Cuối tuần rảnh rang nay em mới hóng được tiếp các cụ. Nghe các cụ dạy bảo cộng thêm google một số khái niệm cơ bản làm nhà cháu cũng vỡ ra được khối vấn đề, xin cảm tạ tất cả các cụ trong thớt.
Em xin có một thắc mắc thêm như sau, hiện có thể có 1 vài cách tính lạm phát thông dụng:
- Cách 1: như cụ nào đã dạy ở trên, GDP từ 2013 đến 2020 tăng 2 lần, (theo em hiểu là lượng hàng hóa Việt Nam sản xuất ra tăng 2 lần), tổng tiết kiệm tăng 4 lần, như vậy lạm phát sau 7 năm tăng 100% tức khoảng 12%/năm.
- Cách 2: Neo theo giá vàng, bởi theo em hiểu vàng là thước đo cho mọi đồng tiền. Do lượng vàng hàng năm khai thác thêm được không nhiều nên có thể coi lạm phát vàng = 0%??. Giá vàng tháng 8/2013 khoảng 38tr/ lượng, nay 08/2020 khoảng là 55 triệu đồng/ lượng. Tức là 7 năm tăng 44% tương đương 1 năm khoảng 6%.
- Cách 3: Theo giỏ hàng hóa, cái này như các cụ dạy thì mỗi người có một giỏ hàng hóa khác nhau nên khó tính chính xác. Em có thắc mắc là trong trường hợp nhà nước in thêm tiền chẳng hạn, thì thực tế là giá trị đồng tiền mất thêm đi, nhưng vì trong xã hội Việt Nam tất cả đều nghèo đi (vì chúng ta vẫn chỉ có chừng đó tiền trong tay), nên giá từng sản phẩm chúng ta trao đổi trong xã hội vẫn như vậy đúng không ạ? Ví dụ như bà bán trà đá bán em 3k/ cốc, chính phủ bơm thêm tiền làm tiền mất giá, nhẽ ra giá trà đá phải là 3.5k/ cốc, nhưng do lượng tiền của tất cả các khách hàng uống trà đá và tiền của bản thân bà bán trà vẫn là như vậy nên bà ấy thấy bán 3k/ cốc vẫn không sao; chỉ có ai cầm tiền đi mua hàng do nước ngoài sản xuất thì mới thấy sự khác biệt???
Nhân tiện có cụ nào cho em hỏi chính phủ các nước hay thấy "bơm tiền giải cứu nền kinh tế". Cụm từ này có nghĩa là họ làm cái gì vậy ạ?
Cảm ơn các cụ mợ trước.