mitdac1819

Xe điện
Biển số
OF-477090
Ngày cấp bằng
15/12/16
Số km
2,306
Động cơ
198,826 Mã lực
Thì đúng rồi còn gì nữa cụ, Tỉnh Vân Nam của Khựa, Quảng Châu của Khựa muốn ra biến qua Việt Nam là gần nhất, hàng hóa Khựa qua VN nhiều lắm đấy, diện tích mấy tỉnh này còn hơn cả VN đấy
Tấu hài vừa thôi cụ. Thứ nhất không có tỉnh Quảng Châu, thứ 2 Quảng Châu nó là cảng to lắm đấy, nên chắc nó ko có đg ra biển nhỉ ? :)) :)). Còn Vân Nam chắc nó xk xoài, nhãn, vải, thanh long, mít, chuối qua VN, để đội lôt hàng VN xuất đi Tàu à :)) :))
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,139
Động cơ
509,306 Mã lực
à vâng cụ
xã hội nào cũng vậy, số người khá giả đã ít, số người giàu chiếm tỷ lệ lại càng ít
tại cụ trên kia phải doanh nghiệp nhỏ và vừa mếu máo, thì e chỉ đưa ra ví dụ nhỏ thôi, cũng ko nên nhìn một phía mà đánh giá cho tất cả được
khó khăn hiện tại là không thể phủ nhận, kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp chết như rạ là có thật, nhưng k phải mọi người đều hết tiền và không vui cụ nhé :D
khóc cũng có hết đói đâu nên cứ cười thôi.

du lịch , hàng không, vui chơi giải trí... chết tươi
dày da, may mặc ... chết héo hon vì đơn hàng ít
xây dựng chết dần. cotecon Hòa Bình doanh thu còn có 50%
bđs thì không biết. chỉ thấy Vin cả năm chả làm thêm dự án nào
nông nghiệp vẫn được mùa mất giá
...

mỗi ông dầu khí, điện lực, ngân hàng, điện tử còn tươi
 

blackhole1

Xe tăng
Biển số
OF-702152
Ngày cấp bằng
29/9/19
Số km
1,965
Động cơ
140,582 Mã lực
Tuổi
38
Tấu hài vừa thôi cụ. Thứ nhất không có tỉnh Quảng Châu, thứ 2 Quảng Châu nó là cảng to lắm đấy, nên chắc nó ko có đg ra biển nhỉ ? :)) :)). Còn Vân Nam chắc nó xk xoài, nhãn, vải, thanh long, mít, chuối qua VN, để đội lôt hàng VN xuất đi Tàu à :)) :))
Nhiều cụ cứ vui tính quá mà chả hiểu mình nói gì .
 

mitdac1819

Xe điện
Biển số
OF-477090
Ngày cấp bằng
15/12/16
Số km
2,306
Động cơ
198,826 Mã lực
Ông không tin thì đi cao bằng mà đếm ô tô như cụ gì ở trên nói đi, tôi chạy xe khách ngày nào chẳng qua đây 2 lần, lạ gì cái đoạn đường này chứ, đúng là thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng, người Việt kém quá
Ừ, tỉnh Quảng Châu ở đâu thế? :)), nói phét thì cũng nên gúc gờ đã nhé. 10,8 triệu tấn rau quả, nó tương đương 1 tỉ đô. Tổng xk rau quả của VN năm 2020 khoảng 3 tỉ, trong đó 50 % là xk sang Tàu = 1,5 tỉ :)) :)), 1 cái cửa khẩu ở Cao Bằng mà đã = 1/3 tổng kim ngạch xk của VN :)) :))
 

Ocdaonho

Xe tải
Biển số
OF-762147
Ngày cấp bằng
8/3/21
Số km
418
Động cơ
53,419 Mã lực
Tuổi
38
cụ bi quan quá thì phải
em thấy tiền trong dân nhiều lắm
toàn các cụ đại gia đi xe mua đất ầm ầm ở các vùng
có lẽ chỉ những người mới ra trường công việc chưa ổn định, phải thuê trọ thì giai đoạn này khó khăn thực sự
Người có 100 đồng thì covid có bớt cũng giảm đi 10 đồng hoặc còn tăng lên nhờ đầu cơ đất cát chứng khoán. Người có 5-10 đồng thôi thì đợt này mang ra tiêu hết dần...
Nên ai vào tình cảnh khốn khó thì bi quan thôi cụ.
Em cũng kinh doanh, tháng 5 này doanh thu tụt 50% so với tháng 4, chắc đủ trả tiền nhà và nhân viên và đủ ăn...Cố mà qua cái đận này thôi.
Chỉ lo dịch xong kinh tế khủng hoảng toàn diện dân tình thắt lưng buộc bụng sức mua cũng giảm. Một chu kì kinh tế buồn...
 

blackhole1

Xe tăng
Biển số
OF-702152
Ngày cấp bằng
29/9/19
Số km
1,965
Động cơ
140,582 Mã lực
Tuổi
38
Cụ đọc lại đi em bào là hàng chính từ Vân Nam và có cả tỉnh Quảng Đông nữa, cụ học cao hiểu rộng sao lại không hiểu gì vây, tỉnh quảng đông nếu mà đi từ điếm gần Vân Nam ra Biển nó xa gần gấp 2 lần qua Việt nam đấy, mà rau hoa quả người ta chồng quanh tỉnh Vân Nam rất nhiều
Cụ phát biểu nên tìm hiểu kỹ thực tế là giao thông ở Quảng Đông rất phát triển nhất là cao tốc các hình thức vận tải khá rẻ và nội địa TQ là thị trường khổng lồ về sức mua họ chỉ xuất qua VN nông sản có tính chất mùa vụ dư thừa mà khó bảo quản ,hay một số loại ít được ưa chuộng bên đó mà thôi .
 

lamthanhngoc

Xe tải
Biển số
OF-23632
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
330
Động cơ
474,564 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tấu hài vừa thôi cụ. Thứ nhất không có tỉnh Quảng Châu, thứ 2 Quảng Châu nó là cảng to lắm đấy, nên chắc nó ko có đg ra biển nhỉ ? :)) :)). Còn Vân Nam chắc nó xk xoài, nhãn, vải, thanh long, mít, chuối qua VN, để đội lôt hàng VN xuất đi Tàu à :)) :))
Cụ vui tính quá. Cụ thử lên mấy trang shopping xem toàn đồ Quảng Châu thôi nhé, đến nỗi ghi tắt QCCC là cũng biết đó là Quảng Châu Cao Cấp.
Nó xuất sang Vn nhiều thứ chứ đâu chỉ mấy cái trái cây mà cụ nói đâu. Đi đường bộ sang Vn thì 3- 5 ngày còn đi đường biển từ QC là 2 tuần đó cụ ( thời chưa Covid) qua cửa khẩu chính là Hữu Nghị.
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Em thấy chỉ có ngành sản xuất khẩu trang, cồn sát khuẩn, găng tay, quần áo bảo hộ y tế là ngon.
Nhớ lại đợt dịch 1-2 hàng ở sb 70-80% là thiết bị y tế.
Khiếp thật, cước giá nào cũng đi.
 

lamthanhngoc

Xe tải
Biển số
OF-23632
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
330
Động cơ
474,564 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em bắt đầu quen Covid rồi, năm đầu sốc chứ năm nay thấy bớt nhiều rồi. Cái khó ló cái khôn, làm nhỏ nhỏ dễ sống hơn làm lớn, chỉ mong đủ nuôi người không mong giàu.
 

mitdac1819

Xe điện
Biển số
OF-477090
Ngày cấp bằng
15/12/16
Số km
2,306
Động cơ
198,826 Mã lực
Cụ vui tính quá. Cụ thử lên mấy trang shopping xem toàn đồ Quảng Châu thôi nhé, đến nỗi ghi tắt QCCC là cũng biết đó là Quảng Châu Cao Cấp.
Nó xuất sang Vn nhiều thứ chứ đâu chỉ mấy cái trái cây mà cụ nói đâu. Đi đường bộ sang Vn thì 3- 5 ngày còn đi đường biển từ QC là 2 tuần đó cụ ( thời chưa Covid) qua cửa khẩu chính là Hữu Nghị.
Đang nói đến rau quả nhá,2 cụ trên kia, kêu là hàng rau quả Tàu từ ck trên Cao Bằng mỗi ngày 1 ngàn xe 30 tấn xuất sang Việt, sau đó giả dạng hàng Việt xuất đi nc khác, chứ đồ gia dụng Tàu thì nói làm gì. Đọc thì đọc từ đầu, chả hiểu gì mà cũng nhảy bổ vào.
 

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,872
Động cơ
482,495 Mã lực
Người có 100 đồng thì covid có bớt cũng giảm đi 10 đồng hoặc còn tăng lên nhờ đầu cơ đất cát chứng khoán. Người có 5-10 đồng thôi thì đợt này mang ra tiêu hết dần...
Nên ai vào tình cảnh khốn khó thì bi quan thôi cụ.
Em cũng kinh doanh, tháng 5 này doanh thu tụt 50% so với tháng 4, chắc đủ trả tiền nhà và nhân viên và đủ ăn...Cố mà qua cái đận này thôi.
Chỉ lo dịch xong kinh tế khủng hoảng toàn diện dân tình thắt lưng buộc bụng sức mua cũng giảm. Một chu kì kinh tế buồn...
Tháng 5 này căng thật sự ạ. Miền Bắc của em doanh thu tụt thảm hại, miền Nam cũng tụt trông thấy. Nguyên liệu đầu vào toàn kim loại, tăng kinh khủng; đầu ra ít nên chả ai dám tăng giá.
Giờ tăng marketing cũng ko có tác dụng, vì bản chất nhu cầu giảm!
 

Đại Ba

Xe điện
Biển số
OF-51041
Ngày cấp bằng
17/11/09
Số km
2,260
Động cơ
433,184 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em bắt đầu quen Covid rồi, năm đầu sốc chứ năm nay thấy bớt nhiều rồi. Cái khó ló cái khôn, làm nhỏ nhỏ dễ sống hơn làm lớn, chỉ mong đủ nuôi người không mong giàu.
Chuẩn rồi cụ.

Em đang làm du lịch, mảng khách Nhật, ngon choét, phím nhau 1 cái là có tiền. Vậy mà từ giữa năm ngoái cũng chuyển sang làm lao động chân tay.

Cứ tồn tại qua cái đợt khó khăn này đã. Khi kinh tế phục hồi thì mình lại bùng nổ.
 

Hako_Le

Xe hơi
Biển số
OF-775881
Ngày cấp bằng
30/4/21
Số km
142
Động cơ
38,610 Mã lực
Tuổi
42
- 10x21, đã có nhà cấp 3 10x15, còn lại là sân trước + sau , hướng Tây. Đường 10m, lề mỗi bên 5m, xe tải nặng vào đc.
- Ngay bến xe tỉnh Kien Giang, cách Trung tâm đăng kiểm 300m, cách sân bay RG 3km, cách cảng cá Tắc Cậu 11km, cách biển 6km.
- Thích hợp làm sữa chữa hoặc mua bán phụ tùng xe, giao nhận hàng hóa ....


IMG_20210511_115344.jpg


Đối diện nhà là CTY lớn & khá nhiều DNTN.

Em cần hợp tác chứ ko muốn cho thuê, Bác nào quan tâm thì Pm.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,173
Động cơ
3,844,649 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,173
Động cơ
3,844,649 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sốc vì Covid: 79.000 hành khách "tháo chạy", sân bay không một bóng người!
06:00, 16/05/2021

Dân trí - Lần thứ 4 Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, diễn biến "nóng bỏng" của đại dịch chặn đà phục hồi tăng trưởng hàng không nội địa. Sân bay "nguội lạnh", hành khách vắng vẻ, hãng vận chuyển lại lâm nguy.

Những ngày qua, dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng ở nhiều tỉnh, thành, với các ca mắc mới không ngừng tăng đã gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, kinh tế - xã hội. Riêng ngành hàng không một lần nữa tái diễn cảnh "chạy trốn" của những hành khách.

79.000 hành khách giảm còn 9.000

Theo thống kê của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) - một trong những sân bay lớn nhất nước - sản lượng vận chuyển hàng không giảm mạnh ngay tuần đầu tiên sau đợt cao điểm 30/4 - 1/5.

Đại diện Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, từ đỉnh cao ngày 29/4, Cảng phục vụ 540 lượt chuyến bay với 79.000 lượt khách/ngày, hiện nay trung bình sản lượng cất-hạ cánh chỉ đạt 200 lượt chuyến/ngày với 15.000 hành khách/ngày.

"Thấp điểm nhất là ngày 12/5 và 13/5, chỉ có 90 lượt chuyến bay nội địa và chỉ 9.000 lượt khách qua cảng. Dự kiến, sản lượng khách đi máy bay tiếp tục giảm trong những ngày tới" - đại diện Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài thông tin.

Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng tới kế hoạch bay của các hãng hàng không. Do sản lượng hành khách sụt giảm mạnh nên cảng này buộc phải tạm thời điều chỉnh phương án khai thác vận chuyển hành khách tại nhà ga T1.

Cụ thể, từ ngày 17/5, Cảng Nội Bài điều chỉnh tạm thời các chuyến bay đi và đến tại khu vực sảnh E sang khai thác tại sảnh A, B - nhà ga hành khách T1. Trước đó, công suất thiết kế của sảnh E theo tính toán đạt khoảng 5 triệu lượt khách/năm.

Sau điều chỉnh, tại sảnh A, Vietjet Air chỉ còn khai thác 14 quầy từ quầy A01-A14; Bamboo Airways 15 quầy từ quầy A15-A29; Vietravel Airlines được bố trí 3 quầy từ quầy A30-A32 khi hãng có nhu cầu. Riêng Hãng hàng không Hải Âu sẽ được bố trí linh hoạt quầy thủ tục tại sảnh A khi hãng có nhu cầu.

Tại sảnh B, Hãng hàng không Pacific Airlines khai thác chỉ còn khai thác tại 4 quầy thủ tục từ B15-B18; Hãng hàng không Vietnam Airlines và Vasco được phân bổ 28 quầy thủ tục từ B1-B14, B19-B32.

Hãng bay "quay cuồng" vì dịch

Cục Hàng không Việt Nam vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không tăng cường phòng, chống Covid-19; trong đó nhấn mạnh thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về việc để xảy ra lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại cơ quan, đơn vị do không chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Trước khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, các hãng hàng không đã công bố một kịch bản khai thác mỹ mãn của lịch bay mùa hè 2021. Trên nhiều kênh bán vé, những chuyến bay tới các điểm du lịch thậm chí đã "treo biển" hết chỗ, hãng liên tục thông tin tăng tải và tỷ lệ lấp đầy chuyến bay luôn cao chót vót.

Nhưng chỉ ít ngày sau, khi dịch Covid-19 tái bùng phát, hàng không lại một lần nữa công bố thông tin nhưng trong một kịch bản xấu hơn: Khách đi máy bay giảm mạnh, tình hình hủy chuyến gia tăng, việc hoàn/đổi vé diễn ra liên tục và các hãng bay phải điều chỉnh kế hoạch khai thác...

Với Vietnam Airlines, ngày từ ngày 11/5, hãng này đã điều chỉnh lịch khai thác của các chuyến bay nội địa và quốc tế, đồng thời nâng tiêu chuẩn phòng, chống dịch lên cấp độ 2 trên thang 4 cấp độ đối với tất cả chuyến bay nội địa.

Hãng thông báo tới hành khách có chuyến bay bị ảnh hưởng của dịch bệnh và hỗ trợ nếu có nhu cầu đổi/hoàn vé, triển khai chính sách hỗ trợ đối với vé mua tại thị trường Việt Nam và có hành trình hoàn toàn nội địa.

Vietnam Airlines đang tiêm vắc xin Covid-19cho 1.500 nhân viên tuyến đầu thường xuyên tiếp xúc với hành khách là phi công, tiếp viên và nhân viên mặt đất ở sân bay. Cùng đó, chính sách mới cũng được áp dụng để khách an tâm hơn khi đi máy bay, đó là từ ngày 13/5 - 31/5, hành khách mua vé phổ thông linh hoạt sẽ được tặng 1 chỗ trống bên cạnh miễn phí và được ưu đãi mua chỗ trống thứ 2 với mức giá 300.000 đồng, áp dụng trên tất cả các hành trình nội địa.

Cục Hàng không Việt Nam vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không tăng cường phòng, chống Covid-19, trong đó nhấn mạnh thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về việc để xảy ra lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại cơ quan, đơn vị do không chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh.
 

Johnny Cupcakes

Xe điện
Biển số
OF-435046
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
3,312
Động cơ
240,360 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E hay mua nửa con vịt quay thì mon men từ 80K roi 90K giờ lên 100K r nhé
Năm nay khó khăn hơn năm trc nhiều, dich ra đường vắng lắm
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,173
Động cơ
3,844,649 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E hay mua nửa con vịt quay thì mon men từ 80K roi 90K giờ lên 100K r nhé
Năm nay khó khăn hơn năm trc nhiều, dich ra đường vắng lắm
Vâng cụ! Việc làm khó khăn, thu nhập giảm mà giá cả thì tăng chóng mặt! Quá vất vả cho người lao động
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,173
Động cơ
3,844,649 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Du lịch Hội An

Nỗi "ám ảnh" mang tên Covid-19 với người làm dịch vụ du lịch ở Hội An


Dân trí - Trước làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, hàng loạt cửa hiệu, nhà hàng… tại Hội An phải tạm đóng cửa. Người làm dịch vụ lao đao khi du lịch chưa kịp phục hồi, lại có nguy cơ "đóng băng" trở lại.

Kể từ ngày 4/5, khi ca dương tính với SARS-CoV-2 được phát hiện tại Hội An (Quảng Nam) các tuyến đường trong phố cổ bỗng chốc vắng lặng, hàng loạt các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, xích lô, chèo đò trên sông Hoài… phải tạm ngưng hoạt động do lo ngại dịch Covid-19.

Không khó để nhận thấy, du lịch chính là ngành kinh tế chịu tác động nặng nề nhất của dịch bệnh. Mỗi lần ngành du lịch Hội An chuyển động khởi sắc một chút là liền sau đó bị "đóng băng" khi dịch bệnh tái bùng phát. Người làm dịch vụ du lịch lại lao đao, với họ
Covid-19 là "nỗi ám ảnh" chưa biết khi nào dứt.

Đóng cửa, trả hoặc cho thuê lại mặt bằng

Những ngày này, phố cổ Hội An lại chìm trong không khí vắng lặng, đìu hiu. Khung cảnh tấp nập, náo nhiệt của kỳ nghỉ lễ trước đó đã không còn, hầu hết các cửa hiệu, nhà hàng đều "cửa đóng then cài", phố cổ lại trở về dáng vẻ hiu quạnh như những lần bùng phát trước đây.

So với lần thứ nhất thì đợt dịch Covid-19 thứ 2 bùng phát (cuối tháng 7/2020), mà Quảng Nam và Đà Nẵng trở thành tâm dịch. Khi ấy, Hội An ghi nhận hàng chục trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và thuộc diện giãn cách xã hội suốt gần 1 tháng. Và chính thời gian đó, những người buôn bán, kinh doanh dịch vụ du lịch như gia đình chị "thấm đòn" mạnh nhất.

Chị Liên kể, hơn 8 năm trước, sau khi tích cóp được số vốn kha khá và vốn tiếng Anh cơ bản, hai vợ chồng chị quyết định thuê mặt bằng trong phố cổ kinh doanh hàng lưu niệm.

"Từ ngày kinh doanh trong phố cổ kinh tế gia đình cũng khấm khá hẳn lên, có của ăn của để. Nhưng ai ngờ dịch Covid-19 lại khủng khiếp như vậy, bao lần trải qua bão rồi lũ lụt nhưng không đáng sợ bằng đại dịch này. Tiền tiết kiệm cũng dần ra đi sau bao tháng cầm cự, tôi mệt mỏi rồi", chị Liên than thở.

Cũng theo chị Liên, nguyên một năm đóng cửa quầy lưu niệm vì không có khách, mỗi tháng chị vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng 40 triệu đồng. Khoản tiết kiệm trong ngân hàng từ đó cũng được vợ chồng chị rút ra đều đặn để trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình và thanh toán tiền thuê mặt bằng.

"Sau nhiều tháng gần như thất thu, tôi bàn bạc với chồng rồi thương lượng với chủ nhà về việc xin trả mặt bằng trước thời hạn.

Cũng may là chủ nhà đồng ý, chứ nếu không thì biết lấy đâu ra tiền trả mỗi tháng. Sau đó tôi chuyển sang bán đồ nướng ở chợ đêm nhưng cũng lắm nhiêu khê, vì khách thì ít người bán thì đông.

Đợt lễ vừa rồi khách đông đúc, mới có chút khởi sắc thì dịch bệnh bùng phát trở lại. Phố lại đìu hiu, chúng tôi cũng thất nghiệp, không biết ngày tháng tới sẽ thế nào", chị Đinh Thị Liên buồn bã nói.

Không riêng gì vợ chồng chị Liên, hơn một năm qua ngành du lịch Hội An gần như "đóng băng", hàng trăm quầy kinh doanh hàng lưu niệm trên các tuyến đường như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Lợi, Bạch Đằng... đều "cửa đóng then cài" từ ngày này qua ngày khác. Không ít chủ cửa hàng vì buôn bán bế tắc đã xin trả mặt bằng trước thời hạn, hoặc bán nhà vì lỗ vốn.

Theo Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, tại Hội An có 90% nhà hàng, quầy lưu niệm phải đóng cửa và rất nhiều khách sạn không hoạt động vì vắng khách.

Mỏi mòn vì dịch bệnh

"Đóng rồi mở, mở rồi lại đóng" khiến nhiều người kinh doanh dịch vụ du lịch tại Hội An ngày càng ngán ngẩm. Bao công sức đầu tư, lên kế hoạch phục hồi có thể nói đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, nhưng chỉ cần dịch Covid-19 quay trở lại thì coi như "đổ bể".

Như dịp lễ 30/4-1/5 vừa qua, tổng lượt khách mua vé tham quan các điểm đến ở Hội An đạt gần 12 nghìn lượt (gấp 6 lần cùng kỳ 2020), tổng lượt khách lưu trú đạt hơn 14,5 nghìn lượt (gấp hơn 2 lần cùng kỳ 2020). Một con số rất ấn tượng, nhưng mọi thứ nhanh chóng trở lại đìu hiu khi dịch ập đến.

Ông Phan Xuân Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam chia sẻ, rất khó để cộng đồng doanh nghiệp du lịch địa phương hoạt động ổn định trong bối cảnh dịch bệnh luôn rình rập.

"Có khi các ban ngành, địa phương lên kế hoạch hàng tháng trời để rồi buộc lòng phải hủy, hoãn bất cứ lúc nào. Thậm chí, ngay cả việc định vị thị trường để đưa ra sản phẩm phù hợp cũng rất khó, vì ngành du lịch phải ưu tiên dòng khách từ các quốc gia ít bị ảnh hưởng của dịch cũng như có thỏa thuận hợp tác về việc trao đổi khách", ông Thanh cho hay.

TP Hội An với hơn 70% dân số làm dịch vụ du lịch, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay họ là những người chịu tác động mạnh mẽ nhất. Không thiếu những đầu bếp, lễ tân, hướng dẫn viên… phải chuyển sang làm phụ hồ, xe ôm công nghệ, hay bán hàng rong… Chuyển nghề đối với họ không khó, nhưng để quay về nghề cũ khi dịch bệnh qua đi sẽ rất khó khăn khi thời gian tạm nghỉ quá dài.

Không riêng các chủ cửa hàng kinh doanh, doanh nghiệp du lịch… mà người bán hàng rong, các dịch vụ khác như chèo đò, xích lô… cũng lao đao vì đại dịch. Cuộc sống, công việc như đảo lộn, dịch trở đi trở lại nhiều lần, phố cổ hết mở rồi tạm dừng, dịch Covid-19 như nỗi "ám ảnh" chưa biết khi nào dứt.

Bà Nguyễn Thị Năm (người làm nghề chèo đò du lịch tại sông Hoài, TP Hội An) thở dài chia sẻ: "Khách dần quay lại phố cổ thì dịch bệnh tái bùng phát, cũng 4 lần rồi chứ ít đâu, mệt mỏi lắm. Gia đình tôi hầu hết đều làm du lịch, thất nghiệp cả, chi phí mỗi tháng là cả một vấn đề với 5 miệng ăn, có lúc phải vay tạm rồi kiếm tiền trả. Không biết khi nào mới yên ổn làm ăn khi dịch luôn chực chờ".

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết: "Qua 4 tháng đầu năm, thành phố mới chỉ thu được 22% tổng dự toán ngân sách (1.095 tỷ đồng) của năm 2021. Tương ứng với tỷ lệ thu ngân sách thì năm nay Hội An chỉ được chi dự phòng 4 tỷ đồng.

Con số này chẳng thấm vào đâu trong bối cảnh dịch bệnh tái phát buộc thành phố phải chi cho phòng chống dịch, vật tư trang thiết bị y tế, phun thuốc hóa chất… Từ đầu năm, Hội An không có nguồn chi cho nhiều nhiệm vụ thiết yếu, quan trọng, toàn phải tạm ứng nhỏ giọt".
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top