Thế nên có còm em mới bảo. Muốn các doanh nghiệp Việt Nam đủ trình độ để tiếp nhận công nghệ, thì trước hết nên tạo điều kiện để cho họ sống cái đã.Về Ông cục trưởng nói về chuyển giao công nghệ cho công ty xe lửa Dĩ An có thể đảm nhận…làm toa làm đầu máy e không khả thi lắm. Nó bây giờ chỉ là cái tên còn nếu so với các công ty lớn khác nó chỉ tương đương hợp tác xã gia công gò hàn….
Doanh thu trong năm 2022 hơn 46 tỷ, tài sản dài hạn bao gồm nhà cửa máy móc sau khi tính hao mòn chỉ còn hơn 20 tỷ thì ai dám giao cho hợp đồng mấy nghìn tỷ cho 1 đoàn tầu.
Làm phép so sánh thì Doanh thu 2022 Hoà phát = 142.770 tỷ còn doanh thu dĩ an 46 tỷ nghĩa là Hoà Phát gấp 3.100 lần. Nhìn cái báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là loại vòng gửi xe rồi.
đ
Các doanh nghiệp đường sắt hiện nay đang hấp hối, sống mòn vì mấy chục năm nay không đầu tư gì cho đường sắt cả. Cả ngành quanh đi quẩn lại chỉ ăn được cái món duy tu bảo trì, không có dự án đầu tư mới. Thế thì doanh nghiệp làm sao mà lớn được.
Giả sử trước khi làm tuyến đường sắt tốc độ cao mới, hoành tráng thì dành khoảng dăm bảy năm dồn vốn để cải tạo đường sắt cũ. Chỉ cần vài chục nghìn tỷ cho tuyến cũ thôi, các doanh nghiệp đường sắt sống lại thì mới có tiềm lực để đón nhận dự án cao xa hơn.
Như các nhà thầu đường bộ, 2 chục năm nay gần như toàn bộ vốn đầu tư công dành cho đường bộ. Thế nên mới có năng lực, kỹ sư, máy móc, tài chính để làm được các dự án lớn như bây giờ. Qua vài chục cái cầu dây văng làm thầu phụ cho nhà thầu nước ngoài dùng vốn ODA, học lỏm kỹ thuật thì giờ mới tự làm được. Chứ tự dưng bảo mấy ông đang quen xây cầu chó nhảy, đùng cái làm cầu dây văng thì có mà làm bằng mắt.
PS: Dĩ An đã hợp tác với 1 công ty của Nhật xây dựng xưởng để làm giá chuyển hướng rồi. Tuy nhiên quy mô nhỏ chưa đáp ứng được dự án lớn đâu.
Chỉnh sửa cuối: