
Động cơ
314,213 Mã lực

Thấy có tiêu đề "đường sắt tốc độ cao", nhưng đọc chẳng có thông tin gì mới, chỉ phát hiện ra ông Cục trưởng mới lên cũng giống ông Phó Ban đường sắt metro TP.HCM chẳng hiểu gì về hệ thống cơ quan nhà nước hết.

Tiếp thu chỉ đạo của Bộ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt VN Trần Thiện Cảnh cam kết, Cục sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng cần thiết của công chức, viên chức để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành trong tình hình mới.

Cục Đường sắt thì làm gì có VIÊN CHỨC, chẳng lẽ cơ bản vỡ lòng như thế này cũng không biết sao.
Cụ soi xét quá, chắc họ ko đến mức nhầm như vậy đâu.
Trong Cục nó có các trung tâm, thì người làm việc ở các trung tâm trực thuộc là đơn vị sự nghiệp và đc tính là Viên Chức nhé.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,850
Động cơ
314,213 Mã lực
Em vẫn phản đối giao dự án hay vận hành dự án..v.v đường sắt cao tốc ( các loại ) cho ông này. Ông tổng công ty đường sắt này vận hành nốt hệ thống đường sắt cũ.
Còn dự án + vận hành dự án đường sắt cao tốc mới
thì nên giao cho một công ty liên doanh mới, cách quản trị cũng phải theo xu thế của thế giới.
Tóm lại không nên cố đổ tiền vào một xác chết để mông má thành supermen
Giờ ko sd thì cũng hơi khó, vì dù sao cũng là doanh nghiệp nhà nc 100%.
Tìm cách cơ cấu lại là tốt nhất. Giờ cũng như các cty xe bus ở HN. Ông Transerco dù sao vẫn đang đc ưu ái giao các tuyến ngon ăn, giờ có định hướng chuyển sang xe điện, nó lại trình xin một mớ ưu đãi, chứ nhả ra khối cty nhảy vào kinh doanh (như Vinbus).
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,108
Động cơ
220,303 Mã lực
1 nguồn khách tiềm năng của đsct: Dân tỉnh dọc tuyến
Không chỉ dọc tuyến mà cứ từ Bắc vào nam đi tàu lửa, đến ga nào đó thì mới chuyển sang đi xe khách tỏa ra các tỉnh, huyện.

Tàu chạy gần thay cho xe khách là dễ làm nhất nhưng hiện giờ vẫn chậm. Tuyến Hà Nội - Hải phòng thuộc loại ngon nhất mà hiện giờ vẫn chậm hơn ô tô. Chứ chạy được 120 thì xe khách dần dần tèo.
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,759
Động cơ
770,521 Mã lực
Cụ soi xét quá, chắc họ ko đến mức nhầm như vậy đâu.
Trong Cục nó có các trung tâm, thì người làm việc ở các trung tâm trực thuộc là đơn vị sự nghiệp và đc tính là Viên Chức nhé.
Cục này làm gì có trung tâm nào đâu ?
Với cục này thì trừ vài ông ngạch tổ chức ra còn thì việc nhầm thế này có gì lạ đâu.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,850
Động cơ
314,213 Mã lực
Cục này làm gì có trung tâm nào đâu ?
Với cục này thì trừ vài ông ngạch tổ chức ra còn thì việc nhầm thế này có gì lạ đâu.
Em thì ko thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị này. Nhưng rất nhiều đơn vị bị chuyển từ Tổng cục xuống thành Cục thuộc Bộ có rất nhiều đơn vị sự nghiệp như: viện nghiên cứu, trung tâm thông tin, báo chí,...
Nếu Cục này ko có, thì lđ chém hơi ẩu thật.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,229
Động cơ
504,294 Mã lực
ĐSCT khác cầu đường ở chỗ trên ĐSCT thì chế độ vận hành được đẩy đến tận cùng, và sai 1 lỗi rất nhỏ cũng có thể dẫn đến thảm họa.

Cho nên tất cả các nước tự phát triển ĐSCT (Đức, Nhật, Ý, Can, và sau đó là TQ) đều phải đi tuần tự từ đường sắt truyền thống dần lên. Không một nước nào dám nhảy cóc lên ĐSCT bỏ qua giai đoạn đường sắt truyền thống.

Về công nghệ thì VN có 3 kịch bản:

- Làm 1 vài tuyến đường "cận cao tốc" 160/120 (ví dụ Lào cai - Hải phòng, Hà nội Đồng đăng) trong đó VN cố gắng học nghề, nhận chuyển giao vv để làm chủ 1 phần công nghệ
- Tiếp đó làm 1 vài tuyến đường "cao tốc thấp" 200/120 (như SG-Cần thơ), cũng với nguyên tắc trên
- Cuối cùng, khi đã chắc tay nghề, mới làm tuyến dài HN-SG tốc độ 225/120 hoặc 350. Tất nhiên lúc này VN vẫn chỉ có thể đảm nhiệm 1 phần dự án, nhưng chắc chắn và hạn chế tối đa sai sót dẫn đến thảm họa.

Nhưng nếu đi tuần tự như trên thì có thể phải mất đến 40-50 năm. Còn nếu muốn nhanh thì chỉ có thể thuê nhà thầu trọn gói như Indo thuê TQ vừa rồi. Còn thì quên khẩn trương chuyện chưa có chút kiến thức kinh nghiệm nào trong tay đã đòi làm ĐSCT.
Em được đọc hồ sơ mấy dự án này thì thông tin chính xác lại cho các cụ. Báo chí đưa tin sai nhiều lắm.

Cả LC-HN-HP và SG-CT đều vận hành hỗn hợp khách + hàng. Tàu khách 160km/h, tàu hàng 90km/h mà bản chất là tiêu chuẩn GB 50090 của TQ. Tóm lại không có đường sắt tốc độ cao nào ở 2 tuyến này cả.

Về xây dựng ĐSCT hiện nay đang có suy nghĩ là sẽ "đứng trên vai những người khổng lồ", nhưng quên mất rằng phải biết "đứng" trước đã. Hiện Bộ GTVT không có tư vấn nào hiểu biết về ĐSCT (Ví dụ cụ thể là bị Bộ KHĐT đập cho tơi tả về mấy phương án ảo ảnh vừa rồi), nên nghe lời mấy tư vấn NB toàn xui đểu, đẻ ra cái sản phẩm cũng lởm khởm theo.
Chính vì thế tư vấn Bộ GTVT mới cho người học cấp tốc về đường sắt (mà gốc là từ người làm đường bộ). Nhưng em liếc sơ qua giáo trình rồi, vẫn không đầy đủ về ĐSCT đâu.

Hợp lý nhất là cử 2 nhóm: 1 nhóm đi châu Âu, 1 nhóm đi TQ học về ĐS trong khoảng 1 năm. Sau đó quay về thì mới tạm ổn về trình độ để làm ĐSCT được.
 

2508

Xe buýt
Biển số
OF-840999
Ngày cấp bằng
1/10/23
Số km
608
Động cơ
43,283 Mã lực
Em được đọc hồ sơ mấy dự án này thì thông tin chính xác lại cho các cụ. Báo chí đưa tin sai nhiều lắm.

Cả LC-HN-HP và SG-CT đều vận hành hỗn hợp khách + hàng. Tàu khách 160km/h, tàu hàng 90km/h mà bản chất là tiêu chuẩn GB 50090 của TQ. Tóm lại không có đường sắt tốc độ cao nào ở 2 tuyến này cả.

Về xây dựng ĐSCT hiện nay đang có suy nghĩ là sẽ "đứng trên vai những người khổng lồ", nhưng quên mất rằng phải biết "đứng" trước đã. Hiện Bộ GTVT không có tư vấn nào hiểu biết về ĐSCT (Ví dụ cụ thể là bị Bộ KHĐT đập cho tơi tả về mấy phương án ảo ảnh vừa rồi), nên nghe lời mấy tư vấn NB toàn xui đểu, đẻ ra cái sản phẩm cũng lởm khởm theo.
Chính vì thế tư vấn Bộ GTVT mới cho người học cấp tốc về đường sắt (mà gốc là từ người làm đường bộ). Nhưng em liếc sơ qua giáo trình rồi, vẫn không đầy đủ về ĐSCT đâu.

Hợp lý nhất là cử 2 nhóm: 1 nhóm đi châu Âu, 1 nhóm đi TQ học về ĐS trong khoảng 1 năm. Sau đó quay về thì mới tạm ổn về trình độ để làm ĐSCT được.
E thấy cụ có được tài liệu chưa được báo chí công bố chắc làm ở bộ nào đó. Hi vọng cụ tham mưu bộ gtvt như ý cụ đưa lên. E vẫn mong mình nghiên cứu thật kỹ để làm sao có được công nghệ để tự mình làm như đường bộ cao tốc thì không bị chảy máu ngoại tệ và có thể đảm bảo đúng tiến độ xây dựng.
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,759
Động cơ
770,521 Mã lực
Em được đọc hồ sơ mấy dự án này thì thông tin chính xác lại cho các cụ. Báo chí đưa tin sai nhiều lắm.

Cả LC-HN-HP và SG-CT đều vận hành hỗn hợp khách + hàng. Tàu khách 160km/h, tàu hàng 90km/h mà bản chất là tiêu chuẩn GB 50090 của TQ. Tóm lại không có đường sắt tốc độ cao nào ở 2 tuyến này cả.

Về xây dựng ĐSCT hiện nay đang có suy nghĩ là sẽ "đứng trên vai những người khổng lồ", nhưng quên mất rằng phải biết "đứng" trước đã. Hiện Bộ GTVT không có tư vấn nào hiểu biết về ĐSCT (Ví dụ cụ thể là bị Bộ KHĐT đập cho tơi tả về mấy phương án ảo ảnh vừa rồi), nên nghe lời mấy tư vấn NB toàn xui đểu, đẻ ra cái sản phẩm cũng lởm khởm theo.
Chính vì thế tư vấn Bộ GTVT mới cho người học cấp tốc về đường sắt (mà gốc là từ người làm đường bộ). Nhưng em liếc sơ qua giáo trình rồi, vẫn không đầy đủ về ĐSCT đâu.

Hợp lý nhất là cử 2 nhóm: 1 nhóm đi châu Âu, 1 nhóm đi TQ học về ĐS trong khoảng 1 năm. Sau đó quay về thì mới tạm ổn về trình độ để làm ĐSCT được.
Tình cảnh nếu đúng như thế này mà vẫn hô hào làm ngay làm luôn rồi còn tự làm nữa thì đúng là coi trời bằng vung thật.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,480
Động cơ
408,528 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em được đọc hồ sơ mấy dự án này thì thông tin chính xác lại cho các cụ. Báo chí đưa tin sai nhiều lắm.

Cả LC-HN-HP và SG-CT đều vận hành hỗn hợp khách + hàng. Tàu khách 160km/h, tàu hàng 90km/h mà bản chất là tiêu chuẩn GB 50090 của TQ. Tóm lại không có đường sắt tốc độ cao nào ở 2 tuyến này cả.

Về xây dựng ĐSCT hiện nay đang có suy nghĩ là sẽ "đứng trên vai những người khổng lồ", nhưng quên mất rằng phải biết "đứng" trước đã. Hiện Bộ GTVT không có tư vấn nào hiểu biết về ĐSCT (Ví dụ cụ thể là bị Bộ KHĐT đập cho tơi tả về mấy phương án ảo ảnh vừa rồi), nên nghe lời mấy tư vấn NB toàn xui đểu, đẻ ra cái sản phẩm cũng lởm khởm theo.
Chính vì thế tư vấn Bộ GTVT mới cho người học cấp tốc về đường sắt (mà gốc là từ người làm đường bộ). Nhưng em liếc sơ qua giáo trình rồi, vẫn không đầy đủ về ĐSCT đâu.

Hợp lý nhất là cử 2 nhóm: 1 nhóm đi châu Âu, 1 nhóm đi TQ học về ĐS trong khoảng 1 năm. Sau đó quay về thì mới tạm ổn về trình độ để làm ĐSCT được.
Tình cảnh nếu đúng như thế này mà vẫn hô hào làm ngay làm luôn rồi còn tự làm nữa thì đúng là coi trời bằng vung thật.
Riêng xây đường thì cử người sang Châu Âu học còn hơn sang Trung quốc.

Vì Châu Âu họ không giữ bí quyết làm hạ tầng ĐSCT. Chẳng hạn Ma-rốc làm đường 320km/h mà toàn công ty trong nước xây, Pháp chuyển giao công nghệ xây dựng và tư vấn giám sát. Tất cả đều diễn ra suôn sẻ, tàu 320km/h chạy an toàn từ 2015 đến giờ.

Còn Trung quốc vẫn rất giữ bí quyết ĐSCT, kể cả xây dựng hạ tầng. Năm 2022 Chính phủ Thái lan phải ép rất mạnh thì TQ mới chuyển giao 1 số bí quyết xây dựng đường 250km/h. Trước đó, bên Thái còn nói "Thậm chí cả tiêu chuẩn xi-măng làm đường Trung quốc cũng giấu".

Nhiều cụ trong này rất ngây thơ, hết đòi xây đường, đúc ray, viết phần mềm điều khiển, thậm chí làm cả đoàn tàu và đầu tàu. Việt nam mà có khả năng làm thế chắc vượt Thái Mã từ lâu rồi. (Mã làm đường sắt 160km/h vẫn nhập hoàn toàn của TQ).
 

2508

Xe buýt
Biển số
OF-840999
Ngày cấp bằng
1/10/23
Số km
608
Động cơ
43,283 Mã lực
Tình cảnh nếu đúng như thế này mà vẫn hô hào làm ngay làm luôn rồi còn tự làm nữa thì đúng là coi trời bằng vung thật.
Mục tiêu khởi công trước 2030 có làm luôn đâu cụ. Năm nay phấn đấu thông qua quốc hội thôi.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,144
Động cơ
253,272 Mã lực
ĐSCT khác cầu đường ở chỗ trên ĐSCT thì chế độ vận hành được đẩy đến tận cùng, và sai 1 lỗi rất nhỏ cũng có thể dẫn đến thảm họa.

Cho nên tất cả các nước tự phát triển ĐSCT (Đức, Nhật, Ý, Can, và sau đó là TQ) đều phải đi tuần tự từ đường sắt truyền thống dần lên. Không một nước nào dám nhảy cóc lên ĐSCT bỏ qua giai đoạn đường sắt truyền thống.

Về công nghệ thì VN có 3 kịch bản:

- Làm 1 vài tuyến đường "cận cao tốc" 160/120 (ví dụ Lào cai - Hải phòng, Hà nội Đồng đăng) trong đó VN cố gắng học nghề, nhận chuyển giao vv để làm chủ 1 phần công nghệ
- Tiếp đó làm 1 vài tuyến đường "cao tốc thấp" 200/120 (như SG-Cần thơ), cũng với nguyên tắc trên
- Cuối cùng, khi đã chắc tay nghề, mới làm tuyến dài HN-SG tốc độ 225/120 hoặc 350. Tất nhiên lúc này VN vẫn chỉ có thể đảm nhiệm 1 phần dự án, nhưng chắc chắn và hạn chế tối đa sai sót dẫn đến thảm họa.

Nhưng nếu đi tuần tự như trên thì có thể phải mất đến 40-50 năm. Còn nếu muốn nhanh thì chỉ có thể thuê nhà thầu trọn gói như Indo thuê TQ vừa rồi. Còn thì quên khẩn trương chuyện chưa có chút kiến thức kinh nghiệm nào trong tay đã đòi làm ĐSCT.
Em nghĩ VN nên quan hệ tốt với Pháp, sang nịnh nọt anh Phi công tý, rồi anh ý chuyển giao công nghệ cho cái công nghệ ĐSCT TGV, chắc anh Phi công cũng không hẹp hòi chuyện này đâu, nếu VN khéo miệng thì anh Phi công sẽ ủng hộ hết. :))
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,108
Động cơ
220,303 Mã lực
Riêng xây đường thì cử người sang Châu Âu học còn hơn sang Trung quốc.

Vì Châu Âu họ không giữ bí quyết làm hạ tầng ĐSCT. Chẳng hạn Ma-rốc làm đường 320km/h mà toàn công ty trong nước xây, Pháp chuyển giao công nghệ xây dựng và tư vấn giám sát. Tất cả đều diễn ra suôn sẻ, tàu 320km/h chạy an toàn từ 2015 đến giờ.

Còn Trung quốc vẫn rất giữ bí quyết ĐSCT, kể cả xây dựng hạ tầng. Năm 2022 Chính phủ Thái lan phải ép rất mạnh thì TQ mới chuyển giao 1 số bí quyết xây dựng đường 250km/h. Trước đó, bên Thái còn nói "Thậm chí cả tiêu chuẩn xi-măng làm đường Trung quốc cũng giấu".

Nhiều cụ trong này rất ngây thơ, hết đòi xây đường, đúc ray, viết phần mềm điều khiển, thậm chí làm cả đoàn tàu và đầu tàu. Việt nam mà có khả năng làm thế chắc vượt Thái Mã từ lâu rồi. (Mã làm đường sắt 160km/h vẫn nhập hoàn toàn của TQ).
Thế sao Thái không mời Pháp mà cứ kêu. Khi không thỏa thuận chuyển giao thì họ giữ bí mật là bình thường. Có những cái rất nhỏ nhưng phải mất bao tiền, bao nhiêu công trình thực tế mới rút ra được. Do đó dù VN có xây được nhưng có thêm chuyển giao cũng không thừa.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,781
Động cơ
481,797 Mã lực
Nơi ở
..
Giờ ko sd thì cũng hơi khó, vì dù sao cũng là doanh nghiệp nhà nc 100%.
Tìm cách cơ cấu lại là tốt nhất. Giờ cũng như các cty xe bus ở HN. Ông Transerco dù sao vẫn đang đc ưu ái giao các tuyến ngon ăn, giờ có định hướng chuyển sang xe điện, nó lại trình xin một mớ ưu đãi, chứ nhả ra khối cty nhảy vào kinh doanh (như Vinbus).
Không phải là em ghét công ty nhà nước cũ hay cụ thể là Tổng công ty đường sắt đâu. Tuy nhiên nhìn vào sự thật và xu thế của thế giới thì không nên cơ cấu lại khi công ty cũ khi chỉ là cái vỏ.
Lý do không cơ cấu lại như sau:
1/ Về con người.. sau bao năm bết bát hàng loạt người ra đi từ kỹ sư giỏi, quản lý giỏi, thợ máy giỏi…v.v rồi đến những người khá khá… cuối cùng chỉ còn lại lớp người dốt, con em.. có đi cũng trả ai nhận đành ở lại.====> vậy thì cớ cấu gì cái lớp người này, cơ cấu về còn làm phá hoại văn hoá công ty
2/ Về vốn .. làm gì còn vốn mà cơ cấu, có khi cơ cấu vốn âm vào đầu
3/ máy móc thiết bị công nghệ ? Vâng trên sổ sách ghi GTCl = 10 đồng nhưng thực tế đám máy móc đó bán sắt vụn trả ai mua.
Tóm lại khi xin cơ cấu kiểu gì ld đường sắt cũng yếu cầu nhà nước cho xin 5.000-10.000 tỷ để tái cơ cấu mua máy móc thiết bị mới, đào tạo nhân lực mới… ;)) cái này giống y như vinashin ngày xưa
Nhìn metro Hà Nội mới thành lập, vận hành ngon lành CL - HĐ với dàn lãnh đạo , nhân viên, kỹ sư, thợ máy mới tinh rất hiệu quả.
Nhà nước thay vì đổ tiền vào cơ cấu kiểu mấy công ty cũ này thì để dành tiền lập ra công ty mới hoặc liên doanh vớicác công ty tư nhân hay nước ngoài làm đường sắt thì hiệu quả hơn.
Ví dụ vừa rồi bên TQ một công ty mới thành lập 2020 mới toe 2024 đã sản xuất tên lửa và phóng rồi… nghia là nó không cần cái mác kiểu bề dày kinh nghiệm lâu năm, Hay bề dày thành tích với vô số huân chương.. bằng khen CP…thì mới làm đc.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,229
Động cơ
504,294 Mã lực
Riêng xây đường thì cử người sang Châu Âu học còn hơn sang Trung quốc.

Vì Châu Âu họ không giữ bí quyết làm hạ tầng ĐSCT. Chẳng hạn Ma-rốc làm đường 320km/h mà toàn công ty trong nước xây, Pháp chuyển giao công nghệ xây dựng và tư vấn giám sát. Tất cả đều diễn ra suôn sẻ, tàu 320km/h chạy an toàn từ 2015 đến giờ.

Còn Trung quốc vẫn rất giữ bí quyết ĐSCT, kể cả xây dựng hạ tầng. Năm 2022 Chính phủ Thái lan phải ép rất mạnh thì TQ mới chuyển giao 1 số bí quyết xây dựng đường 250km/h. Trước đó, bên Thái còn nói "Thậm chí cả tiêu chuẩn xi-măng làm đường Trung quốc cũng giấu".

Nhiều cụ trong này rất ngây thơ, hết đòi xây đường, đúc ray, viết phần mềm điều khiển, thậm chí làm cả đoàn tàu và đầu tàu. Việt nam mà có khả năng làm thế chắc vượt Thái Mã từ lâu rồi. (Mã làm đường sắt 160km/h vẫn nhập hoàn toàn của TQ).
Em có kha khá tài liệu về đường sắt, cũng tạm gọi là biết chút.

Em đọc sách, giáo trình, tiêu chuẩn của TQ thì thấy họ tổng hợp đủ mọi tinh hoa Đức, Pháp, Nhật trong đấy, có biện giải đầy đủ. Em đoán "GS.TS online" bên TQ nhiều hơn VN nên tài liệu mới phải viết chi tiết như thế.

Đức, Pháp thì họ chỉ nêu khái niệm, các giá trị giới hạn do TSI thống nhất. Thành thử nếu lệch chuẩn thì các tư vấn châu Âu sẽ lúng túng, phải dò lại từ đầu để tìm giải pháp phù hợp.

NB thì ghê răng hơn, đưa ra nhiều giá trị, hệ số từ thực nghiệm nhưng không giải thích. Cái này áp dụng ở NB thì được, chứ mang sang chỗ khác thì phải rất cẩn thận. Đừng nghĩ tư vấn NB ngon, nhiều khi vì cái bảo thủ của họ mà gây ra các vấn đề đó.

Còn trong topic này em nói nhiều lần là ĐSCT chẳng có gì khó cả. Nhưng ĐSCT qua tay Bộ GTVT thì nó tỏ ra nguy hiểm bởi chính cái trình độ không biết gì của tư vấn lập BCNC tiền khả thi của Bộ này. Lại được gặp lên báo chí toàn ông chiên za chẳng biết gì về ĐSCT phát biểu linh tinh làm lệch chuẩn kiến thức xã hội ra, thành thử nó mới rối rắm như vậy.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,850
Động cơ
314,213 Mã lực
Không phải là em ghét công ty nhà nước cũ hay cụ thể là Tổng công ty đường sắt đâu. Tuy nhiên nhìn vào sự thật và xu thế của thế giới thì không nên cơ cấu lại khi công ty cũ khi chỉ là cái vỏ.
Lý do không cơ cấu lại như sau:
1/ Về con người.. sau bao năm bết bát hàng loạt người ra đi từ kỹ sư giỏi, quản lý giỏi, thợ máy giỏi…v.v rồi đến những người khá khá… cuối cùng chỉ còn lại lớp người dốt, con em.. có đi cũng trả ai nhận đành ở lại.====> vậy thì cớ cấu gì cái lớp người này, cơ cấu về còn làm phá hoại văn hoá công ty
2/ Về vốn .. làm gì còn vốn mà cơ cấu, có khi cơ cấu vốn âm vào đầu
3/ máy móc thiết bị công nghệ ? Vâng trên sổ sách ghi GTCl = 10 đồng nhưng thực tế đám máy móc đó bán sắt vụn trả ai mua.
Tóm lại khi xin cơ cấu kiểu gì ld đường sắt cũng yếu cầu nhà nước cho xin 5.000-10.000 tỷ để tái cơ cấu mua máy móc thiết bị mới, đào tạo nhân lực mới… ;)) cái này giống y như vinashin ngày xưa
Nhìn metro Hà Nội mới thành lập, vận hành ngon lành CL - HĐ với dàn lãnh đạo , nhân viên, kỹ sư, thợ máy mới tinh rất hiệu quả.
Nhà nước thay vì đổ tiền vào cơ cấu kiểu mấy công ty cũ này thì để dành tiền lập ra công ty mới hoặc liên doanh vớicác công ty tư nhân hay nước ngoài làm đường sắt thì hiệu quả hơn.
Ví dụ vừa rồi bên TQ một công ty mới thành lập 2020 mới toe 2024 đã sản xuất tên lửa và phóng rồi… nghia là nó không cần cái mác kiểu bề dày kinh nghiệm lâu năm, Hay bề dày thành tích với vô số huân chương.. bằng khen CP…thì mới làm đc.
Để vận hàng các tuyến đs mới, chắc chắn phải thành lập các pháp nhân mới (công ty mới), và tuyển người mới vào.
Với những người ko đáp ứng yêu cầu, thì hoặc cho giảm biên chế, hoặc cho nghỉ việc, hoặc chờ hưu. Chứ ko lẽ để 01 TCT to đùng, lại ko dùng đến nó cũng ko ổn.
Người đứng đầu mà có tầm, sẽ dần làm mới lại bộ máy ngay.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,480
Động cơ
408,528 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thế sao Thái không mời Pháp mà cứ kêu. Khi không thỏa thuận chuyển giao thì họ giữ bí mật là bình thường. Có những cái rất nhỏ nhưng phải mất bao tiền, bao nhiêu công trình thực tế mới rút ra được. Do đó dù VN có xây được nhưng có thêm chuyển giao cũng không thừa.
Bởi vì chỉ có TQ mới có phg án tài chính tổng thể cụ ợ. Pháp hay Đức có cho vay nhưng chỉ 1 phần, phần lớn tài chính nước sở tại phải tự xoay sở.

Cái mà tôi buồn cười là nhiều cụ cứ nói "chuyển giao công nghệ" dễ như ăn cháo. Chuyển giao dễ thế sao Indo, Malay phải thuê, mua hoàn toàn từ Trung quốc?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,108
Động cơ
220,303 Mã lực
Chuyển giao dễ thế sao Indo, Malay phải thuê, mua hoàn toàn từ Trung quốc?
Phải có quyết tâm ạ. Ví dụ như Indo bị ràng buộc là Tổng thống hứa Nhà nước không vay tiền thêm nên phải gọi liên doanh. VN thì cái gì tốt thì làm, không ràng buộc, kể cả sửa luật đường sắt thì cũng đang sửa đây.

Cả cái Cần Thơ-SG nữa. Không phải thấy có thằng tự xin bỏ tiền ra là chấp nhận.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,850
Động cơ
314,213 Mã lực
Bởi vì chỉ có TQ mới có phg án tài chính tổng thể cụ ợ. Pháp hay Đức có cho vay nhưng chỉ 1 phần, phần lớn tài chính nước sở tại phải tự xoay sở.

Cái mà tôi buồn cười là nhiều cụ cứ nói "chuyển giao công nghệ" dễ như ăn cháo. Chuyển giao dễ thế sao Indo, Malay phải thuê, mua hoàn toàn từ Trung quốc?
Vingroup nhận chuyển giao công nghệ, dây chuyền sx và đã sx thành công, làm chủ công nghệ thì bọn offer lại chửi là chỉ mua về lắp ráp.
Thiết nghĩ, giờ bên ngành đường sắt mà tự chủ công nghệ đc như Vinfast là đã được nhờ lắm rồi.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top