- Biển số
- OF-328408
- Ngày cấp bằng
- 24/7/14
- Số km
- 8,269
- Động cơ
- 796,437 Mã lực
Sao nhiều cụ nói chỉ cần làm xong là có lãi?
Nhiều dự án cao tốc không có nhà đầu tư
Ít nhất bốn dự án cao tốc không có nhà đầu tư tham gia khiến đơn vị chủ quản phải đề xuất chuyển sang đầu tư công.vnexpress.net
Nhiều dự án cao tốc không có nhà đầu tư
Ít nhất bốn dự án cao tốc không có nhà đầu tư tham gia khiến đơn vị chủ quản phải đề xuất chuyển sang đầu tư công.
Tháng 11, Bộ Giao thông Vận tải đã hủy thầu hai dự án thành phần cao tốc Bắc Nam là quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu do không tìm được nhà đầu tư. Đây là 2 trong 8 dự án cao tốc Bắc Nam trước đó được Quốc hội quyết định đầu tư theo hình thức thức đối tác công tư (PPP).
Trong số 8 dự án này, hồi đầu năm, khi Bộ Giao thông Vận tải sơ tuyển nhà đầu tư, dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết cũng không có doanh nghiệp tham gia.
Như vậy đến nay 3 trong số 8 dự án cao tốc Bắc Nam dự kiến triển khai theo hình thức PPP đã không thu hút được nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước. Hồi tháng 6, Quốc hội đã quyết định chuyển dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết sang đầu tư công. Với dự án quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu, Bộ Giao thông Vận tải đang đề xuất Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét chuyển sang sử dụng vốn ngân sách.
Ngoài ra, trong tháng 10, UBND tỉnh Tuyên Quang hủy sơ tuyển nhà đầu tư thực hiện dự án cao tốc Phú Thọ - Tuyên Quang do không có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ. Tỉnh đã đề xuất Bộ Giao thông Vận tải cho chuyển dự án này sang đầu tư công.
Cao tốc La Sơn - Túy Loan sẽ kết nối với các dự án cao tốc Bắc Nam đang triển khai. Ảnh: Võ Thạnh.
Phân tích lý do nhiều dự án PPP hạ tầng giao thông kém hấp dẫn, ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông (VARSI), cho rằng thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư là huy động vốn tín dụng. Các dự án PPP hạ tầng giao thông có mức đầu tư lớn, đơn cử dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài 101 km, tổng mức đầu tư hơn 11.600 tỷ đồng; thời gian vay vốn kéo dài tiềm ẩn rủi ro cho các ngân hàng, nên khó vay vốn.
Trong khi đó, thời gian qua nhiều dự án BOT đã phát sinh những vướng mắc về thu phí, dẫn đến doanh thu thực tế thấp hơn phương án tài chính đề ra ban đầu.
Ngoài ra, ông Chủng nhìn nhận việc các chính sách liên quan thường xuyên thay đổi, như quy định về thuế, phí hay về quản lý, sử dụng tài sản công...., gây rủi ro cao trong quá trình đầu tư, ảnh hưởng xấu đến việc thúc đẩy đầu tư dài hạn. Nhiều dự án được nhà nước hỗ trợ vốn ngân sách song chậm giải ngân cũng khiến nhà đầu tư lo ngại.
Với các dự án cao tốc Bắc Nam đang triển khai, lãnh đạo VARSI cho rằng, tại hồ sơ mời thầu, nhà đầu tư chỉ có tối đa 6 tháng để huy động vốn tín dụng; trường hợp không huy động được vốn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ hủy hợp đồng. Quy định mốc thời gian được cho là "quá gấp gáp" trong điều kiện huy động vốn ở Việt Nam.
"Với hàng loạt khó khăn trên, cơ hội để nhà đầu tư tiếp cận được các dự án cao tốc Bắc Nam là rất thấp", ông Chủng nói và cho rằng chỉ khi cơ chế của phương thức đối tác công tư là các bên cùng có lợi, tạo dựng được niềm tin thì Nhà nước mới kêu gọi được thêm vốn trong dân, vốn từ nhà đầu tư nước ngoài cùng làm PPP.
Ông Trần Văn Thế, Phó chủ tịch Hiệp hội VARSI, nêu thêm một số vấn đề như: Nhiều dự án BOT hiện nay không được tăng giá theo lộ trình, vốn hỗ trợ của Nhà nước không đủ... khiến nhà đầu tư không mặn mà các dự án BOT mới. Theo ông, trong trường hợp không huy động được vốn tín dụng từ ngân hàng, cơ quan quản lý có thể tháo gỡ bằng chính sách, ví dụ như cho phép phát hành trái phiếu công trình được Nhà nước bảo lãnh.
Với góc nhìn doanh nghiệp, ông Phan Văn Thắng, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, nói "hiện nhiều doanh nghiệp đủ năng lực kỹ thuật làm đường cao tốc, song chính sách hay thay đổi khiến họ lo lắng khi tham gia dự án hạ tầng giao thông thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian cả chục năm".
Theo ông, với hợp đồng BOT, nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều bình đẳng. Nhưng thực tế cơ quan quản lý có thể xử lý nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết, ở chiều ngược lại, khi cơ quan quản lý không thực hiện đúng cam kết thì không bị xử lý vì không có chế tài.
Công trường thi công cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 bằng vốn đầu tư công. Ảnh:Anh Duy
Về phía cơ quan quản lý, ông Nguyễn Viết Huy, Phó vụ trưởng Đối tác công tư (PPP, Bộ Giao thông Vận tải), cho hay nguồn vốn vay ngân hàng thường chiếm 30-50% tổng vốn đầu tư các dự án BOT. Tuy nhiên hiện các doanh nghiệp khó vay vốn vì ngân hàng e ngại rủi ro từ những dự án bị giảm doanh thu thời gian qua.
"Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sẽ có hiệu lực từ năm tới (2021). Hiện nhà đầu tư chưa biết sẽ được hưởng những hỗ trợ gì theo Luật mới, nên họ có tâm lý chờ đợi nghị định cụ thể hóa Luật này", ông Huy nói và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý dứt điểm những tồn tại của các dự án BOT gặp khó khăn thời gian qua để Luật PPP mới phát huy tác dụng tích cực hơn với lĩnh vực hạ tầng giao thông.
"Nhà nước nên tăng phần vốn hỗ trợ đối với các dự án hạ tầng có lưu lượng xe thấp", ông Huy nêu thêm giải pháp.
Sao nhiều cụ nói chỉ cần làm xong là có lãi?
1- Thời làm BOT, tay kg bắt giặc đã quaế LÀ Ế THẾ nào được, bên TQ họ đang muốn làm kia kìa.
Bài báo có đoạn viết "có nhiều dự án nhà nước đã không thực hiện phần đóng góp tài chính của mình như cam kết ban đầu". Thế thì làm BOT quá rủi ro, không làm được là phải.1- Thời làm BOT, tay kg bắt giặc đã qua
2- NN kg theo cơ chế thị trường, 1 oảng lãnh đạo, chính sách thay đổi theo kiểu tự quyết ( đang thu phí giá như này, thấy dân kêu quá, bảo giảm giá, kéo dài năm thu ra....), nên kg NĐT nào muốn rủi do.
Không có đâu cụ, làm xong thì 60% lưu lượng xe vẫn đi đường 1 thôiSao nhiều cụ nói chỉ cần làm xong là có lãi?
Đoạn đấy chưa đến trạm thu phí cụ ạ2 cụ thật hay đùa? E ở xa nên chưa đi dg này bgio. Cũng ko hình dung ra điều 2 cụ đang nói. Trong e mới dc có 2 đoạn cao tốc nhưng ko hề có dân nào bám theo dg. Hoàn toàn rào chắn.
1- Thời làm BOT, tay kg bắt giặc đã qua
2- NN kg theo cơ chế thị trường, 1 oảng lãnh đạo, chính sách thay đổi theo kiểu tự quyết ( đang thu phí giá như này, thấy dân kêu quá, bảo giảm giá, kéo dài năm thu ra....), nên kg NĐT nào muốn rủi do.
Nỗi sợ lớn nhất của các nhà đầu tư ngoại trong BOT là rủi ro pháp lý, kết chuyển lợi nhuận.... Còn với các nhà đầu tư nội thì hay đi ban đêm, không trong sáng nên cũng loằng ngoằng. Nhà nước đôi khi cũng kém nhất quán trong việc tuân thủ chính sách. Địa phương thì muốn tận dụng hết cỡ bầu sữa chung... Lý do thì nhiều nhưng cơ bản thì sự trong sáng vẫn chưa cao.BOT do làm ồ ạt trong khi hành lang pháp lý thì chưa đầy đủ nên có sai là chuyện bình thường. Nhưng vì thế mà gào lên cho rằng cứ BOT là tham nhũng, hay hô hào ko cho làm BOT nữa.... thì vô hình dung đã bỏ đi 1 kênh đầu tư hạ tầng nhanh chóng, giảm bớt gánh nặng cho NSNN, huy động đóng góp của dân chúng và kv tư nhân.
PPP thì cơ chế cũng chưa rõ ràng
Nhà nước thì chạy theo dư luận mà quay ngoắt 180 độ, ra các chính sách bóp chết nhà đầu tư
....
Cứ như thế thì còn khướt mới có nhà đầu tư nhé
Thích đi ko phải trả tiền thì xin mời cứ tiếp tục đi đường thổ tả nhé, hoặc chờ mùa quýt nhé
Cụ nói chuyện buồn cười thậtChỉnh: Chỗ đỏ kia phải ghi đúng là không ngân hàng nào dám rủi ro. Nhiều nhà đầu tư chỉ trên răng dưới ..., toàn vay ngân hàng thôi. Nay Ngân hàng không mặn mà, kể cả hợp đồng đã ký, nên ế là đương nhiên.
Các ảnh NĐT khôn chán, chả anh nào mang tiền nhà đi làm đâu.
Có lẽ cụ sẽ đi được 1 đoạn của Cao Bồ Mai Sơn!Tết âm tới đi xuyên Việt có ăn thêm đc đoạn nào ko các cụ nhỉ
Dự kiến đoạn tới Bãi Vọt -HT sẽ xong trong năm 2021 nhưng dự là cuối kỳ mới ok cụ ạ. Có cụ nào có chi tiết quy hochj đường bộ cao tốc tới 2050 ko cho em xin file ảnh to với, tìm hoài.Dạo này ko thấy báo đài cập nhật tiến độ xây dựng. Ko biết covid có làm chậm tiến độ đi nhiều ko các cụ.
Em mong ngày thông cao tốc HN đến Vinh quá. Đi ĐN hay đi xuyên Việt nhàn hơn đáng kể.
e thấy qua Vinh thì cũng ko cần cao tốc lắm, đi đường 1 cũng vắng, nhanh. Ức chế nhất là Ninh Bình- Vinh thôi.Dự kiến đoạn tới Bãi Vọt -HT sẽ xong trong năm 2021 nhưng dự là cuối kỳ mới ok cụ ạ. Có cụ nào có chi tiết quy hochj đường bộ cao tốc tới 2050 ko cho em xin file ảnh to với, tìm hoài.
Tuyến HN - Vinh là tuyến trọng điểm cả trăm năm nay rồi mà cụ, đoạn HN-NB thì làm rồi nên ko bức xúc chứ đoạn kia thì vẫn phải đi chung với dân sinh. Khi có cao tốc rồi thì đường cũ cũng trở nên đáng sống lắm, cụ cứ nhìn đoạn 1A qua Đồng Văn-Ninh Bình bây giờ ấy, cao tốc 10 thì nó cũng 7 chứ chẳng thấp.e thấy qua Vinh thì cũng ko cần cao tốc lắm, đi đường 1 cũng vắng, nhanh. Ức chế nhất là Ninh Bình- Vinh thôi.
mịa, vay mà ko trả được nó cho đi tù luôn, mấy cụ đấy cứ tưởng ăn của NH dễ lắm ýCụ nói chuyện buồn cười thật
Đã đi làm các dự án lớn thì ai cũng sẽ vay, kể cả có tiền thì cũng cứ vay.
Thứ 2 là tiền nhà hay tiền đi vay thì cũng thế chẳng khác gì nhau, cụ cứ làm như đi vay là tiền chùa, mất không việc gì. Đơn giản là làm không lãi và nhiều nguy cơ thì không ai làm cả.
Cứ chửi cho lắm, nhìn đâu cũng thấy nó đang ăn hết của mình thì chấp nhận hạ tầng lởm khởm đi.