[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Gacodoc68

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-789902
Ngày cấp bằng
10/9/21
Số km
189
Động cơ
26,807 Mã lực
Dạo này có mấy bài dìm hàng các dự án của TQ các cụ nhỉ?

Nghe sợ quá các cụ nhỉ :)). Lo cho các bạn Indo quá, sao không ai lo cho mấy dự án ở VN ta?
Dự án người ta sắp hoàn thành rồi mà lều báo nói chậm tiến độ là sao? Các bố cố lái đi để cho nó giông giống Vn cho có đồng bọn đỡ xấu hổ đấy à...
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Em vẫn không hiểu sao cứ phải chủ trương vay ODA để đầu tư ? Quan nhà ta suốt ngày nói tiền vàng trong dân cỏn rất nhiều...nên a nên b để huy động cơ mà?
Có rất nhiều cách để huy động vồn như cho người dân hay doanh nghiệp trong nước tham gia góp vốn dưới dạng cổ phần? Hay là phát hành trái phiếu cho dự án cụ thể?

ODA thì nhà nước vay, nhà nước (thu thuế phí của dân) trả nợ nên cho vay xong rồi ngồi thu lãi mấy lị tạo việc làm cho người Nhật.
Chứ tư nhân nó biết chắc là lỗ thì đời nào nó đầu tư.
Thử mở thầu rồi gọi Amtrak của Mỹ, Trenitalia của Ý, Eurostar vào đầu tư xem nó có vào không?
 

kiailovey

Xe tải
Biển số
OF-5121
Ngày cấp bằng
3/6/07
Số km
326
Động cơ
488,199 Mã lực
Pháp làm đường sắt cao tốc : lỗ. Nhật làm đường sắt cao tốc : lỗ. Đức làm đường sắt cao tốc : lỗ. trung quốc làm đường sắt cao tốc, dân than " 1.4 tỷ người mà ko nuôi nổi đường sắt cao tốc, mỗi tháng lỗ 5 tỷ CNY ( 15.000 tỷ VNĐ)".

Nước ta có giàu hơn Đức, Pháp , Nhật? Chúng ta có đông dân hơn trung quốc? Tại sao bác nào cũng hớn hở với ý đồ rước cái của nợ đó về mà ko cần biết đến lỗ lãi?
Bác này nói đúng cmnr. Cứ cho là đã bỏ tiền làm được đi. Nhưng chắc chắn khai thác sẽ lỗ. Mà càng để lâu càng lỗ nhiều thì làm ĐSCT làm gì ( nếu ko tính cái lợi duy nhất là phí hoa hồng lại chảy vào nhóm lợi ích nào đó thôi):-ob-)
 
Chỉnh sửa cuối:

nissantiida

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,175
Động cơ
121,218 Mã lực
ODA thì nhà nước vay, nhà nước (thu thuế phí của dân) trả nợ nên cho vay xong rồi ngồi thu lãi mấy lị tạo việc làm cho người Nhật.
Chứ tư nhân nó biết chắc là lỗ thì đời nào nó đầu tư.
Thử mở thầu rồi gọi Amtrak của Mỹ, Trenitalia của Ý, Eurostar vào đầu tư xem nó có vào không?
Nghe nói cp VN tự vay lãi suất không hơn vay ODA?
 

adng

Xe điện
Biển số
OF-29434
Ngày cấp bằng
18/2/09
Số km
3,253
Động cơ
511,240 Mã lực
em đang mong có ai đó làm xe khách giường nằm chạy trên đường sắt. 4 tỷ cho một xe 35 giường Bắc Nam kinh tế hơn rất rất nhiều so với 1100 tỷ cho 37 toa xe (tính ra 28 tỷ một toa cũng chở bấy nhiêu người, chưa tính thêm đội vốn và chi phí đào tạo đấy).
 

kiailovey

Xe tải
Biển số
OF-5121
Ngày cấp bằng
3/6/07
Số km
326
Động cơ
488,199 Mã lực
VNN có bài phân tích đây cụ ơi:
https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/ao-tuong-xay-duong-sat-cao-toc-bac-nam-549178.html
"
Số phận đường sắt Bắc – Nam nói riêng, cùng với số phận đất nước nói chung, cũng chạy vòng quanh theo tư vấn nếu người quyết định không có tầm nhìn.

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Chọn sai là có tội với dân, với nước
Việt Nam chưa nên làm đường sắt tốc độ cao
Giai đoạn hiện nay đã nên làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam?
LTS: Tuần Việt Nam mở Diễn đàn "Vì Việt Nam hùng cường" với mong muốn thu nhận từ quý độc giả những ý kiến, bài viết về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam.

Sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra con số 26 tỷ USD cho đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h dựa trên tính toán của các chuyên gia Đức và Hà Lan đã dấy lên tranh luận về con số cách biệt 32 tỷ USD so với 58,7 tỷ USD cho tốc độ 350 km/h của Bộ Giao thông Vận tải.

Biện hộ cho con số 58,7 tỷ USD, ông Tổng giám đốc Công ty tư vấn TEDI Phạm Hữu Sơn nêu ra mấy điểm dưới đây:

1. Chi phí xây lắp đường sắt tốc độ 200 km/h giảm so với đường sắt tốc độ 350 km/h là 10%; chi phí thiết bị giảm 26%; các hệ thống thông tin tín hiệu, thiết bị phụ trợ có mức đầu tư cơ bản như nhau. Nên không thể có việc tổng mức đầu tư giảm hơn một nửa nếu xây dựng đường sắt Bắc Nam tốc độ 200 km/h thay vì 350 km/h.

2. Đường sắt tốc độ cao cần đảm nhiệm vận tải hành khách khối lượng lớn mà ngành hàng không và đường bộ không thể đáp ứng. Đường sắt tốc độ cao phù hợp cho các quãng đường từ 300 đến 800 km; nếu tàu Bắc Nam chạy tốc độ 200 km/h thì sẽ không thể cạnh tranh được với hàng không và các phương tiện khác.

3. Công nghệ chạy tàu tốc độ cao được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất là "động lực phân tán" tương tự tàu Shinkansen của Nhật Bản, là xu thế được nhiều nước áp dụng. Nếu chọn tàu tốc độ 200 km/h sẽ đi ngược lại xu thế thế giới và nhiều thiết bị cho loại tàu này đã không còn sản xuất.

TEDI là công ty tư vấn về đường sắt Bắc - Nam của Bộ Giao thông Vận tải. Mọi chiến lược phát triển đường sắt Bắc - Nam của Bộ Giao thông Vận tải đều dựa vào TEDI. Ý kiến của TEDI ở một chừng mực nhất định thể hiện ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải. Vì thế, không thể không phản biện quan điểm của TEDI. Qua phát biểu của ông Tổng giám đốc TEDI cho thấy Bộ Giao thông Vận tải có những cách nhìn chưa đúng sau đây.


Đường sắt cao tốc Bắc-Nam vận tài hàng hóa như thế nào, giá cả ra sao?
I. Vận tải hàng hóa là yêu cầu tiên quyết

Vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách là hai chức năng quan trọng của giao thông đường sắt. Ở nhiều tuyến đường, vận tải hàng hóa còn được ưu tiên hơn vận tải hành khách.

Với đường sắt sắt Bắc – Nam của Việt Nam, mang tính cột sống duy nhất kéo dài suốt đất nước qua hầu hết các tỉnh thành quan trọng, thì ưu tiên vận chuyển hàng hóa không thể kém ưu tiên vận tải hành khách. Bởi vậy, bất cứ đề xuất nào ở tốc độ, 200km, 350 km, 500 km… thì cũng bắt buộc phải chuyên chở được hàng hóa. Đây là điều kiện tiên quyết.

Bởi vậy, tuyến đường có vận tốc 350km/h hiện nay của Bộ GTVT đề xuất không chuyên chở được hàng hóa, thì bị loại hoàn toàn ra khỏi mọi xem xét. Đơn giản như trong toán học - là vi phạm tiên đề.

II. Những đánh giá không đúng của TEDI

Thứ nhất, do tính cột sống nối hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, thì giao thông giữa các tỉnh thành mới là quan trọng số 1, chứ không chỉ là giao thông giữa 2 địa điểm Hà Nội và TP.HCM. Lượng hành khách và hàng hóa lưu thông giữa các tỉnh lớn hơn nhiều lần so với tuyến trực tiếp hà Nội – TP.HCM.

Chẳng hạn, với tốc độ 200km/h, tuyến Hà Nội – Vinh chỉ mất 1h 30 phút, Thanh Hóa – Vinh mất 45 phút, Vinh – Đồng Hới mất 1 h. Tương tự TP HCM – Phan Thiết mất 1 h. Phan Thiết – Nha trang mất 1h… Nghĩa là thời gian đi lại giữa các tỉnh ngắn và vô cùng thuận lợi.

Bởi thế lấy Hà Nội – TP HCM để so sánh với thời gian máy bay rồi khẳng định không cạnh tranh được với máy bay là một lầm lẫn ấu trĩ.

Thứ hai, các chủng loại giao thông là song hành cùng nhau, bổ sung cho nhau, chứ không phải loại trừ nhau. Lấy mục đích xây đường sắt 350km/h để cạnh tranh với máy bay, bóp chết vận tải hàng không là không thực tế , trái với biện chứng và tự trở thành mù quáng.

Thứ ba, vận tải hàng hóa mới là ưu điểm vô đối của tốc độ 200km/h mà TEDI có tình bỏ qua là một sai lầm nghiêm trọng.

Thứ tư, nói rằng thiết bị tàu hỏa đường sắt 200km/h đã ngừng sản xuất là hồ đồ. Hãy tìm hiểu lại đường sắt thế giới. Nói dùng tốc độ 200km/h là “đi ngược với xu thế thế giới” là sai. Các hệ thống đường sắt là cùng song hành. Đường sắt cao tốc 350 - 500km/h chỉ chiếm một tỷ phần rất nhỏ. Chưa nước nào chỉ có mỗi đường sắt tốc độ cao trên 350 km/h, mà bỏ đi toàn bộ hệ thống đường sắt tốc độ dưới 350km/h, bỏ đi hệ thống đường sắt chở hàng.


Thứ năm, không có hành khách. Với tàu tốc độ 350km/h lưu lượng hành khách rất ít, do giá thành vé cao, dẫn đến còn lâu mới thu hồi vốn.

Thứ sáu, thời gian xây dựng kéo dài. Chắc chắn tuyến đường tốc độ 350km/h do giá thành đắt, không thể dễ dàng huy động nguồn vốn, nên sẽ kéo dài đến 20 -30 năm và còn lâu hơn nữa.

Thứ bảy, kéo theo gánh nặng nợ nần. Tổng vốn đầu tư 58,7 tỷ USD là quá sức đối với nền kinh tế Việt Nam. Tập trung nguồn lực lớn như vậy, việt Nam sẽ lún sâu vào gánh nợ, không còn nguồn lực dành cho các đầu tư khác. Chưa nói đến hiệu quả kém, chậm khai thác, và lâu hoàn vốn.

Thứ tám, ảo tưởng. Bệnh ảo tưởng đã lan nhiễm vào mọi ngóc ngách của nước ta. Nghèo đói nhưng lại đi vay để sắm cái đắt tiền nhất mà người giàu hơn nhiều lần cũng không dám sắm. Đã lạc hậu, nhưng lại mơ tưởng đi tiên phong trước cả các nước tiên phong, cho nên mới đề ra những câu khẩu hiệu phi thực tế loại: “ Đi tắt đón đầu”,…

Hệ thống tàu tốc độ 200km/h cả Âu - Mỹ sở hữu đã hơn nửa thế kỷ rồi mà Việt Nam còn mơ vẫn chưa được. Huống chi, còn có những người ảo tưởng hơn ngồi ở bộ GTVT mơ luôn lên trời xanh - lại mơ ngay làm đường sắt 350km/h, không chỉ bán cả gia tài, mà còn thế chấp cả tài nguyên, đi vay tiền mà mua mà xây cho bằng được, dẫu chỉ một đoạn, dẫu kéo dài cả mấy chục năm. Đó là tai họa lớn cho đất nước.

III. Tổng mức xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h không quá 20 tỷ USD.

Mức đầu tư 26 tỷ USD cho đường sắt Hà Nội – Sài Gòn tốc độ 200km/h của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là vẫn còn cao. Hãy cho các công ty tư nhân Việt Nam tính toán đầu tư thì con số sẽ về dưới 20 tỷ USD.

IV.Thời gian xây dựng 10 năm

Với bất cứ công trình kinh tế nào thì thời gian xây dựng càng nhanh càng tốt, càng sớm đưa vào khai thác càng có lợi. Với tổng số vốn đầu tư không đến 20 tỷ USD, với một ban điều hành giỏi, thời gian xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h sẽ không vượt quá 10 năm.

Để cho các công ty tư nhân Việt Nam xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200 km/h thì chắc chắn giá thành dưới 20 tỷ USD và thời gian xây dựng dưới 10 năm.

Kết luận

1. Xây đựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200 km/h là phương án duy nhất đúng cho Việt Nam.

2. Ưu tiên công nghệ châu Âu là nơi có hệ thống đường sắt tốc độ 200km/h phát triển rộng rãi nhiều năm và giàu kinh nghiệm.

3. Đặt mục tiêu xây dựng trong 10 năm.

4. Giới hạn cận trên cho tổng chi phí đầu tư là 20 tỷ đô la.

5. Mở thầu quốc tế dành cho các công ty Âu – Mỹ - Nhật về thiết kế, tư vấn, giám sát.

6. Chỉ có các công ty Việt Nam tham gia xây dựng đường sắt Bắc – Nam dưới sự thiết kế, tư vấn và giám sát quốc tế.

Đừng nghĩ rằng các công ty tư nhân Việt Nam chưa có kinh nghiệm nên không thể xây dựng đường sắt Bắc – Nam. Họ biết cách thuê chuyên gia nước ngoài để thiết kế, mua thiết bị và điều hành xây dựng, cùng chuyển giao công nghệ ở mức giá hợp lý. Mức giá của các công ty tư nhân khi phải tự bỏ tiền túi sẽ thấp hơn mức giá của nhà nước từ 2, 3, 4 lần, mà chất lượng lại đảm bảo theo dự kiến. Khác với nhà nước là chủ đầu tư, giá thành đắt gấp 2,3,4 lần nhưng chất lượng vẫn không xác định.

Vấn đề xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ nào, cách thức như thế nào, giá thành ước lượng bao nhiêu, trong khoảng thời gian nào, đã rất rõ ràng. Người quyết định có tầm nhìn sáng suốt sẽ cao hơn mọi lời của tư vấn. Còn đối với tầm nhìn phụ thuộc vào tư vấn thì câu hỏi mãi chạy vòng quanh. Và số phận đường sắt Bắc – Nam nói riêng, cùng với số phận đất nước nói chung, cũng chạy vòng quanh theo tư vấn.

Tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu"
Cảm ơn thật nhiều về bài viết công phu, lập luận sắc bén, đầy đủ dữ liệu phản biện
Nhưng sau đó thì hoang mang quá, sao các bác bộ GTVT vẫn nhất quyết chủ trương làm đường sắt cao tốc chỉ chở khác đang có vấn đề về đọc hiểu ah. Haizz:-?
 

kiailovey

Xe tải
Biển số
OF-5121
Ngày cấp bằng
3/6/07
Số km
326
Động cơ
488,199 Mã lực
Đối với tuyến đường huyết mạch bắc nam cần cả 2 chở người và chở hàng hóa với khối lượng lớn. Mà với khối lượng lớn thì cần làm cả tuyến chở người với tốc độ cao nhất và tuyến chở hàng hoáng với lưu lượng hàng hóa lớn nhất. Nên xây cả 2 tuyến. Tuyến 350km/h thậm chí 4-500km/giờ chở hành khách và tuyến 200km/h nhiều hơn 2 làn để chở hàng hóa. Đầu tư lom dom 1 tuyến hỗn hợp chở tất cả mọi thứ sau này con cháu lại phải làm lại, khổ lắm.
Bác này vừa ở hành tinh lạ về đây mà. Lấy đâu ra tiền mà làm nhiều việc thế
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,301
Động cơ
1,602,119 Mã lực
Cảm ơn thật nhiều về bài viết công phu, lập luận sắc bén, đầy đủ dữ liệu phản biện
Nhưng sau đó thì hoang mang quá, sao các bác bộ GTVT vẫn nhất quyết chủ trương làm đường sắt cao tốc chỉ chở khác đang có vấn đề về đọc hiểu ah. Haizz:-?
Đây bác:
Số phận đường sắt Bắc – Nam nói riêng, cùng với số phận đất nước nói chung, cũng chạy vòng quanh theo tư vấn nếu người quyết định không có tầm nhìn.

Người đứng đầu rất quan trọng, lờ đờ mà cứ "chúng ta phải làm thế nào " thì :D . Bài học về sự quyết đoán khi xây đường 500kv còn đó, hiệu quả thì giờ ko ai phủ nhận.
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,768
Động cơ
186,543 Mã lực
Đây bác:
Số phận đường sắt Bắc – Nam nói riêng, cùng với số phận đất nước nói chung, cũng chạy vòng quanh theo tư vấn nếu người quyết định không có tầm nhìn.

Người đứng đầu rất quan trọng, lờ đờ mà cứ "chúng ta phải làm thế nào " thì :D . Bài học về sự quyết đoán khi xây đường 500kv còn đó, hiệu quả thì giờ ko ai phủ nhận.
Nhưng bác K cũng quyết luôn là tự làm mà không thuê Nhật Bửn làm. Vì thế giờ các đường dây 500KV đều do mình tự làm không thuê thằng nào cả. Lúc đấy mà bài thầu đưa ra là phải có KN thì có mà nộp cho "Tây" hết.
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,127
Động cơ
313,309 Mã lực
Ngay như tuyến vành đai 4, Vingroup đề xuất vốn đầu tư 94 nghìn tỷ, giảm 36 nghìn tỷ so với đề xuất của liên danh các nhà đầu tư trước đấy, để thấy là thất thoát trong xây dựng nó khủng thế nào.
Mà Vingroup thường làm sản phẩm đã là đắt sắt ra miếng rồi. Nên cái miếng bánh đường sắt cao tốc Bắc Nam 58 tỷ USD, chắc chắn sẽ còn giảm được hơn nữa.
Nếu chỉ làm tuyến đường sắt điện khí hóa với tốc độ khoảng 200 km/h, chắc chắn nhiều doanh nghiệp VN tham gia làm được, mình cứ thuê tư vấn, giám sát nước ngoài, nhiều người giỏi tham gia ngay.
Làm trong 5-7 năm chắc ko phải là ko làm được, nếu có sẵn mặt bằng, và chia thành nhiều gói thầu triển khai đồng loạt.
 

tieudaovnt

Xe tăng
Biển số
OF-371193
Ngày cấp bằng
22/6/15
Số km
1,916
Động cơ
771,967 Mã lực
Ngay như tuyến vành đai 4, Vingroup đề xuất vốn đầu tư 94 nghìn tỷ, giảm 36 nghìn tỷ so với đề xuất của liên danh các nhà đầu tư trước đấy, để thấy là thất thoát trong xây dựng nó khủng thế nào.
Mà Vingroup thường làm sản phẩm đã là đắt sắt ra miếng rồi. Nên cái miếng bánh đường sắt cao tốc Bắc Nam 58 tỷ USD, chắc chắn sẽ còn giảm được hơn nữa.
Nếu chỉ làm tuyến đường sắt điện khí hóa với tốc độ khoảng 200 km/h, chắc chắn nhiều doanh nghiệp VN tham gia làm được, mình cứ thuê tư vấn, giám sát nước ngoài, nhiều người giỏi tham gia ngay.
Làm trong 5-7 năm chắc ko phải là ko làm được, nếu có sẵn mặt bằng, và chia thành nhiều gói thầu triển khai đồng loạt.
Cụ nói thế không chính xác rồi. Giảm đi 36k tỉ là do thay đổi thiết kế, từ tuyến xây theo kiểu cầu cạn trên cao giống vành đai 3 thì sẽ xây hầm chui theo kiểu đại lộ thăng long. Rõ ràng xây theo vành đai 3 sẽ thuận lợi về mặt giao thông đô thị, phát triển kđt 2 bên và thoáng đẹp hơn, nhưng đắt hơn. Ban đầu dự kiến làm thế, ông vin nhảy vào lobby kiểu gì giờ quay ngoắt lại. Chứ không phải do vin bỏ thầu tốt hơn.
 

NhanBTVN

Xe hơi
Biển số
OF-546694
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
124
Động cơ
259,934 Mã lực
Có vẻ rất nhiều bác trên này nghĩ rằng chúng ta nhiều tiền như lá đa nên cứ việc làm đường sắt cao tốc mà ko cần suy tính về hạch toán kinh tế. Mong rằng các bác bàn luận nhiều hơn xem nó lỗ hay lãi, chúng em đàn bà con gái chỉ có nghĩ vậy ạ
Pháp làm đường sắt cao tốc : lỗ. Nhật làm đường sắt cao tốc : lỗ. Đức làm đường sắt cao tốc : lỗ. trung quốc làm đường sắt cao tốc, dân than " 1.4 tỷ người mà ko nuôi nổi đường sắt cao tốc, mỗi tháng lỗ 5 tỷ CNY ( 15.000 tỷ VNĐ)".

Nước ta có giàu hơn Đức, Pháp , Nhật? Chúng ta có đông dân hơn trung quốc? Tại sao bác nào cũng hớn hở với ý đồ rước cái của nợ đó về mà ko cần biết đến lỗ lãi?
Nhà nước không phải "con buôn" mợ ạ. Nên khi phân hiệu quả kinh tế xã hội của dự án không chỉ đánh giá thuần lãi/lỗ nội tại dự án (như đối với doanh nghiệp), mà còn phải xem xét cả sự đóng góp vào mục tiêu phát triển (cả kinh tế lẫn phi kinh tế).

Ví dụ: Đường sắt cao tốc có thể giải quyết cơ bản vấn đề giao thông:
- Hàng hóa:
+ Chi phí thấp hơn (1 đoàn tàu kéo nhiều container hơn 1 xe đầu kéo);
+ Khối lượng chuyên chở lớn hơn;
+ Thời gian vận chuyển thấp hơn (đường đôi, tốc độ cao);
+ Lịch trình ổn định, ... .
- Hành khách:
+ Hỗ trợ di chuyển chặn ngắn;
+ Thúc đẩy tuyến du lịch dọc các tỉnh miền trung;
+ Giảm bớt áp lực lên các loại hình giao thông khác (mùa cao điểm: lễ, tết, ...).

Và đặt câu hỏi ngược lại với mợ rằng: Tại sao các nước kia họ thấy lỗ mà vẫn làm?
 

111NoName111

Xe tải
Biển số
OF-758346
Ngày cấp bằng
24/1/21
Số km
263
Động cơ
58,791 Mã lực
Tuổi
114
VN chính thức phê chuẩn 2 tuyến đường sắt mới theo tư vấn của Nhật Bản:

Về cơ bản hướng tuyến và quy mô xây dựng đường sắc tốc độ cao vẫn như các nghiên cứu trước đây. Dự án dài 1.545 km, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tốc độ khai thác lớn nhất đến 320 km/h. Phân kỳ đầu tư giai đoạn một trước năm 2030 sẽ xây dựng hai đoạn Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 112.000 tỷ đồng.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,854
Động cơ
411,642 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
VN chính thức phê chuẩn 2 tuyến đường sắt mới theo tư vấn của Nhật Bản:

Như vậy là các anh giai vẫn quyết làm tàu chở người không chở hàng.
 

NhanBTVN

Xe hơi
Biển số
OF-546694
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
124
Động cơ
259,934 Mã lực
VN chính thức phê chuẩn 2 tuyến đường sắt mới theo tư vấn của Nhật Bản:

Cá nhân em nghĩ chưa cụ ạ. Mới bước phê duyệt quy hoạch (mạng, tuyến, khổ, ...) em kẹp link bên dưới. Chắc bên bộ muốn lái theo phương án của mình nên cầm đèn chạy trước ô tô. Còn phương án nào thì phải được QH thông qua.

 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,137
Động cơ
96,371 Mã lực
Tuổi
32
Nhà nước không phải "con buôn" mợ ạ. Nên khi phân hiệu quả kinh tế xã hội của dự án không chỉ đánh giá thuần lãi/lỗ nội tại dự án (như đối với doanh nghiệp), mà còn phải xem xét cả sự đóng góp vào mục tiêu phát triển (cả kinh tế lẫn phi kinh tế).

Ví dụ: Đường sắt cao tốc có thể giải quyết cơ bản vấn đề giao thông:
- Hàng hóa:
+ Chi phí thấp hơn (1 đoàn tàu kéo nhiều container hơn 1 xe đầu kéo);
+ Khối lượng chuyên chở lớn hơn;
+ Thời gian vận chuyển thấp hơn (đường đôi, tốc độ cao);
+ Lịch trình ổn định, ... .
- Hành khách:
+ Hỗ trợ di chuyển chặn ngắn;
+ Thúc đẩy tuyến du lịch dọc các tỉnh miền trung;
+ Giảm bớt áp lực lên các loại hình giao thông khác (mùa cao điểm: lễ, tết, ...).

Và đặt câu hỏi ngược lại với mợ rằng: Tại sao các nước kia họ thấy lỗ mà vẫn làm?
Chúng ta đã có bài học đầy cay đắng khi liên doanh với Coca Cola. Sau vài năm vận hành lỗ liên tục thì liên doanh cụt vốn, vậy là phía Việt nam phải bán toàn bộ cổ phần cho nước ngoài. trên thế giới thì có Srilanca, sau vài năm vận hành toàn lỗ đã phải cho trung quốc thuê cảng biển và sân bay trong 99 năm. tức là tự nhiên mọc lên Tô Giới của tàu trên đất họ.

Nếu chúng ta ko tính lỗ lãi, sau vài năm tuyến đường sắt cao tốc sẽ trở thành Tô Giới của trung quốc trên đất nước ta. và người Việt nam trở thành công dân hạng hai trên các Tô Giới đó thì họ có đi tàu cao tốc nữa ko? Mỗi tuyến đường sắt cao tốc trở thành con rắn trên lãnh thổ , con ngắn cũng vài trăm km, con dài thì 1500km.

Mời các bác chứng minh rằng đường sắt cao tốc sẽ lãi để chúng ta khỏi phải gánh chịu Tô Giới như người Srilanka
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,127
Động cơ
313,309 Mã lực
Cụ nói thế không chính xác rồi. Giảm đi 36k tỉ là do thay đổi thiết kế, từ tuyến xây theo kiểu cầu cạn trên cao giống vành đai 3 thì sẽ xây hầm chui theo kiểu đại lộ thăng long. Rõ ràng xây theo vành đai 3 sẽ thuận lợi về mặt giao thông đô thị, phát triển kđt 2 bên và thoáng đẹp hơn, nhưng đắt hơn. Ban đầu dự kiến làm thế, ông vin nhảy vào lobby kiểu gì giờ quay ngoắt lại. Chứ không phải do vin bỏ thầu tốt hơn.
Mời cụ xem lại đề xuất của Vingroup nhé, vẫn làm đường hai bên và đường trên cao ở giữa.
Nếu đường này ko làm đường trên cao, thì với chiều dài chưa đến 100km, thì tối đa chỉ 45 ngàn tỷ là xong. Làm đường trên cao mới tốn nhiều tiền vậy.
 

tieudaovnt

Xe tăng
Biển số
OF-371193
Ngày cấp bằng
22/6/15
Số km
1,916
Động cơ
771,967 Mã lực
Mời cụ xem lại đề xuất của Vingroup nhé, vẫn làm đường hai bên và đường trên cao ở giữa.
Nếu đường này ko làm đường trên cao, thì với chiều dài chưa đến 100km, thì tối đa chỉ 45 ngàn tỷ là xong. Làm đường trên cao mới tốn nhiều tiền vậy.
“Căn cứ nhu cầu vận tải và khả năng cân đối nguồn lực, phần đường cao tốc vành đai 4 giai đoạn 1 được đầu tư nối thông toàn tuyến với quy mô 4 làn xe, nền đường sống 17m, cầu rộng 17,5m để đáp ứng nhu cầu vận tải đến năm 2040, vận tốc thiết kế 100km/h.”
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,127
Động cơ
313,309 Mã lực
Bộ GTVT đang đề xuất đường sắt tốc độ cao 350km/h, ko thay đổi gì so với trước. Vậy là bao kiến nghị của chuyên gia, người dân ko được tiếp thu. Ko rõ rồi QH có duyệt dự án này ko?
Chứ chỉ cần tốc độ 200-250 km/h, điện khí hóa là quá ngon.
Dự án này mà thông qua, ko biết 2050 có làm xong không?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top