- Biển số
- OF-89724
- Ngày cấp bằng
- 25/3/11
- Số km
- 7,870
- Động cơ
- 476,459 Mã lực
Eo.Xã huy động công an, dân quân và dân vây bắt
Bắt người mà cứ như là bắt chó sổng í
Eo.Xã huy động công an, dân quân và dân vây bắt
Chạy đâu cho thoát, trốn đâu cho kỹ.Xã huy động công an, dân quân và dân vây bắt
Lều báo chém thôi cụ, thiếu thì có nhưng gián đoạn là ko hẳn nhé, cụ mỗi lần chuyển 50 container trở lên thì có ngay, giá cao hơn, còn nhỏ lẻ vài công thì phải đợiThiếu container làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Việt Nam
PMI tháng 1 trên 50 điểm nhưng thấp hơn tháng 12/2020 khi các điều kiện kinh doanh cải thiện với tốc độ chậm, một phần do chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (Purchasing Managers' Index - PMI) lĩnh vực sản xuất Việt Nam đạt 51,3 điểm vào tháng 1, giảm so với mức 51,7 của tháng 12. Theo IHS Markit, mặc dù các điều kiện kinh doanh đã cải thiện vào đầu năm nay, tăng trưởng vẫn yếu hơn so với cuối năm trước. Sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng hầu như không thay đổi trong tháng 1, trong khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm hơn.
Theo nhóm phân tích, quy mô sản xuất ổn định trong tháng 1. Tuy nhiên, hoạt động mua hàng đầu vào bị ảnh hưởng bởi tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng.
PMI tháng 1/2021 trên 50 điểm nhưng thấp hơn tháng 12/2020. Ảnh: IHS Markit.
Trên thực tế, mức độ kéo dài thời gian giao hàng gần đây là lớn nhất trong gần một thập kỷ, ngoại trừ giai đoạn cách ly khó khăn vào tháng 3 và tháng 4 năm ngoái. Các công ty cho biết do tình trạng thiếu container chuyển hàng cùng với khan hiếm nguồn nguyên vật liệu.
Thiếu container làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Việt Nam
PMI tháng 1 trên 50 điểm nhưng thấp hơn tháng 12/2020 khi các điều kiện kinh doanh cải thiện với tốc độ chậm, một phần do chuỗi cung ứng bị gián đoạn.vnexpress.net
Thời đại nào mà còn bảo xăng dầu độc quyền hở cụÔng này độc quyền, thị phần khủng sao lại làm ăn khó khăn thế nhỉ?
Đại gia xăng dầu giảm hơn 3.400 tỷ đồng lợi nhuận
Petrolimex báo lãi sau thuế năm ngoái đạt 1.235 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ 2019 và là mức thấp nhất trong 5 năm qua.vnexpress.net
Sorry cụ! Ý em là Petrolimex có thị phần chi phối, được NN đảm bảo mức lãi kinh doanh, giá bán lẻ được điều chỉnh liên tục tuỳ theo giá nhập khẩu... mà vẫn gặp khó khăn thì cũng lạ!Thời đại nào mà còn bảo xăng dầu độc quyền hở cụ
Là đối tác của 1 tập đoàn quốc tế cụ nhểSao ko nghĩ 40 tuổi bố mài nghỉ éo thèm hầu thằng nào con nào nữa. Bố mài ra ngoài tự do tự tại, tự làm tự ăn. Việc éo gì phải xoắn nhể?
Giỏi thì lập doanh nghiệp, ko thì tự làm tự ăn, ít nhất thì lập doanh nghiệp vận tải tnhh 1 thành viên.. sao phải xoắn?
Cảm ơn cụ!Mời Cụ Yellowtea cho ý kiến ạ!
Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi: Bao giờ mới có thể "lội ngược dòng"?
Với tiềm năng của thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp lớn trong nước như: Masan, Hòa Phát, Hùng Vương, Vingroup đã bắt đầu có những đầu tư lớn vào ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi với mong muốn "lội ngược dòng", giành lại thị phần từ tay các doanh nghiệp ngoại...
CHU KHÔI
03/02/2021 10:09
Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanh. Năm 2008, tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi cả nước đạt 8,5 triệu tấn thì đến năm 2020 đã đạt 20,5 triệu tấn; tổng công suất lắp đặt của các nhà máy tăng từ 12 triệu tấn (năm 2008) lên gần 40 triệu tấn (năm 2020). Việt Nam trở thành nước đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp, xếp trên cả Thái Lan (18,6 triệu tấn) và Indonesia (18,3 triệu tấn). Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ cần khoảng 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình 13 – 14%/năm nên có thể coi đây là thị trường lớn, còn nhiều tiềm năng phát triển.
XUẤT KHẨU BẰNG 1/5 NHẬP KHẨU
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong năm 2020 đạt hơn 800 triệu USD, tăng 16,98% so với năm 2019. Ba thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Campuchia và Mỹ. Cụ thể, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi sang Trung Quốc đạt 211,23 triệu USD, chiếm 26,38% tổng kim ngạch, tăng 15,68% so với năm 2019; Campuchia đạt 122,32 triệu USD, tăng 23,15%; Mỹ đạt 114,5 triệu USD, tăng mạnh 125% so với năm 2019.
Với năng lực sản xuất đang tiếp tục được củng cố nhờ vào các dự án đầu tư mới và mở rộng của các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là khối DN ngoại dẫn dắt thị trường, năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng phình to, sẽ sớm đưa mặt hàng này gia nhập nhóm các mặt hàng xuất khẩu tỷ USD. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam sẽ đạt hàng chục tỷ USD trước 2022.
Với dư địa phát triển được nhận định còn lớn, phân khúc sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang hút nhiều tên tuổi lớn trong khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp này tiếp tục đầu tư mở rộng, xây dựng thêm các nhà máy sản xuất để gia tăng sản lượng.
Tuy nhiên, nếu so mức xuất khẩu với mức nhập khẩu hàng năm của mặt hàng này, giá trị xuất khẩu hiện chỉ chiếm tỷ trọng gần 1/5 nhập khẩu. Nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong tháng 12/2020 tiêu tốn 374,3 triệu USD, tăng 26,43% so với tháng 12/2019. Tính chung cả năm 2020, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi đạt 3,84 tỷ USD, tăng 3,75% so với một năm trước đó. Các thị trường chính cung cấp thức ăn chăn nuôi cho Việt Nam vẫn là Argentina, Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.
Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu năm 2020 lên 1,53 tỷ USD, tăng 2,64% so với năm trước đó, chiếm tới 40% thị phần. Đây cũng là thị trường duy nhất đạt kim ngạch tỷ USD trong cả năm 2020. Đứng thứ hai là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu của cả năm 2020 đạt 505,56 triệu USD, giảm 19,55% so với năm 2019, chiếm 13,16% thị phần tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của cả nước. Thứ ba là từ Brazil, với kim ngạch nhập khẩu cả năm 2020 đạt 391,67 triệu USD, tăng 83,34% so với năm 2019, chiếm 10,2% thị phần.
80% NGUYÊN LIỆU PHẢI NHẬP KHẨU
Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đã có những bước tiến mạnh mẽ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi, tuy nhiên nếu nhìn một cách tổng thể còn tồn tại nhiều bất cập. Điều này được thể hiện rất rõ trong những tháng đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp.
Mặc dù là nước sản xuất và xuất khẩu lương thực nằm ở tốp đầu thế giới, song ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta vẫn phải nhập khẩu 70-80% nguyên liệu từ nước ngoài. Nguyên nhân là do các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn như ngũ cốc, đậu tương, khô dầu các loại, phụ gia... hiện Việt Nam sản xuất không đủ hoặc do giá thành quá cao so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Trong khi mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn gạo, trị giá khoảng 2,8 tỷ USD thì lại cần nhập tới trên 15 triệu tấn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, trị giá gần 3,8 tỷ USD, như vậy giá trị nhập siêu riêng lĩnh vực lương thực đã lên tới khoảng 1 tỷ USD mỗi năm.
Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, ngành sản xuất thức ăn luôn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, dẫn tới tình trạng thiếu ổn định, dễ bị tổn thương khi có sự cố xảy ra. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cộng thêm bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa ổn định khiến các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng nề khi vừa thiếu nguyên liệu sản xuất, vừa khó tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Cũng giống như nhiều ngành sản xuất lớn trong nước, có thể nói hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đang ở trong giai đoạn khó khăn nhất. Đại dịch Covid-19 đã khiến ngành vận tải biển và đường bộ gặp khó khăn do khâu kiểm soát dịch bệnh khắt khe tại các nước xuất khẩu, thậm chí nhiều nước đã tạm dừng hoạt động dẫn tới tình trạng đứt gẫy chuỗi cung ứng. Hệ lụy là có nhiều thời điểm, một số doanh nghiệp giảm sâu sản lượng sản xuất do thiếu nguyên liệu. Một số doanh nghiệp lớn như: Công ty C.P Việt Nam, Cargill, GreenFeed... thông thường luôn hoạt động đến 80% công suất thì có những tháng khi dịch Covid bùng phát mạnh, các doanh nghiệp này chỉ hoạt động khoảng 30 – 40% công suất.
Ngoài việc khó khăn về nhập khẩu, giá nguyên liệu tăng lên khá mạnh khiến các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng phải tăng giá thức ăn chăn nuôi. Cụ thể, mặt hàng ngô tăng đột biến từ 5.600 đồng/kg lên 7.000 đồng/kg, khô dầu đậu tương tăng từ 9.000 đồng/kg lên 10.200 đồng/kg, thậm chí một số phụ gia như lysine, axít amin thậm chí tăng giá gấp đôi... chính vì vậy đã kéo giá thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam tăng từ 200 – 1.000 đồng/kg. Đây là một trong những nguyên nhân khó giảm giá thịt lợn tại Việt Nam hiện nay dẫn tới tăng chỉ số lạm phát trong những tháng gần đây.
Một bất cập khác, trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, các doanh nghiệp nội luôn yếu thế trước doanh nghiệp ngoại. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, cả nước hiện có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 85 nhà máy thuộc doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tỷ lệ 32%), 180 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước (chiếm 68%). Mặc dù có số lượng nhà máy chiếm áp đảo, trong đó có một số doanh nghiệp quy mô lớn như: Dabaco, Masan, GreenFeed, Vina, Lái Thiêu... nhưng các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 35% thị phần cung cấp thức ăn chăn nuôi, 65% thị phần còn lại do các doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ.
Với tiềm năng của thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp lớn trong nước như: Masan, Hòa Phát, Hùng Vương, Vingroup đã bắt đầu có những đầu tư lớn vào ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi với mong muốn "lội ngược dòng", giành lại thị phần từ tay các doanh nghiệp ngoại. Cụ thể, Masan đã mua lại Proconco, Anco vươn lên vị trí cung ứng thức chăn nuôi lớn thứ 2 trên cả nước. Tập đoàn Hòa Phát cũng đã xây dựng và đi vào hoạt động nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại Khu công nghiệp Long Khánh với công suất 200 ngàn tấn/năm. Các tập đoàn này đang liên kết tạo thành chuỗi phát triển sang lĩnh vực chăn nuôi, tiêu thụ và bước đầu đã thành công...
Cảm ơn cụ ! Đúng là ý kiến của người trong ngànhCảm ơn cụ!
Bài viết ko tốt lắm
Em đính chính là các DN giảm sản lượng ko hề do covid mà do dịch tả châu phi giết mịa hết cả đàn lợn, trong khi các DN đó bán sp cho lợn là chủ đaoj, nên các cụ thấy giá lợn hơn gấp đôi ngày xưa thời giá thông thường là thế, nên các DN này sập sàn là đúng. Covid có ảnh hưởng nhưng không nhiều như thế
Giá nguyên liệu lên trên trời, họ cập nhật giá cũ rích Nên giá thành tăng lên tầm 2.000-2.500đ/kg, nên dân sợ bỏ mịa cả chăn nuôi, trong khi giá gà vịt các cụ nghe đài báo rồi, chỉ tầm 45k/kg gà đông tảo, gà ta lai một phần em cho là nhâp khẩu gà quá nhiều, giá quá rẻ, ko có du lịch nhf hàng nên cung quá cầu
Em cũng mong dân mình đỡ sính ngoại, hihii.
Nhà nước nào đảm bảo lãi hở cụ? Nó là doanh nghiệp kinh doanh thương mại bình thường, giá theo thị trường. Mua phải giá cao đến lúc bán giá thấp thì lỗ là bình thường.Sorry cụ! Ý em là Petrolimex có thị phần chi phối, được NN đảm bảo mức lãi kinh doanh, giá bán lẻ được điều chỉnh liên tục tuỳ theo giá nhập khẩu... mà vẫn gặp khó khăn thì cũng lạ!
Theo quy định thì NN vẫn ấn định lợi nhuận (lãi) định mức của kinh doanh xăng dầu là 300 đồng 1 lít cụ ạNhà nước nào đảm bảo lãi hở cụ? Nó là doanh nghiệp kinh doanh thương mại bình thường, giá theo thị trường. Mua phải giá cao đến lúc bán giá thấp thì lỗ là bình thường.
Nhất là nó kinh doanh mặt hàng thiết yếu, lỗ thì vẫn phải bán chứ không được dừng.
Em nghĩ nên có cái nhìn công bằng.
Có thể kể ra một số nguyên nhân để lý giải:Cứ bảo kinh tế không phát triển, doanh nghiệp khó khăn mà sao chứng khoán cứ lên vù vù, cụ nào am hiểu thông não cho em cái .
Cụ gọi là lợi nhuận định mức, em gọi là chi phí vốn. Doanh nghiệp bỏ tiền ra nhập hàng trước thì phải tính chi phí vốn cho nó.Theo quy định thì NN vẫn ấn định lợi nhuận (lãi) định mức của kinh doanh xăng dầu là 300 đồng 1 lít cụ ạ
Hiện nay, một lít xăng chịu nhiều loại thuế. Cụ thể, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, còn có một số khoản không phải là thuế, nhưng cũng được đưa vào làm cơ sở để tính giá xăng dầu như chi phí định mức, lợi nhuận định mức, Quỹ bình ổn giá (trong đó mức trích Quỹ bình ổn giá là linh hoạt hơn).
Cụ thể, cơ cấu giá xăng được cộng 8 khoản, gồm: giá CIF tính thuế (giá xăng nhập + chi phí vận chuyển), thuế nhập khẩu (10%), thuế giá trị gia tăng (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON95 và 8% với xăng E5), thuế bảo vệ môi trường (3.800 đồng với E5, 4.000 đồng với RON 95).
Ngoài ra, còn có chi phí định mức kinh doanh (1.050 đồng/lít với xăng RON95 và 1.250 đồng/lít với xăng E5), lợi nhuận định mức (300 đồng) và trích quỹ bình ổn (300 đồng, nhưng biến động theo thực tế mỗi kỳ điều hành).
-------------
Đề nghị bỏ lợi nhuận định mức
Một chuyên gia kinh tế (đề nghị không nêu tên) cho rằng trong giá 1 lít xăng có đến gần 30% là tiền thuế, phí. Khi giá tăng mạnh, rất cần tính toán hài hòa lợi ích, trong đó quỹ bình ổn và việc tăng giá đều sử dụng nguồn lực người dân. Do đó, cần tính đến sự chia sẻ của Chính phủ qua thuế, phí khi sửa nghị định 83.
Mặt khác, để công bằng với các ngành kinh doanh khác, cùng với điều hành sát diễn biến thị trường, Nhà nước cần sớm bỏ mức lợi nhuận định mức xăng dầu. Với cơ chế thị trường, không thể tồn tại chính sách bán 1 lít xăng dầu là đương nhiên lãi 300 đồng được!
Giá xăng dầu tăng mạnh, cần bỏ lợi nhuận định mức
TTO - Trước việc giá xăng dầu tăng mạnh ngày 2-4, đã có ý kiến đề nghị như trên. Việt Nam đã tự chủ 80-90% cung ứng xăng dầu, cũng nên xem xét thay đổi cách điều hành.tuoitre.vn