[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,847
Động cơ
314,288 Mã lực
Thậm chí nhìn con số 62 tỷ $ so với tuyến 6 tỷ $ của Lào thà rằng đầu tư mịa nó 4000 km như của Lào giăng khắp đất nước luôn, các vùng trọng điểm có tàu hàng hết, vận chuyển hàng hóa khỏi kêu ca nữa.
Sau đó chặng nào đông khách ko đáp ứng được xây thêm tuyến chỉ chở khách.
Giờ xây mỗi tuyến HN-SG mà chưa có các tuyến nhánh thì vận tải hàng hóa ý nghĩa gì.
Đang đề xuất 01 tuyến này, ko có nghĩa là các tuyến nhánh ko làm.
Mà sẽ làm, có khi còn xong trước cả tuyến này. Nhưng đây là trục chính, các tuyến kia sẽ kết nối.
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
678
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Đang đề xuất 01 tuyến này, ko có nghĩa là các tuyến nhánh ko làm.
Mà sẽ làm, có khi còn xong trước cả tuyến này. Nhưng đây là trục chính, các tuyến kia sẽ kết nối.
Cũng có cái hơi khó là đường sắt 300km trở lên mới bõ công chuyển hàng và hợp lý về giá,thấp hơn thì xe đầu kéo và nhất là sà lan tiện hơn nhiều.
Làm các tuyến cần thơ_ sg_ cái mép và hà nội_ hải phòng_ lạch huyện và hệ thống kết nối icd trước, chắc vẫn lỗ nhưng cần làm sớm để tạo tiền đề.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,335
Động cơ
351,375 Mã lực
Em tìm hiểu qua các mô hình tàu chở hàng trên thế giới thì cơ bản vẫn là loại 100-120kmh thôi, đến 150kmh là nhanh rồi. Nhanh hơn nữa chỉ có tuyến Mercitalia Fast của Ý đạt 180kmh trung bình trên quãng đường hơn 600km, tuyến này mãi đến 2018 mới có các cụ nhé. Ngoài ra thì có TQ chở hàng express trên tàu khách 350kmh là nhanh nhất thế giới nhưng chắc do chi phí nên không phổ biến.

Về nhu cầu chở hàng ta có thể phân thành nhiều nhóm hàng:
(1) khoáng sản, than, nông sản, ... nặng nhưng giá trị thấp, yêu cầu chi phí vận chuyển thấp không cần nhanh.
(2) hàng công nghiệp, máy móc, ô tô, container.
(3) hàng nhẹ có thể chở trong toa chuyên dụng đi cùng tàu khách.

(1) có lẽ sẽ nâng cấp tuyến cũ để chở. (3) thì đi cùng tàu khách nên cũng coi như tàu khách thôi.

(2) là loại hàng chính cho tuyến đs đang bàn. Em nghĩ dải tốc độ tàu hàng 100-150kmh là phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của VN. Thực ra các tàu container, chở ô tô, ... hay nói chung tàu hàng thông thường cũng đi được đến 150kmh thôi. Nhanh hơn nữa như Mercitalia Fast 180kmh nó sẽ phải là tàu liền thế này cơ, kiểu toa này chỉ hợp chở hàng nhỏ nhẹ cho thương mại điện tử thôi.

1668062813462.png

1668062693820.png
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,615
Động cơ
285,641 Mã lực
Em tìm hiểu qua các mô hình tàu chở hàng trên thế giới thì cơ bản vẫn là loại 100-120kmh thôi, đến 150kmh là nhanh rồi. Nhanh hơn nữa chỉ có tuyến Mercitalia Fast của Ý đạt 180kmh trung bình trên quãng đường hơn 600km, tuyến này mãi đến 2018 mới có các cụ nhé. Ngoài ra thì có TQ chở hàng express trên tàu khách 350kmh là nhanh nhất thế giới nhưng chắc do chi phí nên không phổ biến.

Về nhu cầu chở hàng ta có thể phân thành nhiều nhóm hàng:
(1) khoáng sản, than, nông sản, ... nặng nhưng giá trị thấp, yêu cầu chi phí vận chuyển thấp không cần nhanh.
(2) hàng công nghiệp, máy móc, ô tô, container.
(3) hàng nhẹ có thể chở trong toa chuyên dụng đi cùng tàu khách.

(1) có lẽ sẽ nâng cấp tuyến cũ để chở. (3) thì đi cùng tàu khách nên cũng coi như tàu khách thôi.

(2) là loại hàng chính cho tuyến đs đang bàn. Em nghĩ dải tốc độ tàu hàng 100-150kmh là phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của VN. Thực ra các tàu container, chở ô tô, ... hay nói chung tàu hàng thông thường cũng đi được đến 150kmh thôi. Nhanh hơn nữa như Mercitalia Fast 180kmh nó sẽ phải là tàu liền thế này cơ, kiểu toa này chỉ hợp chở hàng nhỏ nhẹ cho thương mại điện tử thôi.

View attachment 7493582
View attachment 7493575

cái tốc độ chở hàng 160km/h , chở khách 225km/h và tải trọng trục 28 tấn là rất cơ bản rồi đấy cụ , từ 2 yếu tố đó sẽ cho ra những phương án phù hợp với tình hình VN và thế giới hiện tại tầm nhìn khoảng 50 - 80 năm , chở hàng sẽ không thể dùng động lực phân tán vì nó hạn chế toa xe và tải trọng .

Chở hàng trên đường bộ tốc độ thực tế là 60 - 80 km/h , chở khách trên đường bộ tốc độ thực tế 70 - 100 km/h .
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,335
Động cơ
351,375 Mã lực
Em tìm hiểu qua các mô hình tàu chở hàng trên thế giới thì cơ bản vẫn là loại 100-120kmh thôi, đến 150kmh là nhanh rồi. Nhanh hơn nữa chỉ có tuyến Mercitalia Fast của Ý đạt 180kmh trung bình trên quãng đường hơn 600km, tuyến này mãi đến 2018 mới có các cụ nhé. Ngoài ra thì có TQ chở hàng express trên tàu khách 350kmh là nhanh nhất thế giới nhưng chắc do chi phí nên không phổ biến.

Về nhu cầu chở hàng ta có thể phân thành nhiều nhóm hàng:
(1) khoáng sản, than, nông sản, ... nặng nhưng giá trị thấp, yêu cầu chi phí vận chuyển thấp không cần nhanh.
(2) hàng công nghiệp, máy móc, ô tô, container.
(3) hàng nhẹ có thể chở trong toa chuyên dụng đi cùng tàu khách.

(1) có lẽ sẽ nâng cấp tuyến cũ để chở. (3) thì đi cùng tàu khách nên cũng coi như tàu khách thôi.

(2) là loại hàng chính cho tuyến đs đang bàn. Em nghĩ dải tốc độ tàu hàng 100-150kmh là phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của VN. Thực ra các tàu container, chở ô tô, ... hay nói chung tàu hàng thông thường cũng đi được đến 150kmh thôi. Nhanh hơn nữa như Mercitalia Fast 180kmh nó sẽ phải là tàu liền thế này cơ, kiểu toa này chỉ hợp chở hàng nhỏ nhẹ cho thương mại điện tử thôi.

View attachment 7493582
View attachment 7493575
Em viết tiếp: vì thế cho nên thiết kế đường sắt chở hàng tốc độ 100-150kmh là hợp lý, là yêu cầu cơ bản để phát triển kinh tế đất nước. Chi phí nhà nước đầu tư sẽ để giải quyết bài toán này là chính.

Trên nền đường này sẽ cho thêm tàu khách chạy chở người, tàu khách nhẹ nên có thể chạy nhanh hơn. Tất nhiên đầu tư thêm cho đường ray, hạ tầng, tàu, ... thì sẽ giúp nâng thêm tốc độ tàu khách hơn nữa, tuy nhiên ta nên tách biệt bài toán này với bài toán ban đầu.

Như vậy là sẽ nên tiếp cận thế này: Nhà nước sẽ đầu tư hạ tầng cho tuyến chở hàng 100-150kmh, giả sử tính toán ra được quy mô đầu tư tối thiểu sẽ là 20 tỉ USD.

Sau đó, ta tính bài toán 2 là lựa chọn nâng cao cho bài toán ban đầu, là từ vốn 20 ban đầu, ta đầu tư thêm X tỉ USD để chở được khách. Ví dụ:
+ X = 10, tổng vốn 20+10=30 chở được khách lên đến 200kmh
+ X = 40, tổng vốn 20+40=60 chở được khách lên đến 250kmh
...

Với bài toán 2 tìm X, trách nhiệm đầu tư lên ngân sách sẽ nhẹ hơn. Có thể là 50% chẳng hạn, 50% X còn lại tìm nhà đầu tư ngoài. Các phương án đổi đất lấy hạ tầng cũng có thể xem xét.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,335
Động cơ
351,375 Mã lực
cái tốc độ chở hàng 160km/h , chở khách 225km/h và tải trọng trục 28 tấn là rất cơ bản rồi đấy cụ , từ 2 yếu tố đó sẽ cho ra những phương án phù hợp với tình hình VN và thế giới hiện tại tầm nhìn khoảng 50 - 80 năm , chở hàng sẽ không thể dùng động lực phân tán vì nó hạn chế toa xe và tải trọng .

Chở hàng trên đường bộ tốc độ thực tế là 60 - 80 km/h , chở khách trên đường bộ tốc độ thực tế 70 - 100 km/h .
Em đồng ý với cụ tốc độ chở hàng 160kmh còn chở khách thì tùy chi phí phát sinh mà chọn phương án phù hợp, 200 hay 250.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,343
Động cơ
268,005 Mã lực
Thiết kế đường sắt chở hàng tốc độ 100-150kmh là hợp lý, là yêu cầu cơ bản để phát triển kinh tế đất nước. Chi phí nhà nước đầu tư sẽ để giải quyết bài toán này là chính.

Trên nền đường này sẽ cho thêm tàu khách chạy chở người, tàu khách nhẹ nên có thể chạy nhanh hơn. Tất nhiên đầu tư thêm cho đường ray, hạ tầng, tàu, ... thì sẽ giúp nâng thêm tốc độ tàu khách hơn nữa, tuy nhiên ta nên tách biệt bài toán này với bài toán ban đầu.

Như vậy là sẽ nên tiếp cận thế này: Nhà nước sẽ đầu tư hạ tầng cho tuyến chở hàng 100-150kmh, giả sử tính toán ra được quy mô đầu tư tối thiểu sẽ là 20 tỉ USD.

Sau đó, ta tính bài toán 2 là lựa chọn nâng cao cho bài toán ban đầu, là từ vốn 20 ban đầu, ta đầu tư thêm X tỉ USD để chở được khách. Ví dụ:
+ X = 10, tổng vốn 20+10=30 chở được khách lên đến 200kmh
...

Với bài toán 2 tìm X, trách nhiệm đầu tư lên ngân sách sẽ nhẹ hơn. Có thể là 50% chẳng hạn, 50% X còn lại tìm nhà đầu tư ngoài. Các phương án đổi đất lấy hạ tầng cũng có thể xem xét.
Duyệt nhé cụ!
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,335
Động cơ
351,375 Mã lực
Em cũng bổ sung thêm là trên cùng tuyến thì tàu chạy tốc độ gần nhau sẽ dễ điều độ và tổng hiệu quả cao hơn, so với chạy nhiều loại tàu có dải tốc độ quá khác biệt.

Ví dụ mình đầu tư tàu 250-300 đòi hỏi vốn rất lớn, sẽ phải chạy tần suất rất cao để có hiệu quả. Ví dụ nếu hai tàu khách liên tiếp chạy cách nhau 20p. Tàu hàng nặng chạy 100kmh đang phải trú ở ga chờ tàu thứ nhất chạy qua, sẽ chỉ có 20p để nhanh chóng đến ga trú tiếp theo để tránh tàu khách thứ hai. Nếu ga tiếp theo cách xa hơn 20km thì các cụ có thể tưởng tượng việc điều độ sẽ căng thẳng như thế nào. Chưa kể tàu dài nặng cứ 20km phải vào ga tránh một lần nó mệt mỏi và ảnh hưởng hiệu quả vận hành thế nào.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
Em cũng bổ sung thêm là trên cùng tuyến thì tàu chạy tốc độ gần nhau sẽ dễ điều độ và tổng hiệu quả cao hơn, so với chạy nhiều loại tàu có dải tốc độ quá khác biệt.

Ví dụ mình đầu tư tàu 250-300 đòi hỏi vốn rất lớn, sẽ phải chạy tần suất rất cao để có hiệu quả. Ví dụ nếu hai tàu khách liên tiếp chạy cách nhau 20p. Tàu hàng nặng chạy 100kmh đang phải trú ở ga chờ tàu thứ nhất chạy qua, sẽ chỉ có 20p để nhanh chóng đến ga trú tiếp theo để tránh tàu khách thứ hai. Nếu ga tiếp theo cách xa hơn 20km thì các cụ có thể tưởng tượng việc điều độ sẽ căng thẳng như thế nào. Chưa kể tàu dài nặng cứ 20km phải vào ga tránh một lần nó mệt mỏi và ảnh hưởng hiệu quả vận hành thế nào.
Việc điều phối với con người thì phức tạp. Chứ với máy tính nhất là AI nữa thì trong nửa nốt nhạc.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,335
Động cơ
351,375 Mã lực
Việc điều phối với con người thì phức tạp. Chứ với máy tính nhất là AI nữa thì trong nửa nốt nhạc.
Tất nhiên sẽ phải là máy tính làm tự động rồi, con người chỉ giám sát thôi. Tuy nhiên việc đông đúc phải chen chúc làm chậm nhau là không thể tránh khỏi. Giống như giao thông HN ấy, đông quá thì điều phối giời vẫn tắc.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
Tất nhiên sẽ phải là máy tính làm tự động rồi, con người chỉ giám sát thôi. Tuy nhiên việc đông đúc phải chen chúc làm chậm nhau là không thể tránh khỏi. Giống như giao thông HN ấy, đông quá thì điều phối giời vẫn tắc.
Tàu sao đông đúc như giao thông đường bộ trong nội đô được.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,335
Động cơ
351,375 Mã lực
Tàu sao đông đúc như giao thông đường bộ trong nội đô được.
Thì như em nói đấy, tàu hàng 100kmh phải dừng chờ tàu nhanh. Nếu ga tiếp theo xa quá không tránh kịp là nó phải chờ đến lúc hết đợt cao điểm tàu khách mới đi tiếp được đấy.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Em cũng bổ sung thêm là trên cùng tuyến thì tàu chạy tốc độ gần nhau sẽ dễ điều độ và tổng hiệu quả cao hơn, so với chạy nhiều loại tàu có dải tốc độ quá khác biệt.

Ví dụ mình đầu tư tàu 250-300 đòi hỏi vốn rất lớn, sẽ phải chạy tần suất rất cao để có hiệu quả. Ví dụ nếu hai tàu khách liên tiếp chạy cách nhau 20p. Tàu hàng nặng chạy 100kmh đang phải trú ở ga chờ tàu thứ nhất chạy qua, sẽ chỉ có 20p để nhanh chóng đến ga trú tiếp theo để tránh tàu khách thứ hai. Nếu ga tiếp theo cách xa hơn 20km thì các cụ có thể tưởng tượng việc điều độ sẽ căng thẳng như thế nào. Chưa kể tàu dài nặng cứ 20km phải vào ga tránh một lần nó mệt mỏi và ảnh hưởng hiệu quả vận hành thế nào.
Thằng TQ nó đã tối ưu rồi, ko làm tàu khách cao tốc chạy chung tàu hàng, nói chính xác là không khả thi cả về kinh tế và kỹ thuật.

Đã có chở hàng nặng thì tàu khách chấp nhận chậm thôi, mà tàu hàng cũng không cần nhanh.
TQ làm ở Lào: Tàu khách max 160, tàu hàng 100 km/h.
TQ làm ở Mã Lai: Tàu khách max 160, tàu hàng 80 km/h. (cái này hình như 680 km hết có 12,5 tỷ $)
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
Thì như em nói đấy, tàu hàng 100kmh phải dừng chờ tàu nhanh. Nếu ga tiếp theo xa quá không tránh kịp là nó phải chờ đến lúc hết đợt cao điểm tàu khách mới đi tiếp được đấy.
Vấn đề là 1 ngày có bao nhiêu chuyến tàu hàng. Nó rẽ vào đường tránh. Vèo 1 cái tàu khách chạy qua là nó lại rẽ ra đi tiếp thôi. Nó có dừng đâu. Tàu này chính xác đến từng giây nhé.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Vấn đề là 1 ngày có bao nhiêu chuyến tàu hàng. Nó rẽ vào đường tránh. Vèo 1 cái tàu khách chạy qua là nó lại rẽ ra đi tiếp thôi. Nó có dừng đâu. Tàu này chính xác đến từng giây nhé.
Nói phét ít thôi, trên thế giới từ xưa đến nay chỉ có thằng Nhật nổi tiếng đúng giờ tàu còn sai lệch là bình thường.

Kể cả đúng giờ thì ko có nghĩa là vèo phát đi ngay, nó phụ thuộc lộ trình, đợi lâu là bình thường không có chuyện luôn gặp nhau ở ga, ngay cả shinkansen cũng nhiều chuyến đợi lâu nhé.
Xin nhắc lại đợi lâu không phải là sai giờ mà quy trình buộc phải đợi lâu.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,343
Động cơ
268,005 Mã lực
Vấn đề là 1 ngày có bao nhiêu chuyến tàu hàng. Nó rẽ vào đường tránh. Vèo 1 cái tàu khách chạy qua là nó lại rẽ ra đi tiếp thôi. Nó có dừng đâu. Tàu này chính xác đến từng giây nhé.
Đường tránh có mỗi đoạn vài km, không cần cứ 30km/ ga xép đúng không cụ? Hai tàu cứ thế song hành 1 đoạn tàu nào chạy tốc độ của tàu nấy, khỏi dừng hay giảm tốc.
Mà chênh 160-120 không lớn, giao cắt trên tuyến hỗn hợp hàng-khách không khủng khiếp như tốc độ 250-160 km/h
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
Nói phét ít thôi, trên thế giới từ xưa đến nay chỉ có thằng Nhật nổi tiếng đúng giờ tàu còn sai lệch là bình thường.

Kể cả đúng giờ thì ko có nghĩa là vèo phát đi ngay, nó phụ thuộc lộ trình, đợi lâu là bình thường không có chuyện luôn gặp nhau ở ga, ngay cả shinkansen cũng nhiều chuyến đợi lâu nhé.
Xin nhắc lại đợi lâu không phải là sai giờ mà quy trình buộc phải đợi lâu.
Chênh nhau 100km/h mà không vèo.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,343
Động cơ
268,005 Mã lực
Nói phét ít thôi, trên thế giới từ xưa đến nay chỉ có thằng Nhật nổi tiếng đúng giờ tàu còn sai lệch là bình thường.

Kể cả đúng giờ thì ko có nghĩa là vèo phát đi ngay, nó phụ thuộc lộ trình, đợi lâu là bình thường không có chuyện luôn gặp nhau ở ga, ngay cả shinkansen cũng nhiều chuyến đợi lâu nhé.
Xin nhắc lại đợi lâu không phải là sai giờ mà quy trình buộc phải đợi lâu.
Cái này giống như làn dừng đỗ trên đường bộ cao tốc (Hà Nội-Lào Cai đoạn từ Yên Bái lên Lào Cai). Những đoạn đó sẽ có 3 làn song song. Chẳng phải xây hẳn 1 cái ga như cụ nghĩ đâu.
Ăn thua kỷ luật và thuật toán. Dĩ nhiên sẽ có lúc phải dừng tàu nào đó vài phút.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Cái này giống như làn dừng đỗ trên đường bộ cao tốc (Hà Nội-Lào Cai đoạn từ Yên Bái lên Lào Cai). Những đoạn đó sẽ có 3 làn song song. Chẳng phải xây hẳn 1 cái ga như cụ nghĩ đâu.
Ăn thua kỷ luật và thuật toán. Dĩ nhiên sẽ có lúc phải dừng tàu nào đó vài phút.
Shinkansen nó vẫn phải vào ga nằm đợi tàu vượt nhé, ko ai xây ga để vượt mà người ta lập trình để nó vượt ở ga Nam Đinh, ga Thanh Hóa chẳng hạn...nhưng đều phải nằm đợi một số phút nào đấy chứ vèo như trong phim thì chỉ nói nhằng nói nhịt chứ thực tế ko có đâu.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top