Vì sao thiếu container?
Những tháng cuối năm là mùa cao điểm xuất khẩu nhưng cũng là thời điểm xảy ra tình trạng các hãng tàu thiếu container rỗng để giao cho nhà xuất khẩu đóng hàng cũng như chủ hàng không đăng ký được tàu chở hàng.
Thống kê kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) mới đây đã cho thấy khó khăn của doanh nghiệp về thiếu hụt container rỗng ở từng mắt xích trong hoạt động với hãng tàu. Qua khảo sát, có đến 40% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong việc giao nhận container rỗng tại các nơi tập kết container, khi chủ hàng đến nhận mới báo là chưa có. 43% cho biết là do bộ phận đặt chỗ với hãng tàu cho thuê container rỗng vượt số lượng cho phép và 17% do bộ phận kinh doanh chưa tiếp cận thuê container rỗng được từ hãng tàu. Vấn đề thiếu hụt container rỗng xảy ra đối với tất cả các tuyến vận tải, trong đó tuyến vận tải đến Hoa Kỳ chiếm phần lớn.
Cho biết thêm nguyên nhân của tình trạng trên, theo VLA, một phần nguyên nhân do Việt Nam đang là nước xuất siêu. Đặc biệt, trong quý 3 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu tăng 11% so với cùng năm 2019. Ngoài ra, do ảnh hưởng thời tiết nên việc vận chuyển các container rỗng chiều về từ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… gặp nhiều khó khăn. Không những do ảnh hưởng của giao nhận container ở depot mà việc kiểm soát container rỗng của hãng tàu depot chưa tốt cũng đã gây thiếu hụt container ở Việt Nam.
Ông Lê Kim Cương, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân Cảng (SNPL) cho biết, nguyên nhân chính gây thiếu hụt container rỗng là do sự bùng phát của đại dịch Covid-19, đặc biệt là giai đoạn cao điểm tháng 5 và tháng 9 vừa qua. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của bão, sương mù nên việc xuất khẩu hàng qua các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc phải “ngủ lại”.
Cũng theo ông Cương, về năng lực tiếp nhận rỗng của các cảng nước sâu chuyển về các cảng ICD còn hạn chế, cụ thể các tại TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương hiện nay có khoảng 50 depot rỗng nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó trong ICD có khả năng trực tiếp tiếp nhận rỗng từ các cảng nước sâu
Những tháng cuối năm là mùa cao điểm xuất khẩu nhưng cũng là thời điểm xảy ra tình trạng các hãng tàu thiếu container rỗng để giao cho nhà xuất khẩu đóng hàng cũng như chủ hàng không đăng ký được tàu chở hàng.
Thống kê kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) mới đây đã cho thấy khó khăn của doanh nghiệp về thiếu hụt container rỗng ở từng mắt xích trong hoạt động với hãng tàu. Qua khảo sát, có đến 40% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong việc giao nhận container rỗng tại các nơi tập kết container, khi chủ hàng đến nhận mới báo là chưa có. 43% cho biết là do bộ phận đặt chỗ với hãng tàu cho thuê container rỗng vượt số lượng cho phép và 17% do bộ phận kinh doanh chưa tiếp cận thuê container rỗng được từ hãng tàu. Vấn đề thiếu hụt container rỗng xảy ra đối với tất cả các tuyến vận tải, trong đó tuyến vận tải đến Hoa Kỳ chiếm phần lớn.
Cho biết thêm nguyên nhân của tình trạng trên, theo VLA, một phần nguyên nhân do Việt Nam đang là nước xuất siêu. Đặc biệt, trong quý 3 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu tăng 11% so với cùng năm 2019. Ngoài ra, do ảnh hưởng thời tiết nên việc vận chuyển các container rỗng chiều về từ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… gặp nhiều khó khăn. Không những do ảnh hưởng của giao nhận container ở depot mà việc kiểm soát container rỗng của hãng tàu depot chưa tốt cũng đã gây thiếu hụt container ở Việt Nam.
Ông Lê Kim Cương, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân Cảng (SNPL) cho biết, nguyên nhân chính gây thiếu hụt container rỗng là do sự bùng phát của đại dịch Covid-19, đặc biệt là giai đoạn cao điểm tháng 5 và tháng 9 vừa qua. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của bão, sương mù nên việc xuất khẩu hàng qua các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc phải “ngủ lại”.
Cũng theo ông Cương, về năng lực tiếp nhận rỗng của các cảng nước sâu chuyển về các cảng ICD còn hạn chế, cụ thể các tại TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương hiện nay có khoảng 50 depot rỗng nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó trong ICD có khả năng trực tiếp tiếp nhận rỗng từ các cảng nước sâu