Tiện thể có đoạn về đường sắt Ma rốc, không biết có phải bọn Nhật dìm hàng Pháp hay không, báo TT chuyên bơm tin cho Nhật:
-------------------------------
Phần dự án đường sắt cao tốc nối thành phố Ketrina, gần thủ đô Rabat của Morocco với thành phố Tanger vừa chính thức được phát động. Chi phí cho dự án đường sắt dài 200km này là 20 tỉ dirham (khoảng 2,4 tỉ USD) và dự kiến công trình đi vào hoạt động cuối năm 2015. Các quan chức giải thích sở dĩ dự án đồ sộ này có thể sớm hoàn thành bởi
địa hình của Morocco khá bằng phẳng và chi phí đền bù không tốn kém.
Morocco có dân số khoảng 31,7 triệu người, GDP năm 2008 là 85,2 tỉ USD (số liệu của WB), tỉ lệ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% (số liệu 2008) và GPD tính theo đầu người năm 2008 là 2.900 USD. |
Dĩ nhiên họ không muốn nói tới ý định chính trị rất rõ ràng của chính quyền và sự “chống lưng” từ Pháp với sự tham gia của Công ty Đường sắt quốc gia Pháp (SNCF) và Alstom. Tiền cho dự án được chia sẻ như sau: Morocco bỏ ra 5,8 tỉ dirham, Pháp và Liên minh châu Âu (EU) cho 1,9 tỉ và phần còn lại (12,3 tỉ) sẽ là tiền vay từ Pháp và Ngân hàng Đầu tư châu Âu. Đó là chưa kể khoảng 80 triệu USD do Pháp tài trợ cho quá trình nghiên cứu tiền khả thi. Cái giá trên được cho là “mềm” nếu biết rằng giá trung bình ở châu Âu vào khoảng 1,7-2 tỉ USD cho 100km đường sắt cao tốc.
Cơ quan Đường sắt quốc gia Morocco (ONCF) khẳng định tỉ lệ sinh lãi của dự án là 12,6%, tức cao gấp 2,5 lần tỉ lệ sinh lãi của SNCF lâu đời. Thậm chí ONCF dự báo sẽ có khoảng 8 triệu hành khách sử dụng đường tàu này. Những con số hết sức ấn tượng đã được thông báo rất rõ.
Thế nhưng thông tin dự kiến giá vé cho đường tàu hiện đại này lại không hề thấy trên bất cứ thông tin chính thức nào. Vì vậy, một quan chức cấp cao (giấu tên) của Ngân hàng Thế giới (WB) làm việc tại thủ đô Rabat bình luận: “Đất nước này còn đến 40% dân số mù chữ, 15% sống dưới mức nghèo khổ và nền kinh tế còn phụ thuộc rất lớn vào nước mưa của trời thì liệu đầu tư 20 tỉ dirham cho đường sắt cao tốc có phải là lựa chọn tốt?”.
Khi dự án này được đề cập, nhiều nhà quan sát và chuyên gia đã đặt câu hỏi về số tiền bỏ ra cho một dự án quá đồ sộ đối với nền kinh tế của nước này. Bởi lẽ số tiền đó bằng 2/3 ngân sách hằng năm của Chính phủ Morocco.
Dự án đã khởi động nhưng những băn khoăn vẫn còn đó trong dư luận Morocco.
TT - Câu chuyện đường sắt cao tốc đang được bàn thảo sôi nổi tại Việt Nam. Tuổi Trẻ xin giới thiệu một bức tranh tổng thể liên quan câu chuyện này trên thế giới.
tuoitre.vn