[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Chỉ mong VN có đc cái csht đường sắt như của Lào bây giờ là quá ngon. Đi lại êm ru, khéo hành không lại mất khách. Lúc đấy ko cần bàn phương án sân bay thứ 2 để giảm tải cho nội bài nữa.
Bài toán đường sắt của TQ đi sang Lào và xuống dưới nữa tới biển là chiến lược lớn của TQ, họ sẵn sàng bỏ chi phí cho việc này để đạt được mục đích khác nhau. Nhưng mà như chiến lược của Mỹ làm trục ngang đối trọng My-Thái - Lào Việt để xông ra biển, thì đúng ra ta nên làm tàu .... hàng từ cảng biển nào đó (Nghệ An hoặc Vũng Áng) xuyên thẳng sang Viên chăn, kết nối vào đường sắt ........ TQ đã làm, thì hàng hóa các thứ cũng tham gia vào được hành trình sang Trung Quốc mà về kinh tế, chính trị lại được tiếng cho Lào cửa thông ra biển giao thương.
Về hạ tầng Vn, vấn đề là tối ưu quản trị/vận hành trong logistic chứ hạ tầng mình địa hình cũng không tệ, đường biển dài, cứ gì phải đường sắt. Đường sắt (cao tốc chở người) chỉ nên làm trọng điểm với chặng Nha Trang - Long Thành airport, nối vào hub nào của tp HCM. Và Nghệ An - Thanh Hóa - sân bay to đùng của Nam HN và nối sang vành đai 4 HN là đủ.
Với chiều dài như đòn gánh của bản đồ VN, giờ đã có sân bay Long Thành rồi (sau phải làm cao tốc đi lên Bảo Lộc, đi xuống Vũng Tàu, đi vắt sang ngang nối vào đường TP HCM - Tây Ninh, đường xuống Long An thì có rồi), thì làm 1 cái nữa ở trên Tam Điệp, to như Long Thành (dừng ngay mấy ông sân bay HN 2, sân bay vùng Tiên Lãng, a b c,....), từ đó làm 4 5 cao tốc tỏa đi khắp hướng (đồng thời có 1 đường sắt cao tốc rồi), thì 2 đầu đất nước có 2 hub chạy đâu chả được.
Tính là phải tính cho 10 20 năm, lúc đó đường cao tốc mỗi bên 4 làn, tốc độ trung bình 160km, thì hub Bắc bộ mà về Tuyên Quang thì 2h, Tiên Yên 2h, Sơn La cũng 2h...
2 con hub đó gần đường bộ và đều gần cảng to, Nam bộ thì Thị vải, bắc bộ thì Nghi Sơn, Lạch Huyện. Đi đâu chả tiện. Hàng hóa vận tải phải ưu tiên đường biển vì địa hình dài và toàn cảng, đô thị sầm uất, chân cảng sát biển thế. Ưu tiên gì thằng tàu hàng, tàu khách đường sắt chạy dài lê thê cả chiều đất nước, chả tác dụng gì.
 

wildcat74

Xe điện
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
4,858
Động cơ
574,466 Mã lực
2 đầu đất nước 10 triệu dân mỗi thành phố, còn các đô thị khác trên đường đi giỏi được 1 triệu (ĐN, Nha trang), còn lại toàn dưới 500k. Như vậy nhu cầu di chuyển ở các điểm giữa đến 2 đầu ko cao. HN SG còn phải cạnh tranh với hàng không nữa. Đường sắt cao tốc khó có hiệu quả!
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
thật ra cao tốc cho xe chạy thì không nên quá 2 làn mỗi bên nơi vắng và quá 4 làn mỗi bên khi ngang qua city

càng quá nhiều làn thì càng cần có nhiều điểm hoà và thoát .

cho nên cần 2-4 (tùy khúc) cao tốc song song dọc theo đất nước .

xe lửa điện cao tốc thì quá tốn kém . xe lửa điện trung tốc (250km/h trở xuống) thì bị chê là chậm .
 

raisomoon

Xe tăng
Biển số
OF-28345
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
1,365
Động cơ
458,119 Mã lực
Trong khi các cụ OFer vẫn ngồi đây cãi nhau về tốc độ tàu chạy. CQ thì vẫn ám ảnh nổi sợ ông béo, nhân dân anh hùng thì vẫn bài tàu như chính Âu Mỹ muốn.
Nhìn cái tuyến đường sắt liên vận Á - Âu này, chưa kể 1 vài vùng ở Châu Phi thì VN ta đúng trở thành 1 cục thịt thừa ko chịu kết phát triển.
Có cụ đã nói với mối quan hệ với TQ trong 20 năm qua thì không xây là đúng, nhưng tầm 30 năm nữa thì thực sự chúng ta sẽ là vùng trũng của pt vì bạn bè hàng xóm của ta họ cũng đâu chịu dừng lại. Đúng là ko làm thì ko cần sợ trách nhiệm :D
285740812_3233928126851636_4860482996369600417_n.jpg
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,230
Động cơ
504,334 Mã lực

Về định hướng phát triển đường sắt, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, Chính phủ đang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, thẩm định dự án đường sắt Bắc Nam tốc độ cao. Kế hoạch là sẽ báo cáo Bộ Chính trị và phấn đấu trong nhiệm kỳ này báo cáo Quốc hội để xin chủ trương đầu tư. Khi có chủ trương đầu tư còn lập dự án đầu tư, 3-4 năm sau mới có thể triển khai. Hệ thống đường sắt hiện hữu sẽ định hướng thành vận chuyển hàng hoá, kết nối xuống các cảng cùng đường biển. Còn đường sắt Bắc Nam tốc độ cao sẽ vận chuyển hành khách để đảm bảo giao thông Bắc Nam thông suốt, nhất là vào dịp lễ Tết.

Trình độ Tedi thế nào thì cứ nhìn trình độ abcz là rõ. Bị NB cho bùa mê thuốc lú nên bảo thủ khăng khăng phương án của NB.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,230
Động cơ
504,334 Mã lực
Cái hài hước trong phát biểu này là

Còn đường sắt Bắc Nam tốc độ cao sẽ vận chuyển hành khách để đảm bảo giao thông Bắc Nam thông suốt, nhất là vào dịp lễ Tết.

Những dịp lễ tết là người ta xác định thời gian thư thả, không cần gấp nhưng không quá lâu. Việc di chuyển 10h từ HN vào TP. HCM (trung bình 160km/h) tương đương tối hôm nay ở HN, sáng hôm sau có mặt tại TP.HCM và ngược lại là hết sức phù hợp, và giá vé cũng sẽ rất cạnh tranh.

Sau khi bị phê phán ở luận điểm "cạnh tranh với hàng không", thì nay ở luận điểm mới cho thấy Bộ GTVT quả thực rất có vấn đề về suy nghĩ.
 

arc_vn

Xe đạp
Biển số
OF-157399
Ngày cấp bằng
19/9/12
Số km
35
Động cơ
351,704 Mã lực
Theo e thì nên làm chở người phục vụ du lịch dịch vụ, hàng hoá sau này chủ yếu xuất khẩu thì đg biển , chứ phục vụ nhu cầu trong nước thì tính hồi vốn còn khuya, 20 năm nữa fdi rời đi thì hàng hoá sx đc vận chuyển trong nước cũng giảm, lâu dài chỉ phục vụ chở ng như nhật bản. Làm cả chở hàng và người thì ngắn hạn 20-30 năm, sau chỉ chở ng là chính mà tốc độ 200km thì ko cạnh tranh nổi hàng ko
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Nhật Bản sau hơn 60 năm xây dựng mới làm được có 2765 km đường sắt cao tốc.
Về đầu tư thì chính phủ bỏ ra hàng chục nghìn tỷ Yên để xây dựng nhưng sau đó bán rẻ lại cho tư nhân chỉ với giá chưa bằng 1/3 chi phí xây dựng (phần còn lại nhà nước gánh). (Nhật đầu tư gần 300 tỷ $ trong 60 năm để xây dựng 2765 km đường sắt cao tốc, nếu VN làm 1500 km đsct, có lẽ cũng sẽ tốn tầm đó tiền mới có thể hoàn thành).
Sau khi bán lại cho tư nhân, nhà nước tiếp tục trợ cấp bằng cách hỗ trợ lãi suất vay vốn 0% để tiếp tục xây dựng và vận hành.
Với kiểu làm được nội địa hóa 100%, mật độ dân số cao, công nghiệp hóa cao mà lỗ vỡ mặt như Nhật thì VN hoàn toàn không có cơ hội nào cho việc xây dựng đường sắt. Thậm chí, kể cả bây giờ Nhật nó tặng cho 1 hệ thống đường sắt cao tốc miễn phí đi chăng nữa thì hàng năm vẫn phải trợ cấp vài tỷ $ để vận hành.
TQ có thể vận hành có lãi vì chi phí đầu tư thấp, nhà nước trợ cấp, dân số đông và mật độ dân số lớn, nhu cầu đi lại cao nên mới gánh được. VN quy mô lợi thế còn kém hơn cả Nhật mà đòi làm đường sắt cao tốc mỗi chở người công nghệ Nhật thì đúng là thần kinh nặng, không có dựa trên cơ sở khoa học nào.
 

arc_vn

Xe đạp
Biển số
OF-157399
Ngày cấp bằng
19/9/12
Số km
35
Động cơ
351,704 Mã lực
Nhật Bản sau hơn 60 năm xây dựng mới làm được có 2765 km đường sắt cao tốc.
Về đầu tư thì chính phủ bỏ ra hàng chục nghìn tỷ Yên để xây dựng nhưng sau đó bán rẻ lại cho tư nhân chỉ với giá chưa bằng 1/3 chi phí xây dựng (phần còn lại nhà nước gánh). (Nhật đầu tư gần 300 tỷ $ trong 60 năm để xây dựng 2765 km đường sắt cao tốc, nếu VN làm 1500 km đsct, có lẽ cũng sẽ tốn tầm đó tiền mới có thể hoàn thành).
Sau khi bán lại cho tư nhân, nhà nước tiếp tục trợ cấp bằng cách hỗ trợ lãi suất vay vốn 0% để tiếp tục xây dựng và vận hành.
Với kiểu làm được nội địa hóa 100%, mật độ dân số cao, công nghiệp hóa cao mà lỗ vỡ mặt như Nhật thì VN hoàn toàn không có cơ hội nào cho việc xây dựng đường sắt. Thậm chí, kể cả bây giờ Nhật nó tặng cho 1 hệ thống đường sắt cao tốc miễn phí đi chăng nữa thì hàng năm vẫn phải trợ cấp vài tỷ $ để vận hành.
TQ có thể vận hành có lãi vì chi phí đầu tư thấp, nhà nước trợ cấp, dân số đông và mật độ dân số lớn, nhu cầu đi lại cao nên mới gánh được. VN quy mô lợi thế còn kém hơn cả Nhật mà đòi làm đường sắt cao tốc mỗi chở người công nghệ Nhật thì đúng là thần kinh nặng, không có dựa trên cơ sở khoa học nào.
Chở hàng hoặc hàng kèm ng mới thần kinh đó bác vì fdi và kể cả dn ta có đủ năng lực sx thì cũng chuyển sang nc có nhân công giá rẻ, khi vn hết lợi thế nhân công, 1 là ko xây 2 là có xây thì chở ng, còn để chở lúa gạo với hàng giá trị gia tăng thấp thì thôi
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,230
Động cơ
504,334 Mã lực
Khi em được tiếp cận với đường sắt châu Âu thì Đức luôn được nhắc đến là kết hợp hiệu quả tuyến chở khách và chở hàng. Tuy nhiên đặc thù cự ly điểm đầu điểm cuối của Đức khá phù hợp để chở khách ban ngày, chở hàng ban đêm.
Tưởng Đức đã hay ai ngờ Hà Lan còn hiệu quả hơn, tàu khách tàu hàng chạy đan xen cả ngày lẫn đêm. Hoá ra cái cảng Rotterdam to nhất châu Âu, không trung chuyển nhanh là nghẽn ngay. Em học cái biểu đồ chạy tàu mới thấy HL rất hiệu quả, tính toán chuẩn xác món điều độ này. Thậm chí có nhiều khu đoạn mà chơi cả tàu metro, tàu tốc độ cao, tàu hàng chạy đan xen nhau luôn. Thật là rất nên học hỏi.
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,073
Động cơ
120,231 Mã lực
Theo e thì nên làm chở người phục vụ du lịch dịch vụ, hàng hoá sau này chủ yếu xuất khẩu thì đg biển , chứ phục vụ nhu cầu trong nước thì tính hồi vốn còn khuya, 20 năm nữa fdi rời đi thì hàng hoá sx đc vận chuyển trong nước cũng giảm, lâu dài chỉ phục vụ chở ng như nhật bản. Làm cả chở hàng và người thì ngắn hạn 20-30 năm, sau chỉ chở ng là chính mà tốc độ 200km thì ko cạnh tranh nổi hàng ko
Nếu đã phục vụ du lịch thì phải có lãi vì đó không còn là phục vụ nhu cầu cơ bản nữa để nhà nước phải trợ giá. Cụ xem 300km/h chỉ chở khách có lãi được không, cứ cho là chỉ tính chi phí vận hành bỏ qua chi phí đầu tư ban đầu đi? Ở đâu có lãi?
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,671
Động cơ
562,699 Mã lực
Khi em được tiếp cận với đường sắt châu Âu thì Đức luôn được nhắc đến là kết hợp hiệu quả tuyến chở khách và chở hàng. Tuy nhiên đặc thù cự ly điểm đầu điểm cuối của Đức khá phù hợp để chở khách ban ngày, chở hàng ban đêm.
Tưởng Đức đã hay ai ngờ Hà Lan còn hiệu quả hơn, tàu khách tàu hàng chạy đan xen cả ngày lẫn đêm. Hoá ra cái cảng Rotterdam to nhất châu Âu, không trung chuyển nhanh là nghẽn ngay. Em học cái biểu đồ chạy tàu mới thấy HL rất hiệu quả, tính toán chuẩn xác món điều độ này. Thậm chí có nhiều khu đoạn mà chơi cả tàu metro, tàu tốc độ cao, tàu hàng chạy đan xen nhau luôn. Thật là rất nên học hỏi.
Bên Đức đi tàu hoả rất mất thời gian vì chạy chậm. Nếu được đi ô tô vẫn thích hơn
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,850
Động cơ
314,213 Mã lực
2 đầu đất nước 10 triệu dân mỗi thành phố, còn các đô thị khác trên đường đi giỏi được 1 triệu (ĐN, Nha trang), còn lại toàn dưới 500k. Như vậy nhu cầu di chuyển ở các điểm giữa đến 2 đầu ko cao. HN SG còn phải cạnh tranh với hàng không nữa. Đường sắt cao tốc khó có hiệu quả!
Nói như cụ thì cần gì làm đường cao tốc Bắc Nam, cứ làm đoạn ngắn ngắn thôi.
Đâu phải chỉ khách 02 đầu đất nước, mà khách đi lại giữa chặng cũng nhiều, nên giải quyết việc đi lại vừa nhanh, tiện, lại rẻ hơn đi bằng máy bay.
Nếu làm tuyến đường đôi, điện khí hóa mà hết cỡ 25-30 tỷ USD thì rất nên làm. Chắc chắn khi làm xong, sẽ ko phải xây, mở rộng quá nhiều sân bay như quy hoạch.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,850
Động cơ
314,213 Mã lực
Trong khi các cụ OFer vẫn ngồi đây cãi nhau về tốc độ tàu chạy. CQ thì vẫn ám ảnh nổi sợ ông béo, nhân dân anh hùng thì vẫn bài tàu như chính Âu Mỹ muốn.
Nhìn cái tuyến đường sắt liên vận Á - Âu này, chưa kể 1 vài vùng ở Châu Phi thì VN ta đúng trở thành 1 cục thịt thừa ko chịu kết phát triển.
Có cụ đã nói với mối quan hệ với TQ trong 20 năm qua thì không xây là đúng, nhưng tầm 30 năm nữa thì thực sự chúng ta sẽ là vùng trũng của pt vì bạn bè hàng xóm của ta họ cũng đâu chịu dừng lại. Đúng là ko làm thì ko cần sợ trách nhiệm :D
285740812_3233928126851636_4860482996369600417_n.jpg
Chưa làm là do chúng ta chưa có tiền thôi, chứ chẳng phải sợ ai.
Giai đoạn này tập trung nguồn lực làm đường bộ cao tốc là đúng rồi, do nguồn ngân sách có thể cân đối đc, và năng lực xây dựng chúng ta tự chủ được.
Tiếp theo, sẽ thực hiện một vài chặng ngắn để thử nghiệm trước (Sài Gon-Cần Thơ,...) nếu thành công thì sẽ làm chặng dài hơn.
Nếu nguồn lực chưa đủ, mà cố làm, và nhà thầu xây dựng trong nước chưa làm chủ công nghệ, thì chỉ tổ rơi vào bẫy nợ thôi, và nguy cơ vỡ nợ.
Nếu có tiền, nên ưu tiên đường sắt đô thị HN, SG trước hết, rồi hãy tính chặng dài.
Ngay các nước phát triển trước VN, mà còn chưa dám mạo hiểm nhé.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,850
Động cơ
314,213 Mã lực

Về định hướng phát triển đường sắt, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, Chính phủ đang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, thẩm định dự án đường sắt Bắc Nam tốc độ cao. Kế hoạch là sẽ báo cáo Bộ Chính trị và phấn đấu trong nhiệm kỳ này báo cáo Quốc hội để xin chủ trương đầu tư. Khi có chủ trương đầu tư còn lập dự án đầu tư, 3-4 năm sau mới có thể triển khai. Hệ thống đường sắt hiện hữu sẽ định hướng thành vận chuyển hàng hoá, kết nối xuống các cảng cùng đường biển. Còn đường sắt Bắc Nam tốc độ cao sẽ vận chuyển hành khách để đảm bảo giao thông Bắc Nam thông suốt, nhất là vào dịp lễ Tết.

Trình độ Tedi thế nào thì cứ nhìn trình độ abcz là rõ. Bị NB cho bùa mê thuốc lú nên bảo thủ khăng khăng phương án của NB.
Cái chính nó là người bơm tiền cho lập báo cáo, thì làm theo ông chủ là đúng rồi.
Ngân sách NN nên chi ra, rồi đấu thầu rộng rãi thì mới có báo cáo nghiên cứu khách quan được.
TEDI giờ cũng là cty cổ phần, cứ có lợi cho cty là nó làm thôi, chứ ko phải đứng trên lợi ích quốc gia đâu.
 

WonJinEng

Xe tải
Biển số
OF-593836
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
322
Động cơ
132,715 Mã lực
Ae đang cãi nhau thì ông nhà giàu hàng xóm đã làm xong con đường vòng quanh sa mạc mà thế giới chỉ đứng nhìn mlem mlem.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Em đã từng phản đối kịch liệt đường sắt tốc độ cao nhưng sau khi xem xét kỹ em nghĩ những người quyết định làm là đúng các cụ ạ, đa số mọi người phản đối cảm tính và ko có trình độ:

Em tìm lại thông số đường sắt Lào:
Dài 426 km, khổ đơn, tốc độ chở khách tối đa 160km/h, hàng 120km/h, vốn 6 tỷ $.
giá vé toàn tuyến 700k-1,1 tr VND.

Theo các cụ có ngon ko? theo em chẳng ngon éo gì cả, tốc độ thường mà quá đắt, lại là đường đơn, mình mà làm thế này thì tai họa.

Các cụ thử áng xem nếu mình làm đường đôi hết bao tiền? chắc chắn chi phí giải phóng mặt bằng mình cao hơn Lào nhiều, ko cần tính em khảng định với các cụ ko thể có chuyện mình làm tốc độ thường có giá 20-30 tỷ $, nó chỉ thấp hơn làm ĐS tốc độ cao ít thôi.

Ngày xưa em cũng đặt giả thiết như các cụ bảo là mình ở SG về quê ngoài Bắc thì tốc độ cao 300km/h hay 160km/h quan trọng éo gì, muốn nhanh đi máy bay nhưng mình ko tính hết, các trung tâm du lịch miền trung rất nhiều, có cái 300km/h nó kích thích du lịch rất mạnh chứ ko đơn giản, ngoài ra có thể xây thêm các thành phố phân bố lại dân cư, tàu chạy 160km/h ko hấp dẫn.

Riêng vận chuyển hàng hóa thì mình cải tạo đường sắt hiện tại nó chỉ kém làm mới như Lào chút thôi.

Em đang rất kỳ vọng Chính Phủ kỳ này quyết tâm làm đường bộ cao tốc, đến năm 2030 có khoảng gần 5000 km, lúc đó là khá ngon rồi các cụ nhé, theo quy hoạch gần 10000km nhưng sau này túc tắc làm, đến 2030 ô tô mình tăng mạnh lúc đó tư nhân nhảy vào làm đường bộ cao tốc nhiều, nên sau 2030 mình không quá lo tiền làm đường bộ cao tốc nữa.

Các cụ tính xem 58 tỷ $ nhưng làm đến 2050, mỗi năm chỉ 2 tỷ $ nó không phải quá lớn, ngoài ra có thể tư nhân xây nhà ga, rồi tiền bán đất...nên ko sợ.



Cốt lõi vấn đề là gì, Tàu hay Nhật ko quan trọng nhưng mình chỉ mua thiết bị của nó thôi, hạ tầng và nhà ga mình làm tất, như vậy phần lớn tiền vẫn ở nước mình, lỗ lãi thì coi như nhà Nước đầu tư để phát triển chứ ko tính kinh doanh được.

Nói tóm lại nên làm ĐS tốc độ cao, vì nó chỉ lớn hơn tiền 20% là cùng thôi, ngoài ra các cụ thử nghĩ xem đến năm 2100 con cháu nó nhìn cái đường sắt nghĩ sao, nếu làm như Lào có khi nó lại phải đập đi.
 

arc_vn

Xe đạp
Biển số
OF-157399
Ngày cấp bằng
19/9/12
Số km
35
Động cơ
351,704 Mã lực
Nếu đã phục vụ du lịch thì phải có lãi vì đó không còn là phục vụ nhu cầu cơ bản nữa để nhà nước phải trợ giá. Cụ xem 300km/h chỉ chở khách có lãi được không, cứ cho là chỉ tính chi phí vận hành bỏ qua chi phí đầu tư ban đầu đi? Ở đâu có lãi?
Nếu vn vượt qua bẫy thu nhập trung bình sẽ phải làm , còn tà tà như thái lan, indo thì khỏi xây cất gì sất, cứ đg biển với không mà phang.
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
5,579
Động cơ
238,169 Mã lực
Tập trung nguồn lực làm xong đường bộ cao tốc. Sau đó, Nhà nước ưu đãi vận chuyển hàng hóa trên cao tốc. Xua hết hàng hóa chạy lên trục xương sống cao tốc.

Khi đó, chi phí vận chuyển hàng hóa thấp xuống và chúng ta ko cần làm đường sắt nữa.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top