Du lịch Hội An
Nỗi "ám ảnh" mang tên Covid-19 với người làm dịch vụ du lịch ở Hội An
Dân trí - Trước làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, hàng loạt cửa hiệu, nhà hàng… tại Hội An phải tạm đóng cửa. Người làm dịch vụ lao đao khi du lịch chưa kịp phục hồi, lại có nguy cơ "đóng băng" trở lại.
Kể từ ngày 4/5, khi ca dương tính với SARS-CoV-2 được phát hiện tại Hội An (Quảng Nam) các tuyến đường trong phố cổ bỗng chốc vắng lặng, hàng loạt các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, xích lô, chèo đò trên sông Hoài… phải tạm ngưng hoạt động do lo ngại dịch Covid-19.
Không khó để nhận thấy, du lịch chính là ngành kinh tế chịu tác động nặng nề nhất của dịch bệnh. Mỗi lần ngành du lịch Hội An chuyển động khởi sắc một chút là liền sau đó bị "đóng băng" khi dịch bệnh tái bùng phát. Người làm dịch vụ du lịch lại lao đao, với họ Covid-19 là "nỗi ám ảnh" chưa biết khi nào dứt.
Đóng cửa, trả hoặc cho thuê lại mặt bằng
Những ngày này, phố cổ Hội An lại chìm trong không khí vắng lặng, đìu hiu. Khung cảnh tấp nập, náo nhiệt của kỳ nghỉ lễ trước đó đã không còn, hầu hết các cửa hiệu, nhà hàng đều "cửa đóng then cài", phố cổ lại trở về dáng vẻ hiu quạnh như những lần bùng phát trước đây.
So với lần thứ nhất thì đợt dịch Covid-19 thứ 2 bùng phát (cuối tháng 7/2020), mà Quảng Nam và Đà Nẵng trở thành tâm dịch. Khi ấy, Hội An ghi nhận hàng chục trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và thuộc diện giãn cách xã hội suốt gần 1 tháng. Và chính thời gian đó, những người buôn bán, kinh doanh dịch vụ du lịch như gia đình chị "thấm đòn" mạnh nhất.
Chị Liên kể, hơn 8 năm trước, sau khi tích cóp được số vốn kha khá và vốn tiếng Anh cơ bản, hai vợ chồng chị quyết định thuê mặt bằng trong phố cổ kinh doanh hàng lưu niệm.
"Từ ngày kinh doanh trong phố cổ kinh tế gia đình cũng khấm khá hẳn lên, có của ăn của để. Nhưng ai ngờ dịch Covid-19 lại khủng khiếp như vậy, bao lần trải qua bão rồi lũ lụt nhưng không đáng sợ bằng đại dịch này. Tiền tiết kiệm cũng dần ra đi sau bao tháng cầm cự, tôi mệt mỏi rồi", chị Liên than thở.
Cũng theo chị Liên, nguyên một năm đóng cửa quầy lưu niệm vì không có khách, mỗi tháng chị vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng 40 triệu đồng. Khoản tiết kiệm trong ngân hàng từ đó cũng được vợ chồng chị rút ra đều đặn để trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình và thanh toán tiền thuê mặt bằng.
"Sau nhiều tháng gần như thất thu, tôi bàn bạc với chồng rồi thương lượng với chủ nhà về việc xin trả mặt bằng trước thời hạn.
Cũng may là chủ nhà đồng ý, chứ nếu không thì biết lấy đâu ra tiền trả mỗi tháng. Sau đó tôi chuyển sang bán đồ nướng ở chợ đêm nhưng cũng lắm nhiêu khê, vì khách thì ít người bán thì đông.
Đợt lễ vừa rồi khách đông đúc, mới có chút khởi sắc thì dịch bệnh bùng phát trở lại. Phố lại đìu hiu, chúng tôi cũng thất nghiệp, không biết ngày tháng tới sẽ thế nào", chị Đinh Thị Liên buồn bã nói.
Không riêng gì vợ chồng chị Liên, hơn một năm qua ngành du lịch Hội An gần như "đóng băng", hàng trăm quầy kinh doanh hàng lưu niệm trên các tuyến đường như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Lợi, Bạch Đằng... đều "cửa đóng then cài" từ ngày này qua ngày khác. Không ít chủ cửa hàng vì buôn bán bế tắc đã xin trả mặt bằng trước thời hạn, hoặc bán nhà vì lỗ vốn.
Theo Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, tại Hội An có 90% nhà hàng, quầy lưu niệm phải đóng cửa và rất nhiều khách sạn không hoạt động vì vắng khách.
Mỏi mòn vì dịch bệnh
"Đóng rồi mở, mở rồi lại đóng" khiến nhiều người kinh doanh dịch vụ du lịch tại Hội An ngày càng ngán ngẩm. Bao công sức đầu tư, lên kế hoạch phục hồi có thể nói đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, nhưng chỉ cần dịch Covid-19 quay trở lại thì coi như "đổ bể".
Như dịp lễ 30/4-1/5 vừa qua, tổng lượt khách mua vé tham quan các điểm đến ở Hội An đạt gần 12 nghìn lượt (gấp 6 lần cùng kỳ 2020), tổng lượt khách lưu trú đạt hơn 14,5 nghìn lượt (gấp hơn 2 lần cùng kỳ 2020). Một con số rất ấn tượng, nhưng mọi thứ nhanh chóng trở lại đìu hiu khi dịch ập đến.
Ông Phan Xuân Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam chia sẻ, rất khó để cộng đồng doanh nghiệp du lịch địa phương hoạt động ổn định trong bối cảnh dịch bệnh luôn rình rập.
"Có khi các ban ngành, địa phương lên kế hoạch hàng tháng trời để rồi buộc lòng phải hủy, hoãn bất cứ lúc nào. Thậm chí, ngay cả việc định vị thị trường để đưa ra sản phẩm phù hợp cũng rất khó, vì ngành du lịch phải ưu tiên dòng khách từ các quốc gia ít bị ảnh hưởng của dịch cũng như có thỏa thuận hợp tác về việc trao đổi khách", ông Thanh cho hay.
TP Hội An với hơn 70% dân số làm dịch vụ du lịch, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay họ là những người chịu tác động mạnh mẽ nhất. Không thiếu những đầu bếp, lễ tân, hướng dẫn viên… phải chuyển sang làm phụ hồ, xe ôm công nghệ, hay bán hàng rong… Chuyển nghề đối với họ không khó, nhưng để quay về nghề cũ khi dịch bệnh qua đi sẽ rất khó khăn khi thời gian tạm nghỉ quá dài.
Không riêng các chủ cửa hàng kinh doanh, doanh nghiệp du lịch… mà người bán hàng rong, các dịch vụ khác như chèo đò, xích lô… cũng lao đao vì đại dịch. Cuộc sống, công việc như đảo lộn, dịch trở đi trở lại nhiều lần, phố cổ hết mở rồi tạm dừng, dịch Covid-19 như nỗi "ám ảnh" chưa biết khi nào dứt.
Bà Nguyễn Thị Năm (người làm nghề chèo đò du lịch tại sông Hoài, TP Hội An) thở dài chia sẻ: "Khách dần quay lại phố cổ thì dịch bệnh tái bùng phát, cũng 4 lần rồi chứ ít đâu, mệt mỏi lắm. Gia đình tôi hầu hết đều làm du lịch, thất nghiệp cả, chi phí mỗi tháng là cả một vấn đề với 5 miệng ăn, có lúc phải vay tạm rồi kiếm tiền trả. Không biết khi nào mới yên ổn làm ăn khi dịch luôn chực chờ".
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết: "Qua 4 tháng đầu năm, thành phố mới chỉ thu được 22% tổng dự toán ngân sách (1.095 tỷ đồng) của năm 2021. Tương ứng với tỷ lệ thu ngân sách thì năm nay Hội An chỉ được chi dự phòng 4 tỷ đồng.
Con số này chẳng thấm vào đâu trong bối cảnh dịch bệnh tái phát buộc thành phố phải chi cho phòng chống dịch, vật tư trang thiết bị y tế, phun thuốc hóa chất… Từ đầu năm, Hội An không có nguồn chi cho nhiều nhiệm vụ thiết yếu, quan trọng, toàn phải tạm ứng nhỏ giọt".
Nỗi "ám ảnh" mang tên Covid-19 với người làm dịch vụ du lịch ở Hội An
Dân trí - Trước làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, hàng loạt cửa hiệu, nhà hàng… tại Hội An phải tạm đóng cửa. Người làm dịch vụ lao đao khi du lịch chưa kịp phục hồi, lại có nguy cơ "đóng băng" trở lại.
Kể từ ngày 4/5, khi ca dương tính với SARS-CoV-2 được phát hiện tại Hội An (Quảng Nam) các tuyến đường trong phố cổ bỗng chốc vắng lặng, hàng loạt các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, xích lô, chèo đò trên sông Hoài… phải tạm ngưng hoạt động do lo ngại dịch Covid-19.
Không khó để nhận thấy, du lịch chính là ngành kinh tế chịu tác động nặng nề nhất của dịch bệnh. Mỗi lần ngành du lịch Hội An chuyển động khởi sắc một chút là liền sau đó bị "đóng băng" khi dịch bệnh tái bùng phát. Người làm dịch vụ du lịch lại lao đao, với họ Covid-19 là "nỗi ám ảnh" chưa biết khi nào dứt.
Đóng cửa, trả hoặc cho thuê lại mặt bằng
Những ngày này, phố cổ Hội An lại chìm trong không khí vắng lặng, đìu hiu. Khung cảnh tấp nập, náo nhiệt của kỳ nghỉ lễ trước đó đã không còn, hầu hết các cửa hiệu, nhà hàng đều "cửa đóng then cài", phố cổ lại trở về dáng vẻ hiu quạnh như những lần bùng phát trước đây.
So với lần thứ nhất thì đợt dịch Covid-19 thứ 2 bùng phát (cuối tháng 7/2020), mà Quảng Nam và Đà Nẵng trở thành tâm dịch. Khi ấy, Hội An ghi nhận hàng chục trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và thuộc diện giãn cách xã hội suốt gần 1 tháng. Và chính thời gian đó, những người buôn bán, kinh doanh dịch vụ du lịch như gia đình chị "thấm đòn" mạnh nhất.
Chị Liên kể, hơn 8 năm trước, sau khi tích cóp được số vốn kha khá và vốn tiếng Anh cơ bản, hai vợ chồng chị quyết định thuê mặt bằng trong phố cổ kinh doanh hàng lưu niệm.
"Từ ngày kinh doanh trong phố cổ kinh tế gia đình cũng khấm khá hẳn lên, có của ăn của để. Nhưng ai ngờ dịch Covid-19 lại khủng khiếp như vậy, bao lần trải qua bão rồi lũ lụt nhưng không đáng sợ bằng đại dịch này. Tiền tiết kiệm cũng dần ra đi sau bao tháng cầm cự, tôi mệt mỏi rồi", chị Liên than thở.
Cũng theo chị Liên, nguyên một năm đóng cửa quầy lưu niệm vì không có khách, mỗi tháng chị vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng 40 triệu đồng. Khoản tiết kiệm trong ngân hàng từ đó cũng được vợ chồng chị rút ra đều đặn để trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình và thanh toán tiền thuê mặt bằng.
"Sau nhiều tháng gần như thất thu, tôi bàn bạc với chồng rồi thương lượng với chủ nhà về việc xin trả mặt bằng trước thời hạn.
Cũng may là chủ nhà đồng ý, chứ nếu không thì biết lấy đâu ra tiền trả mỗi tháng. Sau đó tôi chuyển sang bán đồ nướng ở chợ đêm nhưng cũng lắm nhiêu khê, vì khách thì ít người bán thì đông.
Đợt lễ vừa rồi khách đông đúc, mới có chút khởi sắc thì dịch bệnh bùng phát trở lại. Phố lại đìu hiu, chúng tôi cũng thất nghiệp, không biết ngày tháng tới sẽ thế nào", chị Đinh Thị Liên buồn bã nói.
Không riêng gì vợ chồng chị Liên, hơn một năm qua ngành du lịch Hội An gần như "đóng băng", hàng trăm quầy kinh doanh hàng lưu niệm trên các tuyến đường như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Lợi, Bạch Đằng... đều "cửa đóng then cài" từ ngày này qua ngày khác. Không ít chủ cửa hàng vì buôn bán bế tắc đã xin trả mặt bằng trước thời hạn, hoặc bán nhà vì lỗ vốn.
Theo Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, tại Hội An có 90% nhà hàng, quầy lưu niệm phải đóng cửa và rất nhiều khách sạn không hoạt động vì vắng khách.
Mỏi mòn vì dịch bệnh
"Đóng rồi mở, mở rồi lại đóng" khiến nhiều người kinh doanh dịch vụ du lịch tại Hội An ngày càng ngán ngẩm. Bao công sức đầu tư, lên kế hoạch phục hồi có thể nói đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, nhưng chỉ cần dịch Covid-19 quay trở lại thì coi như "đổ bể".
Như dịp lễ 30/4-1/5 vừa qua, tổng lượt khách mua vé tham quan các điểm đến ở Hội An đạt gần 12 nghìn lượt (gấp 6 lần cùng kỳ 2020), tổng lượt khách lưu trú đạt hơn 14,5 nghìn lượt (gấp hơn 2 lần cùng kỳ 2020). Một con số rất ấn tượng, nhưng mọi thứ nhanh chóng trở lại đìu hiu khi dịch ập đến.
Ông Phan Xuân Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam chia sẻ, rất khó để cộng đồng doanh nghiệp du lịch địa phương hoạt động ổn định trong bối cảnh dịch bệnh luôn rình rập.
"Có khi các ban ngành, địa phương lên kế hoạch hàng tháng trời để rồi buộc lòng phải hủy, hoãn bất cứ lúc nào. Thậm chí, ngay cả việc định vị thị trường để đưa ra sản phẩm phù hợp cũng rất khó, vì ngành du lịch phải ưu tiên dòng khách từ các quốc gia ít bị ảnh hưởng của dịch cũng như có thỏa thuận hợp tác về việc trao đổi khách", ông Thanh cho hay.
TP Hội An với hơn 70% dân số làm dịch vụ du lịch, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay họ là những người chịu tác động mạnh mẽ nhất. Không thiếu những đầu bếp, lễ tân, hướng dẫn viên… phải chuyển sang làm phụ hồ, xe ôm công nghệ, hay bán hàng rong… Chuyển nghề đối với họ không khó, nhưng để quay về nghề cũ khi dịch bệnh qua đi sẽ rất khó khăn khi thời gian tạm nghỉ quá dài.
Không riêng các chủ cửa hàng kinh doanh, doanh nghiệp du lịch… mà người bán hàng rong, các dịch vụ khác như chèo đò, xích lô… cũng lao đao vì đại dịch. Cuộc sống, công việc như đảo lộn, dịch trở đi trở lại nhiều lần, phố cổ hết mở rồi tạm dừng, dịch Covid-19 như nỗi "ám ảnh" chưa biết khi nào dứt.
Bà Nguyễn Thị Năm (người làm nghề chèo đò du lịch tại sông Hoài, TP Hội An) thở dài chia sẻ: "Khách dần quay lại phố cổ thì dịch bệnh tái bùng phát, cũng 4 lần rồi chứ ít đâu, mệt mỏi lắm. Gia đình tôi hầu hết đều làm du lịch, thất nghiệp cả, chi phí mỗi tháng là cả một vấn đề với 5 miệng ăn, có lúc phải vay tạm rồi kiếm tiền trả. Không biết khi nào mới yên ổn làm ăn khi dịch luôn chực chờ".
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết: "Qua 4 tháng đầu năm, thành phố mới chỉ thu được 22% tổng dự toán ngân sách (1.095 tỷ đồng) của năm 2021. Tương ứng với tỷ lệ thu ngân sách thì năm nay Hội An chỉ được chi dự phòng 4 tỷ đồng.
Con số này chẳng thấm vào đâu trong bối cảnh dịch bệnh tái phát buộc thành phố phải chi cho phòng chống dịch, vật tư trang thiết bị y tế, phun thuốc hóa chất… Từ đầu năm, Hội An không có nguồn chi cho nhiều nhiệm vụ thiết yếu, quan trọng, toàn phải tạm ứng nhỏ giọt".