1. Về từ “nên” thường dùng trong 3 trường hợp
* Nên (động từ) chỉ lời khuyên: cần, đáng.
VD: Nên dậy sớm mà tập thể dục. Việc đó nên thực hiện ngay.
* Nên (liên từ) thành, ra một dạng không cụ thể để nhìn thấy được.
VD: Học sao cho nên người. Vì lười nên dốt.
* Nên (thành ngữ) nên chăng, hệ quả (sẽ)
VD: Việc ấy nên chăng? Chăm học nên Chi giỏi nhất lớp.
2. Về từ “lên” bản thân là động từ thường dùng trong 2 trường hợp sau
*Lên: Mang nghĩa di chuyển (quan sát được)
VD: lên bờ, lên xe, đi lên…
*Lên: Tăng số lượng hay đạt một mức, một cấp, một mốc cao hơn.
VD: Hàng lên giá. Cháu lên lớp ba.
Vậy có thể hiểu đơn giản rằng: “nên” được dùng trong lời khuyên và mang nghĩa tạo thành một đối tượng mới nhưng không nhìn thấy được, không phân biệt được sự khác biệt giữa đối tượng mới và đối tượng cũ.
Còn: “lên” là động từ chỉ sự di chuyển, tăng số, mức, cấp cao hơn và đều có điểm chung là sự di chuyển, tăng số, mức, cấp cao hơn ấy đều có thể quan sát được.
Nguồn: https://vndoc.com/phan-biet-nen-va-len-khi-viet-chinh-ta/download
* Nên (động từ) chỉ lời khuyên: cần, đáng.
VD: Nên dậy sớm mà tập thể dục. Việc đó nên thực hiện ngay.
* Nên (liên từ) thành, ra một dạng không cụ thể để nhìn thấy được.
VD: Học sao cho nên người. Vì lười nên dốt.
* Nên (thành ngữ) nên chăng, hệ quả (sẽ)
VD: Việc ấy nên chăng? Chăm học nên Chi giỏi nhất lớp.
2. Về từ “lên” bản thân là động từ thường dùng trong 2 trường hợp sau
*Lên: Mang nghĩa di chuyển (quan sát được)
VD: lên bờ, lên xe, đi lên…
*Lên: Tăng số lượng hay đạt một mức, một cấp, một mốc cao hơn.
VD: Hàng lên giá. Cháu lên lớp ba.
Vậy có thể hiểu đơn giản rằng: “nên” được dùng trong lời khuyên và mang nghĩa tạo thành một đối tượng mới nhưng không nhìn thấy được, không phân biệt được sự khác biệt giữa đối tượng mới và đối tượng cũ.
Còn: “lên” là động từ chỉ sự di chuyển, tăng số, mức, cấp cao hơn và đều có điểm chung là sự di chuyển, tăng số, mức, cấp cao hơn ấy đều có thể quan sát được.
Nguồn: https://vndoc.com/phan-biet-nen-va-len-khi-viet-chinh-ta/download