[Funland] Tổng hợp thông tin về đường cao tốc Bắc - Nam, giấc mơ xuyên Việt trở nên dễ dàng hơn

Clear

Xe buýt
Biển số
OF-479346
Ngày cấp bằng
27/12/16
Số km
893
Động cơ
204,203 Mã lực
Với hiện trạng giao thông còn hoang dã, việc đẩy nhanh xây dựng hoàn thành tuyến đường cao tốc, nối liền từ Lạng sơn đến mũi Cà mau bằng tiền thuế của dân là việc làm cấp bách để phát triển các mục đích kinh tế giao thương. Từ năm 1959, đường Hồ Chí Minh được xây dựng trong bao khó khăn chỉ để đạt được 1 mục đích, đó là thống nhất đất nước. Vậy sau 45 năm, chính phủ không còn mục tiêu nào nữa để đạt được?
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,658
Động cơ
757,612 Mã lực
đường tốt thì đúng nhưng mà đắt kinh khủng.
cao tốc xe <9 chỗ thì 1,5k/km, xe cont thì đắt gấp 4 tức là 6k/km. Một cont 20 tấn chở hàng từ nam ra bắc 1600km thì mất 10 triệu tiền phí đường bộ. Tương đương 500k/tấn.= 20 Bi/tấn.
 

tamock

Xe buýt
Biển số
OF-196528
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
998
Động cơ
329,818 Mã lực
đường tốt thì đúng nhưng mà đắt kinh khủng.
cao tốc xe <9 chỗ thì 1,5k/km, xe cont thì đắt gấp 4 tức là 6k/km. Một cont 20 tấn chở hàng từ nam ra bắc 1600km thì mất 10 triệu tiền phí đường bộ. Tương đương 500k/tấn.= 20 Bi/tấn.
Cont. có lẽ nên thiết kế để ưu tiên đi đường sắt hoặc đường biển.
 

SanHoBien

Xe container
Biển số
OF-387568
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
8,855
Động cơ
303,737 Mã lực
E thì vẫn mãi đang chờ 1 đột phá của ngành GT mà lâu rùi chưa thấy có :(
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,449
Động cơ
468,613 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Chắc lại dọn đường dư luận.
 

SanHoBien

Xe container
Biển số
OF-387568
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
8,855
Động cơ
303,737 Mã lực
E nghĩ bây giờ phải làm thui, đừng bàn nữa, mệt lắm rùi :(
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Cont. có lẽ nên thiết kế để ưu tiên đi đường sắt hoặc đường biển.
Về logic là thế nhưng làm vậy hỏi bố đứa nào dám nhảy vào thầu BOT cao tốc ???
Cụ thích ăn 1 mình 1 nồi cơm hay thích phải chia ra thêm cho 2 thằng đang đói nữa ???
 

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,178
Động cơ
678,653 Mã lực
đường tốt thì đúng nhưng mà đắt kinh khủng.
cao tốc xe <9 chỗ thì 1,5k/km, xe cont thì đắt gấp 4 tức là 6k/km. Một cont 20 tấn chở hàng từ nam ra bắc 1600km thì mất 10 triệu tiền phí đường bộ. Tương đương 500k/tấn.= 20 Bi/tấn.
Cao tốc chỗ e 2K/1km lâu rồi. 50km móc trả 100K.
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,056
Động cơ
496,748 Mã lực
Nên làm lắm chứ? Nhưng ai làm mới là quan trọng.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Cuối cùng thì cả Vin và Sun đều không tham gia tý nào vào vụ đường cao tốc.
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,324 Mã lực
Tuổi
44

Nhiều dự án cao tốc không có nhà đầu tư
Ít nhất bốn dự án cao tốc không có nhà đầu tư tham gia khiến đơn vị chủ quản phải đề xuất chuyển sang đầu tư công.

Tháng 11, Bộ Giao thông Vận tải đã hủy thầu hai dự án thành phần cao tốc Bắc Nam là quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu do không tìm được nhà đầu tư. Đây là 2 trong 8 dự án cao tốc Bắc Nam trước đó được Quốc hội quyết định đầu tư theo hình thức thức đối tác công tư (PPP).

Trong số 8 dự án này, hồi đầu năm, khi Bộ Giao thông Vận tải sơ tuyển nhà đầu tư, dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết cũng không có doanh nghiệp tham gia.

Như vậy đến nay 3 trong số 8 dự án cao tốc Bắc Nam dự kiến triển khai theo hình thức PPP đã không thu hút được nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước. Hồi tháng 6, Quốc hội đã quyết định chuyển dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết sang đầu tư công. Với dự án quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu, Bộ Giao thông Vận tải đang đề xuất Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét chuyển sang sử dụng vốn ngân sách.

Ngoài ra, trong tháng 10, UBND tỉnh Tuyên Quang hủy sơ tuyển nhà đầu tư thực hiện dự án cao tốc Phú Thọ - Tuyên Quang do không có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ. Tỉnh đã đề xuất Bộ Giao thông Vận tải cho chuyển dự án này sang đầu tư công.

Cao tốc La Sơn - Túy Loan sẽ kết nối với các dự án cao tốc Bắc Nam đang triển khai. Ảnh:Võ Thạnh.

Cao tốc La Sơn - Túy Loan sẽ kết nối với các dự án cao tốc Bắc Nam đang triển khai. Ảnh: Võ Thạnh.

Phân tích lý do nhiều dự án PPP hạ tầng giao thông kém hấp dẫn, ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông (VARSI), cho rằng thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư là huy động vốn tín dụng. Các dự án PPP hạ tầng giao thông có mức đầu tư lớn, đơn cử dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài 101 km, tổng mức đầu tư hơn 11.600 tỷ đồng; thời gian vay vốn kéo dài tiềm ẩn rủi ro cho các ngân hàng, nên khó vay vốn.

Trong khi đó, thời gian qua nhiều dự án BOT đã phát sinh những vướng mắc về thu phí, dẫn đến doanh thu thực tế thấp hơn phương án tài chính đề ra ban đầu.

Ngoài ra, ông Chủng nhìn nhận việc các chính sách liên quan thường xuyên thay đổi, như quy định về thuế, phí hay về quản lý, sử dụng tài sản công...., gây rủi ro cao trong quá trình đầu tư, ảnh hưởng xấu đến việc thúc đẩy đầu tư dài hạn. Nhiều dự án được nhà nước hỗ trợ vốn ngân sách song chậm giải ngân cũng khiến nhà đầu tư lo ngại.

Với các dự án cao tốc Bắc Nam đang triển khai, lãnh đạo VARSI cho rằng, tại hồ sơ mời thầu, nhà đầu tư chỉ có tối đa 6 tháng để huy động vốn tín dụng; trường hợp không huy động được vốn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ hủy hợp đồng. Quy định mốc thời gian được cho là "quá gấp gáp" trong điều kiện huy động vốn ở Việt Nam.

"Với hàng loạt khó khăn trên, cơ hội để nhà đầu tư tiếp cận được các dự án cao tốc Bắc Nam là rất thấp", ông Chủng nói và cho rằng chỉ khi cơ chế của phương thức đối tác công tư là các bên cùng có lợi, tạo dựng được niềm tin thì Nhà nước mới kêu gọi được thêm vốn trong dân, vốn từ nhà đầu tư nước ngoài cùng làm PPP.

Ông Trần Văn Thế, Phó chủ tịch Hiệp hội VARSI, nêu thêm một số vấn đề như: Nhiều dự án BOT hiện nay không được tăng giá theo lộ trình, vốn hỗ trợ của Nhà nước không đủ... khiến nhà đầu tư không mặn mà các dự án BOT mới. Theo ông, trong trường hợp không huy động được vốn tín dụng từ ngân hàng, cơ quan quản lý có thể tháo gỡ bằng chính sách, ví dụ như cho phép phát hành trái phiếu công trình được Nhà nước bảo lãnh.

Với góc nhìn doanh nghiệp, ông Phan Văn Thắng, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, nói "hiện nhiều doanh nghiệp đủ năng lực kỹ thuật làm đường cao tốc, song chính sách hay thay đổi khiến họ lo lắng khi tham gia dự án hạ tầng giao thông thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian cả chục năm".

Theo ông, với hợp đồng BOT, nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều bình đẳng. Nhưng thực tế cơ quan quản lý có thể xử lý nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết, ở chiều ngược lại, khi cơ quan quản lý không thực hiện đúng cam kết thì không bị xử lý vì không có chế tài.

Công trường thi công cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 bằng vốn đầu tư công. Ảnh:Anh Duy

Công trường thi công cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 bằng vốn đầu tư công. Ảnh:Anh Duy

Về phía cơ quan quản lý, ông Nguyễn Viết Huy, Phó vụ trưởng Đối tác công tư (PPP, Bộ Giao thông Vận tải), cho hay nguồn vốn vay ngân hàng thường chiếm 30-50% tổng vốn đầu tư các dự án BOT. Tuy nhiên hiện các doanh nghiệp khó vay vốn vì ngân hàng e ngại rủi ro từ những dự án bị giảm doanh thu thời gian qua.

"Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sẽ có hiệu lực từ năm tới (2021). Hiện nhà đầu tư chưa biết sẽ được hưởng những hỗ trợ gì theo Luật mới, nên họ có tâm lý chờ đợi nghị định cụ thể hóa Luật này", ông Huy nói và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý dứt điểm những tồn tại của các dự án BOT gặp khó khăn thời gian qua để Luật PPP mới phát huy tác dụng tích cực hơn với lĩnh vực hạ tầng giao thông.

"Nhà nước nên tăng phần vốn hỗ trợ đối với các dự án hạ tầng có lưu lượng xe thấp", ông Huy nêu thêm giải pháp.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top