Bà ấy trả lời như vậy là đúng. Người ngoài và cả chính các nhân viên y tế đều không nhận ra được họ có vấn đề về sk tâm lý. Áp lực công việc làm cho họ mệt mỏi, và sự mệt mỏi đó làm cho họ không chuẩn mực trong xã giao, trong cư xử với người khác bao gồm cả người thân, đồng nghiệp, bệnh nhân. Guồng quay công việc và đồng tiền khiến họ không thoát ra được. Khi gia đình còn khó khăn về kinh tế, trong nhà có ông bs, như một cái máy in tiền, thì mọi người trong nhà đều quan tâm chăm lo cho ông bs này. Vậy nên bình thành tâm lý ta là trung tâm của tất cả. Nhưng sau một thời gian tích lũy , kinh tế đã ổn định, nhu cầu của những người trong gđ nó lại khác đi, ngoài đồng tiền vẫn còn có nhu cầu giao lưu, thư giãn,...nhưng ông bs khi đó chỉ mải kiếm tiền, rồi thì trực đêm hôm, công việc lại nhiều áp lực,lại kiêu căng nên tình cảm gia đình thường đi xuống. Vợ con của các vị này thường phải tự tìm nguồn vui cho mình vì họ ít dc sự quan tâm của ông bs. Chưa thấy có nghiên cứu nào về tỷ lệ ly hôn trong các gia đình có người làm nhân viên y tế. Nhưng có lẽ nó sẽ cao hơn nhiều các ngành khác. Hoặc là tỷ lệ con cái của nvyt bị trầm cảm, bị tăng động, cờ bạc, nghiện hút...
Bản thân các ông bs , luôn cho mình là đúng, là nhất khi nói về vấn đề sk, nhưng chính họ ít khi nhận ra cái bệnh tâm lý của mình.
Cho nên những người làm lãnh đạo của ngành, của các bv, cơ sở y tế ...cần phải quan tâm chăm sóc sk tâm thần cho nvyt. Và để khắc phục những lỗi của họ như hay cáu gắt, gắt gỏng, không tôn trọng bn, cần phải cho họ đi học các khóa về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian,...và cho họ tham gia các hoạt động thư giãn, vận động, giải trí.