Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,066
Động cơ
505,557 Mã lực
Mời Cụ Yellowtea cho ý kiến ạ!

Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi: Bao giờ mới có thể "lội ngược dòng"?
Với tiềm năng của thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp lớn trong nước như: Masan, Hòa Phát, Hùng Vương, Vingroup đã bắt đầu có những đầu tư lớn vào ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi với mong muốn "lội ngược dòng", giành lại thị phần từ tay các doanh nghiệp ngoại...

CHU KHÔI
03/02/2021 10:09

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanh. Năm 2008, tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi cả nước đạt 8,5 triệu tấn thì đến năm 2020 đã đạt 20,5 triệu tấn; tổng công suất lắp đặt của các nhà máy tăng từ 12 triệu tấn (năm 2008) lên gần 40 triệu tấn (năm 2020). Việt Nam trở thành nước đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp, xếp trên cả Thái Lan (18,6 triệu tấn) và Indonesia (18,3 triệu tấn). Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ cần khoảng 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình 13 – 14%/năm nên có thể coi đây là thị trường lớn, còn nhiều tiềm năng phát triển.

XUẤT KHẨU BẰNG 1/5 NHẬP KHẨU

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong năm 2020 đạt hơn 800 triệu USD, tăng 16,98% so với năm 2019. Ba thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Campuchia và Mỹ. Cụ thể, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi sang Trung Quốc đạt 211,23 triệu USD, chiếm 26,38% tổng kim ngạch, tăng 15,68% so với năm 2019; Campuchia đạt 122,32 triệu USD, tăng 23,15%; Mỹ đạt 114,5 triệu USD, tăng mạnh 125% so với năm 2019.

Với năng lực sản xuất đang tiếp tục được củng cố nhờ vào các dự án đầu tư mới và mở rộng của các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là khối DN ngoại dẫn dắt thị trường, năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng phình to, sẽ sớm đưa mặt hàng này gia nhập nhóm các mặt hàng xuất khẩu tỷ USD. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam sẽ đạt hàng chục tỷ USD trước 2022.

Với dư địa phát triển được nhận định còn lớn, phân khúc sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang hút nhiều tên tuổi lớn trong khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp này tiếp tục đầu tư mở rộng, xây dựng thêm các nhà máy sản xuất để gia tăng sản lượng.

Tuy nhiên, nếu so mức xuất khẩu với mức nhập khẩu hàng năm của mặt hàng này, giá trị xuất khẩu hiện chỉ chiếm tỷ trọng gần 1/5 nhập khẩu. Nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong tháng 12/2020 tiêu tốn 374,3 triệu USD, tăng 26,43% so với tháng 12/2019. Tính chung cả năm 2020, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi đạt 3,84 tỷ USD, tăng 3,75% so với một năm trước đó. Các thị trường chính cung cấp thức ăn chăn nuôi cho Việt Nam vẫn là Argentina, Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.

Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu năm 2020 lên 1,53 tỷ USD, tăng 2,64% so với năm trước đó, chiếm tới 40% thị phần. Đây cũng là thị trường duy nhất đạt kim ngạch tỷ USD trong cả năm 2020. Đứng thứ hai là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu của cả năm 2020 đạt 505,56 triệu USD, giảm 19,55% so với năm 2019, chiếm 13,16% thị phần tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của cả nước. Thứ ba là từ Brazil, với kim ngạch nhập khẩu cả năm 2020 đạt 391,67 triệu USD, tăng 83,34% so với năm 2019, chiếm 10,2% thị phần.

80% NGUYÊN LIỆU PHẢI NHẬP KHẨU

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đã có những bước tiến mạnh mẽ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi, tuy nhiên nếu nhìn một cách tổng thể còn tồn tại nhiều bất cập. Điều này được thể hiện rất rõ trong những tháng đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp.

Mặc dù là nước sản xuất và xuất khẩu lương thực nằm ở tốp đầu thế giới, song ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta vẫn phải nhập khẩu 70-80% nguyên liệu từ nước ngoài. Nguyên nhân là do các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn như ngũ cốc, đậu tương, khô dầu các loại, phụ gia... hiện Việt Nam sản xuất không đủ hoặc do giá thành quá cao so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Trong khi mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn gạo, trị giá khoảng 2,8 tỷ USD thì lại cần nhập tới trên 15 triệu tấn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, trị giá gần 3,8 tỷ USD, như vậy giá trị nhập siêu riêng lĩnh vực lương thực đã lên tới khoảng 1 tỷ USD mỗi năm.

Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, ngành sản xuất thức ăn luôn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, dẫn tới tình trạng thiếu ổn định, dễ bị tổn thương khi có sự cố xảy ra. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cộng thêm bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa ổn định khiến các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng nề khi vừa thiếu nguyên liệu sản xuất, vừa khó tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Cũng giống như nhiều ngành sản xuất lớn trong nước, có thể nói hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đang ở trong giai đoạn khó khăn nhất. Đại dịch Covid-19 đã khiến ngành vận tải biển và đường bộ gặp khó khăn do khâu kiểm soát dịch bệnh khắt khe tại các nước xuất khẩu, thậm chí nhiều nước đã tạm dừng hoạt động dẫn tới tình trạng đứt gẫy chuỗi cung ứng. Hệ lụy là có nhiều thời điểm, một số doanh nghiệp giảm sâu sản lượng sản xuất do thiếu nguyên liệu. Một số doanh nghiệp lớn như: Công ty C.P Việt Nam, Cargill, GreenFeed... thông thường luôn hoạt động đến 80% công suất thì có những tháng khi dịch Covid bùng phát mạnh, các doanh nghiệp này chỉ hoạt động khoảng 30 – 40% công suất.

Ngoài việc khó khăn về nhập khẩu, giá nguyên liệu tăng lên khá mạnh khiến các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng phải tăng giá thức ăn chăn nuôi. Cụ thể, mặt hàng ngô tăng đột biến từ 5.600 đồng/kg lên 7.000 đồng/kg, khô dầu đậu tương tăng từ 9.000 đồng/kg lên 10.200 đồng/kg, thậm chí một số phụ gia như lysine, axít amin thậm chí tăng giá gấp đôi... chính vì vậy đã kéo giá thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam tăng từ 200 – 1.000 đồng/kg. Đây là một trong những nguyên nhân khó giảm giá thịt lợn tại Việt Nam hiện nay dẫn tới tăng chỉ số lạm phát trong những tháng gần đây.

Một bất cập khác, trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, các doanh nghiệp nội luôn yếu thế trước doanh nghiệp ngoại. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, cả nước hiện có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 85 nhà máy thuộc doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tỷ lệ 32%), 180 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước (chiếm 68%). Mặc dù có số lượng nhà máy chiếm áp đảo, trong đó có một số doanh nghiệp quy mô lớn như: Dabaco, Masan, GreenFeed, Vina, Lái Thiêu... nhưng các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 35% thị phần cung cấp thức ăn chăn nuôi, 65% thị phần còn lại do các doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ.

Với tiềm năng của thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp lớn trong nước như: Masan, Hòa Phát, Hùng Vương, Vingroup đã bắt đầu có những đầu tư lớn vào ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi với mong muốn "lội ngược dòng", giành lại thị phần từ tay các doanh nghiệp ngoại. Cụ thể, Masan đã mua lại Proconco, Anco vươn lên vị trí cung ứng thức chăn nuôi lớn thứ 2 trên cả nước. Tập đoàn Hòa Phát cũng đã xây dựng và đi vào hoạt động nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại Khu công nghiệp Long Khánh với công suất 200 ngàn tấn/năm. Các tập đoàn này đang liên kết tạo thành chuỗi phát triển sang lĩnh vực chăn nuôi, tiêu thụ và bước đầu đã thành công...
Cảm ơn cụ!
Bài viết ko tốt lắm :)
Em đính chính là các DN giảm sản lượng ko hề do covid mà do dịch tả châu phi giết mịa hết cả đàn lợn, trong khi các DN đó bán sp cho lợn là chủ đaoj, nên các cụ thấy giá lợn hơn gấp đôi ngày xưa thời giá thông thường là thế, nên các DN này sập sàn là đúng. Covid có ảnh hưởng nhưng không nhiều như thế :)
Giá nguyên liệu lên trên trời, họ cập nhật giá cũ rích :) Nên giá thành tăng lên tầm 2.000-2.500đ/kg, nên dân sợ bỏ mịa cả chăn nuôi, trong khi giá gà vịt các cụ nghe đài báo rồi, chỉ tầm 45k/kg gà đông tảo, gà ta lai :( một phần em cho là nhâp khẩu gà quá nhiều, giá quá rẻ, ko có du lịch nhf hàng nên cung quá cầu :(
Em cũng mong dân mình đỡ sính ngoại, hihii.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,947
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn cụ!
Bài viết ko tốt lắm :)
Em đính chính là các DN giảm sản lượng ko hề do covid mà do dịch tả châu phi giết mịa hết cả đàn lợn, trong khi các DN đó bán sp cho lợn là chủ đaoj, nên các cụ thấy giá lợn hơn gấp đôi ngày xưa thời giá thông thường là thế, nên các DN này sập sàn là đúng. Covid có ảnh hưởng nhưng không nhiều như thế :)
Giá nguyên liệu lên trên trời, họ cập nhật giá cũ rích :) Nên giá thành tăng lên tầm 2.000-2.500đ/kg, nên dân sợ bỏ mịa cả chăn nuôi, trong khi giá gà vịt các cụ nghe đài báo rồi, chỉ tầm 45k/kg gà đông tảo, gà ta lai :( một phần em cho là nhâp khẩu gà quá nhiều, giá quá rẻ, ko có du lịch nhf hàng nên cung quá cầu :(
Em cũng mong dân mình đỡ sính ngoại, hihii.
Cảm ơn cụ ! Đúng là ý kiến của người trong ngành 🥃
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,495
Động cơ
92,913 Mã lực
Sorry cụ! Ý em là Petrolimex có thị phần chi phối, được NN đảm bảo mức lãi kinh doanh, giá bán lẻ được điều chỉnh liên tục tuỳ theo giá nhập khẩu... mà vẫn gặp khó khăn thì cũng lạ!
Nhà nước nào đảm bảo lãi hở cụ? Nó là doanh nghiệp kinh doanh thương mại bình thường, giá theo thị trường. Mua phải giá cao đến lúc bán giá thấp thì lỗ là bình thường.
Nhất là nó kinh doanh mặt hàng thiết yếu, lỗ thì vẫn phải bán chứ không được dừng.
Em nghĩ nên có cái nhìn công bằng.
 

nguyentoyotahn

Xe tăng
Biển số
OF-88191
Ngày cấp bằng
12/3/11
Số km
1,049
Động cơ
415,389 Mã lực
Không được nản nhé các cụ, có tiền cứ tiêu đi kích thích sx, người khác có thu nhập thì các cụ mới có thu nhập. Tích cực lên nào.
 

PDM_80

Xe hơi
Biển số
OF-739273
Ngày cấp bằng
13/8/20
Số km
144
Động cơ
65,966 Mã lực
CCCM cập nhật quy định từ các nơi về HP nhé!

1612332891335.png

 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,947
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà nước nào đảm bảo lãi hở cụ? Nó là doanh nghiệp kinh doanh thương mại bình thường, giá theo thị trường. Mua phải giá cao đến lúc bán giá thấp thì lỗ là bình thường.
Nhất là nó kinh doanh mặt hàng thiết yếu, lỗ thì vẫn phải bán chứ không được dừng.
Em nghĩ nên có cái nhìn công bằng.
Theo quy định thì NN vẫn ấn định lợi nhuận (lãi) định mức của kinh doanh xăng dầu là 300 đồng 1 lít cụ ạ 😭

Hiện nay, một lít xăng chịu nhiều loại thuế. Cụ thể, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, còn có một số khoản không phải là thuế, nhưng cũng được đưa vào làm cơ sở để tính giá xăng dầu như chi phí định mức, lợi nhuận định mức, Quỹ bình ổn giá (trong đó mức trích Quỹ bình ổn giá là linh hoạt hơn).

Cụ thể, cơ cấu giá xăng được cộng 8 khoản, gồm: giá CIF tính thuế (giá xăng nhập + chi phí vận chuyển), thuế nhập khẩu (10%), thuế giá trị gia tăng (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON95 và 8% với xăng E5), thuế bảo vệ môi trường (3.800 đồng với E5, 4.000 đồng với RON 95).

Ngoài ra, còn có chi phí định mức kinh doanh (1.050 đồng/lít với xăng RON95 và 1.250 đồng/lít với xăng E5), lợi nhuận định mức (300 đồng) và trích quỹ bình ổn (300 đồng, nhưng biến động theo thực tế mỗi kỳ điều hành).

-------------
Đề nghị bỏ lợi nhuận định mức

Một chuyên gia kinh tế (đề nghị không nêu tên) cho rằng trong giá 1 lít xăng có đến gần 30% là tiền thuế, phí. Khi giá tăng mạnh, rất cần tính toán hài hòa lợi ích, trong đó quỹ bình ổn và việc tăng giá đều sử dụng nguồn lực người dân. Do đó, cần tính đến sự chia sẻ của Chính phủ qua thuế, phí khi sửa nghị định 83.

Mặt khác, để công bằng với các ngành kinh doanh khác, cùng với điều hành sát diễn biến thị trường, Nhà nước cần sớm bỏ mức lợi nhuận định mức xăng dầu. Với cơ chế thị trường, không thể tồn tại chính sách bán 1 lít xăng dầu là đương nhiên lãi 300 đồng được!

 
Chỉnh sửa cuối:

nguyentoyotahn

Xe tăng
Biển số
OF-88191
Ngày cấp bằng
12/3/11
Số km
1,049
Động cơ
415,389 Mã lực
Cứ bảo kinh tế không phát triển, doanh nghiệp khó khăn mà sao chứng khoán cứ lên vù vù, cụ nào am hiểu thông não cho em cái .
Có thể kể ra một số nguyên nhân để lý giải:
1. Vàng lên mạnh và đã chững lâu rồi, những ng mua vàng có lãi đã nhận ra lãi đủ và khó lên. Bán vàng gửi tk thì lãi kém, một bộ phận có tiền gửi NH nhưng lãi kém cũng rút ra thấy ck tăng thì ném tiền vào.
2. Dịch T3,4/2020 ck toàn TG giảm mạnh, mà trên TG hiện nay thằng có sẵn nhiều tiền lại là thằng TQ (nó có thể lợi dụng mua các cty rẻ mạt) vậy phải có lực đẩy để ta không bị thâu tóm dễ dàng như vậy.
Thật ra mục 2 là kích thích, kéo lên để mục 1 nhảy vào.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,495
Động cơ
92,913 Mã lực
Theo quy định thì NN vẫn ấn định lợi nhuận (lãi) định mức của kinh doanh xăng dầu là 300 đồng 1 lít cụ ạ 😭

Hiện nay, một lít xăng chịu nhiều loại thuế. Cụ thể, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, còn có một số khoản không phải là thuế, nhưng cũng được đưa vào làm cơ sở để tính giá xăng dầu như chi phí định mức, lợi nhuận định mức, Quỹ bình ổn giá (trong đó mức trích Quỹ bình ổn giá là linh hoạt hơn).

Cụ thể, cơ cấu giá xăng được cộng 8 khoản, gồm: giá CIF tính thuế (giá xăng nhập + chi phí vận chuyển), thuế nhập khẩu (10%), thuế giá trị gia tăng (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON95 và 8% với xăng E5), thuế bảo vệ môi trường (3.800 đồng với E5, 4.000 đồng với RON 95).

Ngoài ra, còn có chi phí định mức kinh doanh (1.050 đồng/lít với xăng RON95 và 1.250 đồng/lít với xăng E5), lợi nhuận định mức (300 đồng) và trích quỹ bình ổn (300 đồng, nhưng biến động theo thực tế mỗi kỳ điều hành).

-------------
Đề nghị bỏ lợi nhuận định mức

Một chuyên gia kinh tế (đề nghị không nêu tên) cho rằng trong giá 1 lít xăng có đến gần 30% là tiền thuế, phí. Khi giá tăng mạnh, rất cần tính toán hài hòa lợi ích, trong đó quỹ bình ổn và việc tăng giá đều sử dụng nguồn lực người dân. Do đó, cần tính đến sự chia sẻ của Chính phủ qua thuế, phí khi sửa nghị định 83.

Mặt khác, để công bằng với các ngành kinh doanh khác, cùng với điều hành sát diễn biến thị trường, Nhà nước cần sớm bỏ mức lợi nhuận định mức xăng dầu. Với cơ chế thị trường, không thể tồn tại chính sách bán 1 lít xăng dầu là đương nhiên lãi 300 đồng được!

Cụ gọi là lợi nhuận định mức, em gọi là chi phí vốn. Doanh nghiệp bỏ tiền ra nhập hàng trước thì phải tính chi phí vốn cho nó.
 

chenang

Xe hơi
Biển số
OF-707569
Ngày cấp bằng
14/11/19
Số km
101
Động cơ
91,588 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
chenang.vn
Không được nản nhé các cụ, có tiền cứ tiêu đi kích thích sx, người khác có thu nhập thì các cụ mới có thu nhập. Tích cực lên nào.
Tiền cạn rồi lấy gì mà tiêu cụ ơi, cứ ra tết mà dịch dã thế này thì nhiều ngành dễ đi lắm.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,947
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ gọi là lợi nhuận định mức, em gọi là chi phí vốn. Doanh nghiệp bỏ tiền ra nhập hàng trước thì phải tính chi phí vốn cho nó.
Vâng Cụ! Nhà nước lại đảm bảo cho ngành xăng dầu phần lợi nhuận định mức này (hay là chi phí vốn như ý Cụ nói) khi quyết định giá bán lẻ và chỉ riêng xăng dầu!
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,947
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tiền cạn rồi lấy gì mà tiêu cụ ơi, cứ ra tết mà dịch dã thế này thì nhiều ngành dễ đi lắm.
Vâng đúng! Tiêu dùng sẽ kích thích kinh tế nhưng không có tiền thì lấy gì mà tiêu ạ?
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,947
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
AA9FE743-0B89-43DE-84CA-C8B1E98E5E1C.jpeg

Mối lo của ông Nguyễn Quốc Kỳ:

Vietravel hụt thu hơn 5.300 tỷ đồng năm 2020 vì Covid-19

Đại dịch Covid-19 khiến doanh thu của ông lớn lữ hành Vietravel sụt giảm 73,3% trong năm 2020. Từ chỗ có lợi nhuận tốt năm 2019, doanh nghiệp ghi nhận lỗ 90 tỷ đồng.

Vietravel vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 với kết quả kinh doanh chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dù đã tiết giảm mạnh chi phí, doanh nghiệp vẫn khó tránh khỏi việc kinh doanh lỗ trong 3 tháng cuối năm 2020.

Cụ thể, Vietravel ghi nhận doanh thu thuần 479 tỷ đồng trong quý IV/2020, giảm 67% so với cùng kỳ 2019. Giá vốn của doanh nghiệp giảm mạnh so với cùng kỳ, từ 1.347 tỷ xuống 408 tỷ đồng, cho thấy Vietravel đã tiết giảm mạnh chi phí vận hành trong bối cảnh dịch bệnh. Sau 3 tháng cuối 2020, Vietravel lỗ 16 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối quý IV/2020, hơn 700 tỷ đồng của doanh nghiệp nằm ở khoản mục đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đã chuyển sang tiền và tương đương tiền. Đây là khoản tiền phong tỏa ở ngân hàng để đảm bảo cho việc phát hành thẻ tín dụng và tuân thủ quy định vốn tối thiểu để vận hành hãng hàng không Vietravel Airlines.

Qua đó, tiền và tương đương tiền cuối kỳ của doanh nghiệp tăng mạnh từ 168 tỷ lên 821 tỷ đồng. Nhiều khả năng dòng tiền này sẽ được sử dụng để đầu tư mở rộng hoạt động của Vietravel Airlines trong nửa đầu 2021 khi doanh nghiệp tham vọng nâng tổng số máy bay trong đội bay lên 8 chiếc vào cuối quý II/2021.

Chia sẻ với Zing, ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Vietravel - chia sẻ, ngoài 700 tỷ đồng niêm phong trong tài khoản ngân hàng theo quy định của nhà chức trách để vận hành Vietravel Airlines, doanh nghiệp đã phải chi khoảng hơn 200 tỷ để chuẩn bị cho việc cất cánh hãng bay.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,495
Động cơ
92,913 Mã lực
Vâng Cụ! Nhà nước lại đảm bảo cho ngành xăng dầu phần lợi nhuận định mức này (hay là chi phí vốn như ý Cụ nói) khi quyết định giá bán lẻ và chỉ riêng xăng dầu!
Với điều kiện doanh nghiệp phải nhập và trữ hàng trong 1 tháng, kể cả kinh doanh lỗ vẫn phải nhập.
 

Trác Đông Lai

Xe buýt
Biển số
OF-37837
Ngày cấp bằng
10/6/09
Số km
785
Động cơ
464,936 Mã lực
Báo cáo các cụ mợ là thứ Sáu này em từ Hà Nội đi Hải Phòng bằng cao tốc mới, hướng về Đình Vũ.

Các cụ mợ cho em hỏi hiện nay đi đến Hải Phòng theo hướng đó thì có phải khai báo y tế hoặc có bị chặn yêu cầu quay trở lại điểm xuất phát không ạ?

Mong các cụ mợ thông tin giúp em! Cảm ơn các cụ mợ!
 

BMW R60

Xe điện
Biển số
OF-745052
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
2,209
Động cơ
106,883 Mã lực
Báo cáo các cụ mợ là thứ Sáu này em từ Hà Nội đi Hải Phòng bằng cao tốc mới, hướng về Đình Vũ.

Các cụ mợ cho em hỏi hiện nay đi đến Hải Phòng theo hướng đó thì có phải khai báo y tế hoặc có bị chặn yêu cầu quay trở lại điểm xuất phát không ạ?

Mong các cụ mợ thông tin giúp em! Cảm ơn các cụ mợ!
Mời cụ châm cứu:
5242466-7506b49f21f92dfbffba315be7d3d910.jpeg
 

El Jefe 2

Xe điện
Biển số
OF-546776
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
2,271
Động cơ
203,151 Mã lực
Tuổi
35
Bảng này đang bị nhầm 1 chỗ Nam Từ Liêm - Xuân phương. còn các chỗ khác cơ bản đúng.
 

Trác Đông Lai

Xe buýt
Biển số
OF-37837
Ngày cấp bằng
10/6/09
Số km
785
Động cơ
464,936 Mã lực
Em cảm ơn 2 cụ!

Em đã xem bảng thì có thêm thắc mắc như sau: em ở Cầu Giấy nhưng thuộc phường Mai Dịch, tức không thuộc các phường màu cam. Vậy thì em có phải thuộc diện màu xanh mạ (khai báo; giám sát y tế) không các cụ?
 

hamcuare!

Xe lăn
Biển số
OF-110263
Ngày cấp bằng
24/8/11
Số km
11,134
Động cơ
985,144 Mã lực
cảm ơn các cụ... mai e cũng phải đi HP lv. hy vọng các cụ phồng chưa cấm hẩn :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top