Theo quy định thì NN vẫn ấn định lợi nhuận (lãi) định mức của kinh doanh xăng dầu là 300 đồng 1 lít cụ ạ
Hiện nay, một lít xăng chịu nhiều loại thuế. Cụ thể, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, còn có một số khoản không phải là thuế, nhưng cũng được đưa vào làm cơ sở để tính giá xăng dầu như chi phí định mức, lợi nhuận định mức, Quỹ bình ổn giá (trong đó mức trích Quỹ bình ổn giá là linh hoạt hơn).
Cụ thể, cơ cấu giá xăng được cộng 8 khoản, gồm: giá CIF tính thuế (giá xăng nhập + chi phí vận chuyển), thuế nhập khẩu (10%), thuế giá trị gia tăng (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON95 và 8% với xăng E5), thuế bảo vệ môi trường (3.800 đồng với E5, 4.000 đồng với RON 95).
Ngoài ra, còn có chi phí định mức kinh doanh (1.050 đồng/lít với xăng RON95 và 1.250 đồng/lít với xăng E5), lợi nhuận định mức (300 đồng) và trích quỹ bình ổn (300 đồng, nhưng biến động theo thực tế mỗi kỳ điều hành).
-------------
Đề nghị bỏ lợi nhuận định mức
Một chuyên gia kinh tế (đề nghị không nêu tên) cho rằng trong giá 1 lít xăng có đến gần 30% là tiền thuế, phí. Khi giá tăng mạnh, rất cần tính toán hài hòa lợi ích, trong đó quỹ bình ổn và việc tăng giá đều sử dụng nguồn lực người dân. Do đó, cần tính đến sự chia sẻ của Chính phủ qua thuế, phí khi sửa nghị định 83.
Mặt khác, để công bằng với các ngành kinh doanh khác, cùng với điều hành sát diễn biến thị trường, Nhà nước cần sớm bỏ mức lợi nhuận định mức xăng dầu. Với cơ chế thị trường, không thể tồn tại chính sách bán 1 lít xăng dầu là đương nhiên lãi 300 đồng được!
TTO - Trước việc giá xăng dầu tăng mạnh ngày 2-4, đã có ý kiến đề nghị như trên. Việt Nam đã tự chủ 80-90% cung ứng xăng dầu, cũng nên xem xét thay đổi cách điều hành.
tuoitre.vn