Trong trả lời của em chỉ là về phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, không đề cập đến các chủ thể liên quan, càng không đề cập đến Trung Quốc như mợ đưa vào.
Nhưng em xin trình bày một vài ý sau:
Thứ nhất, Case study về các liên doanh tại Việt Nam liên quan đến vấn đề khác (chủ yếu là sản xuất) khác với xây dựng hạ tầng cơ sở.
Thứ hai, "Tô giới" nó là một vấn đề hình thức nhượng địa hình thành trong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa thực dân. Trong đón, chủ thể có quyền quản lý cả về lãnh thổ, hành chính, dân cư. Nhưng đối với một cảng biển, chủ sở hữu chỉ quản lý hoạt động - vận hành cảng để đem lại hiệu quả kinh tế. Còn các hoạt động kiểm soát hành chính, biên giới, ... đều có các lực lượng Biên Phòng, Hải Quan, Cảnh sát khu vực cảng quản lý. Nhìn rộng ra các khu công nghiệp trong đó doanh nghiệp không phân biệt nguồn vốn đều có thể thuê tùy thời hạn (không quá 70 năm). Thời hạn 70 hay 99 năm ở đây đảm bảo thời gian đầu tư thôi. Vậy nếu doanh nghiệp FDI thuê thì ta không xác định đấy là tô giới. Nhìn lại về đường sắt vẫn thế, kết cấu hạ tầng vẫn thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp không thể quản lý hành chính, dân cư trên đấy.
Em biên tạm vài dòng thế.