[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
Em nói thật: Cứ bàn dựa trên tư vấn của thằng Nhật thì không bao giờ làm được đường sắt. Đơn giản là giải pháp của nó phi thực tế. Minh chứng là hơn 20 năm qua đều không hề có bước tiến triển nào. Nếu cứ để duy nhất 1 phương án "xài hàng Nhật" như hiện tại thì đến 1 lúc VN bức thiết quá vẫn sẽ phải chọn làm đường sắt xài hàng Nhật mà thôi.
Hôm nay miễn nhiệm rồi, người mới chắc phải khôn hơn và TQ chắc cũng sẽ nói thẳng! :))
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
Nói riêng về đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ

Có lẽ đây là tuyến đường sắt trong "mơ", khi mà các cụ thổi giá ác quá. Cách đây 8 năm là 3,6 tỏi; 3 năm trước là 5 tỏi, mà năm nay đã lên 10 tỏi rồi. Mấy ông ngân hàng trung ương Mẽo biết được vậy có mà phát khóc
Cái này do anh Cang lập, mấy ông trong hình vào lò hay giải thể hết rồi, chắc sẽ làm lại kế hoạch thôi. Cả thằng "Mỹ' EDES cũng nên nhớ mặt không cho nó vào nữa.
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
Cái bọn ESED là bọn nào mà tư vấn vậy nhỉ?
Rác Mỹ. Cứ lục lại 5 dự án này xem nó đã làm thế nào thì biết.
---------
Nhân dịp này, Tập đoàn EDES đã ký với Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam Bản ghi nhớ hợp tác đầu tư 5 dự án về công nghệ cao của Viện đang triển khai, gồm: dự án đầu tư điện gió và nhiệt điện tại Tiền Giang; dự án đầu tư sản xuất vỏ xe cao cấp xuất khẩu 100% sang Mỹ; dự án đầu tư sản xuất thuốc trụ sinh tại TP.HCM; dự án đầu tư xử lý rác phát điện tại phía bắc và dự án đầu tư xử lý rác thành phân bón tại Phú Thọ.

Tổng vốn đầu tư cho 5 dự án nêu trên khoảng 1 tỉ USD do Tập đoàn EDES sắp xếp tài chính.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Rảnh rỗi e thử phân tích xem VN có nên phát triển ĐSCT như Shinkansen của Nhật, TGV của Pháp hay TQ ko?

E thì mới nghĩ được những ưu nhược điểm sau:

- Địa hình: Không như phần lớn các nước khác có địa hình rộng (vuông, tròn,...), VN có địa hình hẹp trải dài từ Bắc tới Nam, vì vậy thay vì phải làm nhiều trục ĐSCT kết nối các cực khác nhau của quốc gia (Bắc - Nam, Đông - Tây,...) + hệ thống ring road để kết nối các tuyến, Việt Nam chỉ cần 1 trục Bắc - Nam là đã bao phủ toàn bộ mạng lưới ĐSCT cho cả nước. Như vậy, để bao phủ mạng lưới ĐSCT cho cả nước, mạng lưới cần đầu tư của VN sẽ ít hơn rất nhiều so với các nước, đồng thời sự cô đặc của thị trường (hành khách) cũng sẽ lớn hơn rất nhiều.

- Thời gian di chuyển: Khoảng cách HN-Tp. HCM là khoảng 1.700 km, với giả định ĐSCT tốc độ 300km/h + thời gian dừng đỗ (ví dụ: Hà Nội - Thanh Hóa - Nghệ an - Đà Nẵng - Nha Trang - Phan Thiết - Tp. HCM - mỗi ga dừng 5 phút, tổng khoảng 40 phút dừng đỗ) sẽ mất khoảng 7 tiếng, cộng thêm 30-40p thời gian đến ga (trong nội thành) là khoảng 7,5 - 8 tiếng (tất cả các ga chính của đường sắt đều nằm trong trung tâm thành phố và có kết nối với các hệ thống GTCC khác).

Đi máy bay từ HN-HCM tổng thời gian sẽ như sau: 2 tiếng lên check in + 2,5 tiếng bay + 2 tiếng check out về tới nhà = 6,5 tiếng, tất cả các sân bay đều xa trung tâm Tp.
Đối với các chặng ngắn hơn thì thời gian cũng ko thay đổi nhiều do thời gian check in - out ko thay đổi.

Như vậy, xét về thời gian và độ tiện lợi thì ĐSCT gần bằng MB chặng dài và vượt trội MB ở các chặng trung bình. Bên cạnh đó, đi ĐSCT thì nỗi sợ về độ cao, thủ tục check in, ký gửi hành lý, tăng bo qua các loại phương tiện sẽ ít rườm rà hơn nhiều so với đi MB. Trên thực tế khi sống ở Nhật e thấy nếu cùng 1 khoảng thời gian di chuyển, hoặc thời gian di chuyển của ĐSCT có dài hơn chút so với MB thì người dân thường ưu tiên chọn Shinkansen hơn là MB vì sự an toàn, thuận tiện và khả năng kết nối các PTCC khác tại Ga.

- Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư ĐSCT là rất lớn (tầm 58 tỷ USD theo nghiên cứu của Nhật), nói chung là rất lớn... cái này thì e ko phân tích được. Nhưng shinkansen của Nhật, hay ĐSCT của TQ nối các Tp lớn của TQ nhìn chung là hiệu quả. Còn VN với số tiền đó nếu chỉ tính hiệu quả tài chính chắc hơi khó, còn hiệu quả kinh tế thì đương nhiên là rất nhiều lợi ích kinh tế.
Nếu phân kỳ đầu tư thì khi quy mô kinh tế tăng lên thì khả năng VN vẫn có thể thu xếp được nguồn vốn đầu tư ĐSCT Bắc - Nam, đồng thời khi làm ĐSCT BN thì tỷ trọng đầu tư của đường bộ, hàng không khi đó sẽ giảm đi.

- Các tác động khác: Giảm ô nhiễm môi trường khi lượng xe lưu thông trên quốc lộ Nam - Bắc, máy bay; giảm tai nạn, xóa khoảng cách địa lý giữa các vùng miền và cái bất lợi của 1 nước có địa hình kéo dài như VN, di chuyển lao động sẽ linh hoạt hơn rất nhiều (như bên Nhật, nhờ hệ thống đường sắt phát triển rất nhiều người chọn ở Tp khác nhưng lại đi làm ở Tokyo và Kyoto...)
....
E mới tạm nghĩ được như thế, mời các cụ vào phân tích..:)

CẬP NHẬT:
Tại sao e nói nên làm ĐSCT như Shinkansen, TGV, hay bên TQ,.. vì để cạnh tranh được với đường bộ và HK thì phải đảm bảo sự vượt trội của ĐSCT, như thiết kế thì tầm 300km/h dự kiến sẽ 6 tiếng cho HN-SG. Còn nếu dưới 200km/h (thực chất sẽ chạy tầm 150-170km/h) thì ít nhất phải mất 10 tiếng, tốc độ này gọi là cao nhưng nếu hoàn thành mạng lưới đường bộ cao tốc thì cũng sẽ ko hơn chạy đường bộ là mấy, trong khi đường bộ sẽ linh hoạt hơn; còn càng ko cạnh tranh được HK với chặng đường HN-SG, trong khi đây là chặng đông khách nhất.

Do vậy e nghĩ làm tốc độ dưới 200km/h để tiết kiệm nhưng đó là giải pháp nửa vời, làm xong mà ko cạnh tranh được ô tô, máy bay thì lúc đó khách lèo tèo, phương án tài chính càng bị phá vỡ, tưởng rẻ nhưng ko hề rẻ và hiệu quả.

Còn vận chuyển hàng hóa thì nên tập trung vào phát triển vận tải đa phương thức, kết nối tốt giữa ĐS và ô tô, cảng biển. Cần vận chuyển nhanh có thể dùng máy bay, trung bình thì ô tô, tiết kiệm hơn nữa và khối lượng lớn có thể tận dụng hệ thống đường biển dọc đất nước của VN. Những nước phải dựa nhiều vào vận chuyển đường sắt là do địa hình nội địa họ rộng lớn, chứ các vùng bờ biển như VN thì hình như họ vẫn ưa thích đường biển hơn. Một nước có bờ biển dài phủ kín cả nước như VN thì vận chuyển đường biển sẽ có rất nhiều lợi thế.

Để hoàn thành mạng lưới SKS cho hơn 2k km Nhật mất 53 năm

IMG_1897.PNG
Trước hết nhờ các bác tổng hợp xem trong số các tuyến đường sắt cao tốc thì bao nhiêu tuyến lỗ, bao nhiêu tuyến lãi và mức lỗ lãi của các tuyến đó như thế nào. Sau đó tới chi phí cho 1 km đường sắt cao tốc của họ là bao nhiêu, của chúng ta là bao nhiêu. Từ đó mới có cái nhìn trực quan hơn về chữ nên hay ko nên
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Trước lúc thằng BB mới ra thì em cũng đi vài lần, đi từ lúc nó dùng tiếp viên Thổ Nhĩ Kỳ rồi chuyển dần sang hoàn toàn tiếp viên VN. Lúc nó chuyển sang tiếp viên VN thì em bị nó làm phiền nên không bay BB nữa. Cứ quay lại xài hàng quốc gia cho lành, bay HAN-SGN ít trễ lắm, bay tỉnh nếu có trễ thì khoảng 15-30' là căng.

Có ông này làm đường sắt lâu năm thì lại nghiêng về đoạn HN-ĐN, và muốn chở khách + hàng.
Mẹ cái bọn thần kinh. Cái vụ đường sắt cao tốc này suốt ngày rêu rao người ở Vinh hàng ngày đi làm ở Hà nội. Bố khỉ giá vé còn đắt hơn máy bay, ngồi đó mà hàng ngày đi làm. Cái bọn đường sắt dạo này sụt giảm thua lỗ nhiều quá nên quẫn rồi thì phải. Nhật thì làm màu thuộc dạng thượng thừa rồi. Cái công nghệ từ hơn 40 năm trước ở Nhật ko bán đc đi đâu giờ sang gạ thằng nhà giàu mới nổi ở Việt nam nghĩ bọn nó ngu.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Em nói thật: Cứ bàn dựa trên tư vấn của thằng Nhật thì không bao giờ làm được đường sắt. Đơn giản là giải pháp của nó phi thực tế. Minh chứng là hơn 20 năm qua đều không hề có bước tiến triển nào. Nếu cứ để duy nhất 1 phương án "xài hàng Nhật" như hiện tại thì đến 1 lúc VN bức thiết quá vẫn sẽ phải chọn làm đường sắt xài hàng Nhật mà thôi.
Bọn nó vẽ vời rồi cũng quay về cái Shinkansen ra đời hơn 40 năm trước của nhà nó. Nói chung đã đóng khung cái ý tưởng đó rồi. Có mỗi ông TQ cạnh tranh thì nghĩ phong trào bài Tàu của VN lên cao nên hi vọng dân nó chọn mình. Đúng kiểu đang ăn đong mà có 1 thằng rủ rỉ bảo vay tiền mua Merc chạy đi. Xe tốt, thương hiệu sang, tiến thẳng vào hiện đại. =))
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
Có mỗi ông TQ cạnh tranh thì nghĩ phong trào bài Tàu của VN lên cao nên hi vọng dân nó chọn mình. Đúng kiểu đang ăn đong mà có 1 thằng rủ rỉ bảo vay tiền mua Merc chạy đi. Xe tốt, thương hiệu sang, tiến thẳng vào hiện đại. =))
Lãnh đạo mới sẽ đủ cứng để ..."không chọn Nhật"! :D
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,497
Động cơ
353,239 Mã lực
Em nghĩ chính phủ phải đưa ra được những tiêu chí để đánh giá và quyết định chọn loại hình loại đường sắt nào, em đề xuất một số tiêu chí là:
- Tài chính / Giá vé / Dòng tiền / Khả năng thu hồi vốn
- Khả năng chở người / hàng hóa
- Khả năng tự chủ công nghệ/ tránh phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài
- Phân chia giai đoạn đầu tư/ thời gian tiến hành
- Sự tham gia của khối tư nhân
- ......

Nên sắp xếp các thứ tự ưu tiên 1, 2, 3, .... thì sẽ nhìn rõ ngay nên chọn loại hình đường sắt nào.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Em nghĩ chính phủ phải đưa ra được những tiêu chí để đánh giá và quyết định chọn loại hình loại đường sắt nào, em đề xuất một số tiêu chí là:
- Tài chính / Giá vé / Dòng tiền / Khả năng thu hồi vốn
- Khả năng chở người / hàng hóa
- Khả năng tự chủ công nghệ/ tránh phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài
- Phân chia giai đoạn đầu tư/ thời gian tiến hành
- Sự tham gia của khối tư nhân
- ......

Nên sắp xếp các thứ tự ưu tiên 1, 2, 3, .... thì sẽ nhìn rõ ngay nên chọn loại hình đường sắt nào.
Riêng cái vụ chuyển giao công nghệ thì đất nước rộng lớn như TQ bọn nó mới đặt nặng vấn đề này để tự làm các tuyến khác. Việt nam có nhõn duy nhất 1 trục xương sống, đầu tư xong là bọn nó cút thôi, làm gì còn nặng chuyện uy tín hay ko, và Việt nam hết cơ hội sửa sai. Cát Linh Hà Đông xong thì cạch mặt nhà thầu TQ ở các tuyến đường sắt khác chứ làm 1 quả Bắc Nam có sai thì hết cơ hội sửa lỗi. Nhật giờ cũng họ hứa, cái gì bọn nó chả hứa là làm được. Đến khi có triển khai rồi phát hiện sai thì chịu trời. Cúi đầu xin lỗi là hết sức thôi.

E nghĩ cửa đs bắc nam này sẽ làm nếu tạo điều kiện 1 DN trong nước tham gia nhận chuyển giao công nghệ xây dựng hạ tầng đường sắt nội đô rồi từ đó cố mà học cái công nghệ làm cao tốc và tự làm trong nước thì mới may ra.
 

tuangiga31mes2c

Xe container
Biển số
OF-133264
Ngày cấp bằng
4/3/12
Số km
7,060
Động cơ
425,949 Mã lực
Em thấy có mấy cụ đi Nga về bảo chỉ cần xứ ta làm được cái đường sắt cao tốc tầm 200km/h như Nga là ổn lắm rồi ạ. Chả cần đến 350 km/h đâu.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,228
Động cơ
504,285 Mã lực

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,417
Động cơ
113,930 Mã lực

Trong đó có đoạn:
Với phương án này, nhu cầu vận tải ở cự ly trung bình của đường sắt hiện tại sẽ chuyển sang tuyến đường sắt mới, đồng thời nhu cầu vận tải hành khách đường dài sẽ chuyển sang hàng không. Điều này dẫn đến quá tải đối với tuyến đường sắt mới và hàng không, trong khi tuyến đường sắt hiện hữu dôi thừa nhiều năng lực.
Cụ nào giải thích cho em logic của TEDI với, họ sợ đường sắt mới quá tải là sao? Em tưởng sợ không có khách thôi chứ :-o
 

Phán Thông

Xe buýt
Biển số
OF-761144
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
852
Động cơ
51,567 Mã lực
Tuổi
50
VnExpress
song son
Giá vé tàu cao tốc Nhật và Đài Loan là 5500đ/km. Bạn đi từ HN vào Vinh khứ hồi mất 3tr2, bạn có dám đi làm đầu tuần về cuối tuần không?. GDP của Đài Loan là 32500 usd, còn của ta mới 3000 usd, người dân sẽ đi xe hay tàu trong điều kiện thu nhập như vậy?
KenChặng osaka-tokyo nối hai siêu đô thị lớn nhất nhật giá vé một chiều là 3,2tr, thời gian đi là hơn 2h. Số tiền này chả là gì so vs thu nhập của dân Nhật, nhưng các tuyến này chả bao giờ đầy người. Họ chọn đi xe bus đêm thời gian là 8-10h vs giá có 1,2 tr. Tàu nhanh thì ai cũng thích, nhưng làm ra để ngắm, mang nợ vào mình thì cần suy nghĩ lại bạn nhé
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực

Trong đó có đoạn:


Cụ nào giải thích cho em logic của TEDI với, họ sợ đường sắt mới quá tải là sao? Em tưởng sợ không có khách thôi chứ :-o
chắc ý là đường sắt hiện tại sẽ ế, vì giá vé chênh lệch không nhiều nên khách sẽ chuyển sang đường sắt mới. Có thể đường sắt mới sẽ không có nhiều chuyến tàu chạy cùng lúc như đường sắt cũ. Nói chung là loàng ngoằng. Tốc độ bao nhiêu thì cứ trình ra vốn đầu tư, giá vé mỗi phương án thì rõ.
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,063
Động cơ
120,231 Mã lực
Em thì thích thể loại này. Vừa tàu khách vừa tàu hàng: chở khách ban ngày chạy đến 280km/h, chở hàng ban đêm chạy đến 160km/h (tận 26 tàu hàng với 37460 tấn/đêm)
Tàu khách đi đêm thú vị mà cụ. Em chỉ chưa hiểu sao không thể giảm tốc độ 2 tàu khi gặp nhau rồi lại tăng lên? (vì thấy bảo tàu hàng gặp tàu khách đi nhanh k an toàn)
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
Có phương án nâng cấp đường sắt hiện tại lên 200km/h. Ông nào bảo phải giải phóng mặt bằng rất tốt kém, các ông ấy vẽ kiểu gì còn tốn hơn làm đường sắt mới hoàn toàn ^:)^ . Vậy liệu có thể làm mấy đoạn nhỏ đường tránh đô thị thôi, còn lại vẫn dùng đường sắt cũ?
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,925
Động cơ
317,738 Mã lực
VnExpress
song son
Giá vé tàu cao tốc Nhật và Đài Loan là 5500đ/km. Bạn đi từ HN vào Vinh khứ hồi mất 3tr2, bạn có dám đi làm đầu tuần về cuối tuần không?. GDP của Đài Loan là 32500 usd, còn của ta mới 3000 usd, người dân sẽ đi xe hay tàu trong điều kiện thu nhập như vậy?
KenChặng osaka-tokyo nối hai siêu đô thị lớn nhất nhật giá vé một chiều là 3,2tr, thời gian đi là hơn 2h. Số tiền này chả là gì so vs thu nhập của dân Nhật, nhưng các tuyến này chả bao giờ đầy người. Họ chọn đi xe bus đêm thời gian là 8-10h vs giá có 1,2 tr. Tàu nhanh thì ai cũng thích, nhưng làm ra để ngắm, mang nợ vào mình thì cần suy nghĩ lại bạn nhé
Các cụ cổ súy dsct của nhật còn mơ sáng cafe ở Vinh rồi bước lên tàu làm hn, tối về Vinh ôm vợ nữa cơ. Đúng là giấc mơ không đánh thuế. Nếu đủ tiền đi thế họ lại chả mua luôn nhà gần hồ con rùa cho đại tiện, việc gì phải hành xác.😃 Nẫu hết cả ruột.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Có phương án nâng cấp đường sắt hiện tại lên 200km/h. Ông nào bảo phải giải phóng mặt bằng rất tốt kém, các ông ấy vẽ kiểu gì còn tốn hơn làm đường sắt mới hoàn toàn ^:)^ . Vậy liệu có thể làm mấy đoạn nhỏ đường tránh đô thị thôi, còn lại vẫn dùng đường sắt cũ?
Đắt hơn nhiệu cụ ạ. Đắt ở nhiều thứ chứ ko chỉ tiền đền bù đâu.

- Tỷ như đường sắt khổ cũ có sức chịu tải nền ko đủ tiêu chuẩn cho tàu khổ 1.43m, phải gia cố lại mền toàn bộ.

- Mở rộng làm đường đôi thì hành lang an toàn khổ 1.43m đòi hỏi lớn hơn khổ 0.98m.

- Mở rộng về bên nào thì cũng sẽ có đoạn đường sât lấn vào giữa đường quốc lộ => nắn đường quốc lộ. Mở về bên nào cũng có đoạn hầm chui phá vách núi 1/2 lộ thiên, và có đoạn đường ray chạy ra vực => gia cố chống sụp núi và xây cầu cạn trên vực uốn quanh núi

- Sửa đường ray sẽ dừng toàn bộ vận hành của đường sắt cho đến khi nâng cấp xong.

Còn nhiều khó khăn nữa nên khỏi cần tính cũng biết chi phí nâng cấp tốn hơn nhiều so với xây mới.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top