Theo nhận thấy của em thì kinh tế và kỹ thuật nhiều khi không đi cùng nhau. Cái hiện đại tiên tiến nhất chưa chắc đã thành công hơn cái hiện đại ở tầm vừa vừa.Xe điện chưa phát triển tới độ chín/trưởng thành về công nghệ để đánh giá được đâu mới là hướng đi của tương lai đâu cụ ạ. Vì nói gì thì nói xe điện vẫn còn quá nhiều điểm yếu cố hữu mà chưa thể giải quyết sớm trong tương lai gần được. Ví dụ như với Tesla bài toán đau đầu hiện tại ít người thấy là vấn đề logistics nguyên liệu để sản xuất pin. Mà các doanh nghiệp gạo cội như Huyndai, Toyota thì người ta tầm nhìn sẵn sàng đánh đổi chục năm R&D để đổi lấy cả thế kỉ thu lợi nhuận. Xe điện Vinfast mới toe còn làm được, cụ nghĩ rào cản nhập ngành có khó khăn đến độ Toyota nó không thể quay lại làm xe pin thuần điện để tiếp tục cạnh tranh nếu thực sự hydrogen cell thất bại không?
Quy luật của kinh tế thị trường là cứ cái gì rào cản nhập ngành thấp thì lợi thế của người đi trước càng nhỏ. Ví dụ gần nhất là Uber, đi đầu, thành công nhưng rào cản công nghệ quá thấp nên rút cục vẫn thua.
Ví dụ: Máy bay A380 được coi là máy bay hiện đại nhất, tiết kiệm nhiên liệu nhất, sức chở lớn nhất... Nhưng hiện tại đã thua. Các loại A350 và A320 vẫn đang chính minh là loại máy bay hiệu quả kinh tế nhất cho dù mức độ hiện đại kém hơn A380.
Trở lại ngành xe, công nghệ Hydrogen phức tạp hơn, hiện đại hơn rất nhiều công nghệ đốt trong nhiên liệu xăng. Phức tạp từ chế tạo động cơ, từ sản xuất nhiên liệu ... Nó chỉ có 1 lợi thế duy nhất là nguồn nguyên liệu ở mức ...vô tận giống như... điện.
Còn tại sao người Nhật họ lại nghiên cứu công nghệ Hydrogen: Câu trả lời là hàng triệu người Nhật đang làm việc trong ngành chế tạo cơ khí, việc tiến lên mức độ hiện đại mới sẽ kéo theo nhiều việc làm mới, sử dụng những lợi thế mà Nhật đang vượt trội nước khác để nước Nhật tiếp tục dẫn đầu công nghệ.
Còn xe điện thì thực tế đã chứng minh ưu thế khi mà giá thành ngày càng hạ, chỉ ít năm nữa giá thành xe điện sẽ thấp hơn xe xăng do tính đơn giản của nó. Hiện tại, tốc độ tăng trưởng xe điện khoảng trên dưới 50% mỗi năm, và những cty công nghệ lại có ưu thế hơn cty xe truyền thống nhờ tích hợp công nghệ trên xe. Giá trị mềm sắp lớn hơn giá trị cứng trên 1 cái xe rồi.
Các hãng xe Nhật bây giờ cũng đã chuyển hướng nghiên cứu xe điện nhưng nếu chậm chân hơn nữa thì việc chuyển đổi sẽ rất khó khăn và tốn kém. Đặc biệt các hãng lớn như Toyota mà chuyển sang sản xuất xe điện 50% sản lượng thì có lẽ có hàng trăm nghìn người Nhật thất nghiệp. Năm 2020, Toyota mất vị trí hãng xe giá trị nhất thế giới vào tay Tesla, cho dù Tesla chỉ bán số lượng xe bằng 1/20 Toyota.