Quay đi quay lại thấy mấy cụ lý luận chẳng chứng cứ gì mà kéo mấy chục trang, người đọc cũng chẳng thu hoạch được gì.
Em đọc lướt thì thấy có mấy ý, tiện trả lời luôn.
TCVN 13594 sử dụng mô hình tải LM71, Tải tập trung 250kN, tải rải đều 80kN/m. Tức là cái nền đường chịu tải. Ví dụ nếu chất tải dài 20m thì nền chịu được 8x20 = 160t.
Các cụ hình dung toa xe hàng dài 20m, chở 2 xe tăng rồi (tăng từ 45-60t), cộng thêm tự trọng 20t, thì tổng tải được 60x2 +20 = 140 tấn. Dư sức nền chịu được.
Còn về tải trọng trục thì dùng giá 3 trục, thì trục là 140/(3x2) = 23,3 tấn. Vẫn dưới 250kN.
Tại sao LM71 lại có 2 giá trị 22,5t và 25t thì em giải thích nhanh đó là tải của hỗn hợp giao thông nhẹ và giao thông nặng. Tùy tốc độ mà chọn phù hợp. Ví dụ 160km/h thì 22,5t, còn muốn 25t thì chỉ 120km/h thôi. Cái này là lý do tại sao phương án 350km/h khách, 160km/h hàng chọn 22,5t. Còn nếu nó chọn 25t thì nó ở ngoài hành tinh rồi, không bàn nữa.
Ở trên này cũng có cụ ví dụ case BK-TH rồi. VN không có 400 triệu dân trên tuyến này, không có các siêu đô thị >20 triệu dân, không có hơn 10 đô thị >2 triệu dân như tuyến này thì chở khách lỗ sấp mặt. Nên nhớ TQ cũng có vài tuyến 350km/h nhưng chỉ có tuyến này có lãi thôi.
Còn tại sao chở hàng lại ưu tiên thì các cụ cứ nhìn các case trên TG. Em ví dụ mấy lần ở trong topic này rồi. Ví dụ thằng HS1 ở uk đầu tiên chỉ chở khách, lỗ quá thì nó cho thêm chở hàng thì bây giờ lại ngon.
Tóm lại phương án đề ra dựa trên kịch bản phát triển của đất nước. Bộ KHDT là người vạch kịch bản này nên họ có dữ liệu đầu vào. Họ thuê tư vấn xịn thì họ sẽ tư vấn như vậy thôi.
PS: phương án 350km/h khách, 160km/h hàng còn có nhiều điểm bất hợp lý ngoài những cái đã post trên này. Mấy cái này liên quan đến vận hành và bảo dưỡng nên em xin giữ bí mật - vì đây là bát cơm của em. Các cụ tham khảo các case trên TG cũng sẽ phát hiện ra ngay.