Vậy là đề xuất của Vingroup thực ra chỉ giảm khoảng 10 ngàn tỷ so với đề xuất của liên danh 4 nhà đầu tư trước (Phương án 1).
Theo mình, làm đường vành đai 4 ko nên làm đi trên cao, tốn kém, bảo trì khó.
Chọn vì vingroup làm từ đầu đến cuối tuyến, không chia lẻ, sẽ dễ dàng trong vận hành thu phí, nhưng rủi ro về việc giao tất cả trứng vào một giỏ, nếu chẳng may có vấn đề thì không có đoạn nào hoàn thành, mà đoạn từ pv cầu giẽ đi cao tốc Hn-hp cần làm ngay lập tức. Chưa kể phần vốn nhà nước tham gia chiếm 75% dự án, vin chỉ góp khoảng 1 tỏi usd cho phần cao tốc, trong đó phần gpmb với qui mô thế này hơi bị rủi ro, với phương án 3 nđt thì số vốn tư nhân huy động được sẽ lớn hơn xíu.
Còn về phương án đi cao dưới thấp cũng bàn khá nhiều rồi. Rõ ràng phương án trên cao hiệu quả tổng thể cao hơn nhiều.
“So sánh phương án 1 (tuyến đi trên mặt đất với quy mô mặt cắt ngang đường rộng 120m theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) với phương án 2 (đề xuất nghiên cứu xây dựng đường cao tốc trên cao), Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng, phương án 1 có ưu điểm là quy mô mặt cắt ngang đủ lớn để bố trí tuyến đường sắt quốc gia vành đai trong thành phần đường; thi công xây dựng đơn giản, chi phí xây dựng công trình thấp; tổ chức các nhánh tách nhập đường cao tốc từ đường gom thuận lợi. Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là quy mô chiếm dụng đất lớn (riêng trên địa bàn Hà Nội là 740ha); chi phí đền bù giải phóng mặt bằng lớn; kết nối giao thông đô thị hai bên tuyến đường phức tạp (phải xây dựng hầm chui hoặc cầu vượt, hoặc phải đi vòng đến các nút giao khác mức trên tuyến).
Phương án 2 thi công xây dựng phức tạp, chi phí xây dựng công trình lớn song có nhiều ưu điểm. Cụ thể: Quy mô chiếm dụng đất thấp (giảm khoảng 1/4 tổng diện tích chiếm đất xây dựng tuyến đường); tổ chức giao thông đô thị kết nối hai bên tuyến đường thuận lợi do không phải xây dựng cầu vượt hoặc hầm; giảm phạm vi chiếm dụng đất tại các nút giao liên thông.
Đánh giá về đề xuất quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ ủng hộ phương án đầu tư đường cao tốc đi trên cầu cạn toàn tuyến, bởi mặc dù mức đầu tư lớn hơn nhưng công năng sử dụng và hiệu quả đầu tư cao hơn.”
(HNM) - Việc đề cử thành phố Hà Nội giữ vai trò chủ trì lập quy hoạch, nghiên cứu, đầu tư toàn tuyến, đồng thời là cơ quan đầu mối thay mặt cho các địa phương lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư đủ năng lực, kinh nghiệm sẽ góp phần thúc đẩy dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô được triển khai...
www.hanoimoi.com.vn