Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
32,579
Động cơ
3,834,728 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sốc vì Covid: 79.000 hành khách "tháo chạy", sân bay không một bóng người!
06:00, 16/05/2021

Dân trí - Lần thứ 4 Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, diễn biến "nóng bỏng" của đại dịch chặn đà phục hồi tăng trưởng hàng không nội địa. Sân bay "nguội lạnh", hành khách vắng vẻ, hãng vận chuyển lại lâm nguy.

Những ngày qua, dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng ở nhiều tỉnh, thành, với các ca mắc mới không ngừng tăng đã gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, kinh tế - xã hội. Riêng ngành hàng không một lần nữa tái diễn cảnh "chạy trốn" của những hành khách.

79.000 hành khách giảm còn 9.000

Theo thống kê của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) - một trong những sân bay lớn nhất nước - sản lượng vận chuyển hàng không giảm mạnh ngay tuần đầu tiên sau đợt cao điểm 30/4 - 1/5.

Đại diện Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, từ đỉnh cao ngày 29/4, Cảng phục vụ 540 lượt chuyến bay với 79.000 lượt khách/ngày, hiện nay trung bình sản lượng cất-hạ cánh chỉ đạt 200 lượt chuyến/ngày với 15.000 hành khách/ngày.

"Thấp điểm nhất là ngày 12/5 và 13/5, chỉ có 90 lượt chuyến bay nội địa và chỉ 9.000 lượt khách qua cảng. Dự kiến, sản lượng khách đi máy bay tiếp tục giảm trong những ngày tới" - đại diện Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài thông tin.

Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng tới kế hoạch bay của các hãng hàng không. Do sản lượng hành khách sụt giảm mạnh nên cảng này buộc phải tạm thời điều chỉnh phương án khai thác vận chuyển hành khách tại nhà ga T1.

Cụ thể, từ ngày 17/5, Cảng Nội Bài điều chỉnh tạm thời các chuyến bay đi và đến tại khu vực sảnh E sang khai thác tại sảnh A, B - nhà ga hành khách T1. Trước đó, công suất thiết kế của sảnh E theo tính toán đạt khoảng 5 triệu lượt khách/năm.

Sau điều chỉnh, tại sảnh A, Vietjet Air chỉ còn khai thác 14 quầy từ quầy A01-A14; Bamboo Airways 15 quầy từ quầy A15-A29; Vietravel Airlines được bố trí 3 quầy từ quầy A30-A32 khi hãng có nhu cầu. Riêng Hãng hàng không Hải Âu sẽ được bố trí linh hoạt quầy thủ tục tại sảnh A khi hãng có nhu cầu.

Tại sảnh B, Hãng hàng không Pacific Airlines khai thác chỉ còn khai thác tại 4 quầy thủ tục từ B15-B18; Hãng hàng không Vietnam Airlines và Vasco được phân bổ 28 quầy thủ tục từ B1-B14, B19-B32.

Hãng bay "quay cuồng" vì dịch

Cục Hàng không Việt Nam vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không tăng cường phòng, chống Covid-19; trong đó nhấn mạnh thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về việc để xảy ra lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại cơ quan, đơn vị do không chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Trước khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, các hãng hàng không đã công bố một kịch bản khai thác mỹ mãn của lịch bay mùa hè 2021. Trên nhiều kênh bán vé, những chuyến bay tới các điểm du lịch thậm chí đã "treo biển" hết chỗ, hãng liên tục thông tin tăng tải và tỷ lệ lấp đầy chuyến bay luôn cao chót vót.

Nhưng chỉ ít ngày sau, khi dịch Covid-19 tái bùng phát, hàng không lại một lần nữa công bố thông tin nhưng trong một kịch bản xấu hơn: Khách đi máy bay giảm mạnh, tình hình hủy chuyến gia tăng, việc hoàn/đổi vé diễn ra liên tục và các hãng bay phải điều chỉnh kế hoạch khai thác...

Với Vietnam Airlines, ngày từ ngày 11/5, hãng này đã điều chỉnh lịch khai thác của các chuyến bay nội địa và quốc tế, đồng thời nâng tiêu chuẩn phòng, chống dịch lên cấp độ 2 trên thang 4 cấp độ đối với tất cả chuyến bay nội địa.

Hãng thông báo tới hành khách có chuyến bay bị ảnh hưởng của dịch bệnh và hỗ trợ nếu có nhu cầu đổi/hoàn vé, triển khai chính sách hỗ trợ đối với vé mua tại thị trường Việt Nam và có hành trình hoàn toàn nội địa.

Vietnam Airlines đang tiêm vắc xin Covid-19cho 1.500 nhân viên tuyến đầu thường xuyên tiếp xúc với hành khách là phi công, tiếp viên và nhân viên mặt đất ở sân bay. Cùng đó, chính sách mới cũng được áp dụng để khách an tâm hơn khi đi máy bay, đó là từ ngày 13/5 - 31/5, hành khách mua vé phổ thông linh hoạt sẽ được tặng 1 chỗ trống bên cạnh miễn phí và được ưu đãi mua chỗ trống thứ 2 với mức giá 300.000 đồng, áp dụng trên tất cả các hành trình nội địa.

Cục Hàng không Việt Nam vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không tăng cường phòng, chống Covid-19, trong đó nhấn mạnh thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về việc để xảy ra lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại cơ quan, đơn vị do không chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh.
 

Johnny Cupcakes

Xe điện
Biển số
OF-435046
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
2,893
Động cơ
240,295 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E hay mua nửa con vịt quay thì mon men từ 80K roi 90K giờ lên 100K r nhé
Năm nay khó khăn hơn năm trc nhiều, dich ra đường vắng lắm
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
32,579
Động cơ
3,834,728 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E hay mua nửa con vịt quay thì mon men từ 80K roi 90K giờ lên 100K r nhé
Năm nay khó khăn hơn năm trc nhiều, dich ra đường vắng lắm
Vâng cụ! Việc làm khó khăn, thu nhập giảm mà giá cả thì tăng chóng mặt! Quá vất vả cho người lao động
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
32,579
Động cơ
3,834,728 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Du lịch Hội An

Nỗi "ám ảnh" mang tên Covid-19 với người làm dịch vụ du lịch ở Hội An


Dân trí - Trước làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, hàng loạt cửa hiệu, nhà hàng… tại Hội An phải tạm đóng cửa. Người làm dịch vụ lao đao khi du lịch chưa kịp phục hồi, lại có nguy cơ "đóng băng" trở lại.

Kể từ ngày 4/5, khi ca dương tính với SARS-CoV-2 được phát hiện tại Hội An (Quảng Nam) các tuyến đường trong phố cổ bỗng chốc vắng lặng, hàng loạt các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, xích lô, chèo đò trên sông Hoài… phải tạm ngưng hoạt động do lo ngại dịch Covid-19.

Không khó để nhận thấy, du lịch chính là ngành kinh tế chịu tác động nặng nề nhất của dịch bệnh. Mỗi lần ngành du lịch Hội An chuyển động khởi sắc một chút là liền sau đó bị "đóng băng" khi dịch bệnh tái bùng phát. Người làm dịch vụ du lịch lại lao đao, với họ
Covid-19 là "nỗi ám ảnh" chưa biết khi nào dứt.

Đóng cửa, trả hoặc cho thuê lại mặt bằng

Những ngày này, phố cổ Hội An lại chìm trong không khí vắng lặng, đìu hiu. Khung cảnh tấp nập, náo nhiệt của kỳ nghỉ lễ trước đó đã không còn, hầu hết các cửa hiệu, nhà hàng đều "cửa đóng then cài", phố cổ lại trở về dáng vẻ hiu quạnh như những lần bùng phát trước đây.

So với lần thứ nhất thì đợt dịch Covid-19 thứ 2 bùng phát (cuối tháng 7/2020), mà Quảng Nam và Đà Nẵng trở thành tâm dịch. Khi ấy, Hội An ghi nhận hàng chục trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và thuộc diện giãn cách xã hội suốt gần 1 tháng. Và chính thời gian đó, những người buôn bán, kinh doanh dịch vụ du lịch như gia đình chị "thấm đòn" mạnh nhất.

Chị Liên kể, hơn 8 năm trước, sau khi tích cóp được số vốn kha khá và vốn tiếng Anh cơ bản, hai vợ chồng chị quyết định thuê mặt bằng trong phố cổ kinh doanh hàng lưu niệm.

"Từ ngày kinh doanh trong phố cổ kinh tế gia đình cũng khấm khá hẳn lên, có của ăn của để. Nhưng ai ngờ dịch Covid-19 lại khủng khiếp như vậy, bao lần trải qua bão rồi lũ lụt nhưng không đáng sợ bằng đại dịch này. Tiền tiết kiệm cũng dần ra đi sau bao tháng cầm cự, tôi mệt mỏi rồi", chị Liên than thở.

Cũng theo chị Liên, nguyên một năm đóng cửa quầy lưu niệm vì không có khách, mỗi tháng chị vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng 40 triệu đồng. Khoản tiết kiệm trong ngân hàng từ đó cũng được vợ chồng chị rút ra đều đặn để trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình và thanh toán tiền thuê mặt bằng.

"Sau nhiều tháng gần như thất thu, tôi bàn bạc với chồng rồi thương lượng với chủ nhà về việc xin trả mặt bằng trước thời hạn.

Cũng may là chủ nhà đồng ý, chứ nếu không thì biết lấy đâu ra tiền trả mỗi tháng. Sau đó tôi chuyển sang bán đồ nướng ở chợ đêm nhưng cũng lắm nhiêu khê, vì khách thì ít người bán thì đông.

Đợt lễ vừa rồi khách đông đúc, mới có chút khởi sắc thì dịch bệnh bùng phát trở lại. Phố lại đìu hiu, chúng tôi cũng thất nghiệp, không biết ngày tháng tới sẽ thế nào", chị Đinh Thị Liên buồn bã nói.

Không riêng gì vợ chồng chị Liên, hơn một năm qua ngành du lịch Hội An gần như "đóng băng", hàng trăm quầy kinh doanh hàng lưu niệm trên các tuyến đường như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Lợi, Bạch Đằng... đều "cửa đóng then cài" từ ngày này qua ngày khác. Không ít chủ cửa hàng vì buôn bán bế tắc đã xin trả mặt bằng trước thời hạn, hoặc bán nhà vì lỗ vốn.

Theo Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, tại Hội An có 90% nhà hàng, quầy lưu niệm phải đóng cửa và rất nhiều khách sạn không hoạt động vì vắng khách.

Mỏi mòn vì dịch bệnh

"Đóng rồi mở, mở rồi lại đóng" khiến nhiều người kinh doanh dịch vụ du lịch tại Hội An ngày càng ngán ngẩm. Bao công sức đầu tư, lên kế hoạch phục hồi có thể nói đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, nhưng chỉ cần dịch Covid-19 quay trở lại thì coi như "đổ bể".

Như dịp lễ 30/4-1/5 vừa qua, tổng lượt khách mua vé tham quan các điểm đến ở Hội An đạt gần 12 nghìn lượt (gấp 6 lần cùng kỳ 2020), tổng lượt khách lưu trú đạt hơn 14,5 nghìn lượt (gấp hơn 2 lần cùng kỳ 2020). Một con số rất ấn tượng, nhưng mọi thứ nhanh chóng trở lại đìu hiu khi dịch ập đến.

Ông Phan Xuân Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam chia sẻ, rất khó để cộng đồng doanh nghiệp du lịch địa phương hoạt động ổn định trong bối cảnh dịch bệnh luôn rình rập.

"Có khi các ban ngành, địa phương lên kế hoạch hàng tháng trời để rồi buộc lòng phải hủy, hoãn bất cứ lúc nào. Thậm chí, ngay cả việc định vị thị trường để đưa ra sản phẩm phù hợp cũng rất khó, vì ngành du lịch phải ưu tiên dòng khách từ các quốc gia ít bị ảnh hưởng của dịch cũng như có thỏa thuận hợp tác về việc trao đổi khách", ông Thanh cho hay.

TP Hội An với hơn 70% dân số làm dịch vụ du lịch, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay họ là những người chịu tác động mạnh mẽ nhất. Không thiếu những đầu bếp, lễ tân, hướng dẫn viên… phải chuyển sang làm phụ hồ, xe ôm công nghệ, hay bán hàng rong… Chuyển nghề đối với họ không khó, nhưng để quay về nghề cũ khi dịch bệnh qua đi sẽ rất khó khăn khi thời gian tạm nghỉ quá dài.

Không riêng các chủ cửa hàng kinh doanh, doanh nghiệp du lịch… mà người bán hàng rong, các dịch vụ khác như chèo đò, xích lô… cũng lao đao vì đại dịch. Cuộc sống, công việc như đảo lộn, dịch trở đi trở lại nhiều lần, phố cổ hết mở rồi tạm dừng, dịch Covid-19 như nỗi "ám ảnh" chưa biết khi nào dứt.

Bà Nguyễn Thị Năm (người làm nghề chèo đò du lịch tại sông Hoài, TP Hội An) thở dài chia sẻ: "Khách dần quay lại phố cổ thì dịch bệnh tái bùng phát, cũng 4 lần rồi chứ ít đâu, mệt mỏi lắm. Gia đình tôi hầu hết đều làm du lịch, thất nghiệp cả, chi phí mỗi tháng là cả một vấn đề với 5 miệng ăn, có lúc phải vay tạm rồi kiếm tiền trả. Không biết khi nào mới yên ổn làm ăn khi dịch luôn chực chờ".

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết: "Qua 4 tháng đầu năm, thành phố mới chỉ thu được 22% tổng dự toán ngân sách (1.095 tỷ đồng) của năm 2021. Tương ứng với tỷ lệ thu ngân sách thì năm nay Hội An chỉ được chi dự phòng 4 tỷ đồng.

Con số này chẳng thấm vào đâu trong bối cảnh dịch bệnh tái phát buộc thành phố phải chi cho phòng chống dịch, vật tư trang thiết bị y tế, phun thuốc hóa chất… Từ đầu năm, Hội An không có nguồn chi cho nhiều nhiệm vụ thiết yếu, quan trọng, toàn phải tạm ứng nhỏ giọt".
 

Johnny Cupcakes

Xe điện
Biển số
OF-435046
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
2,893
Động cơ
240,295 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vâng cụ! Việc làm khó khăn, thu nhập giảm mà giá cả thì tăng chóng mặt! Quá vất vả cho người lao động
Ví dụ nhỏ là mua vịt trong khi tất cả mọi thứ đều gặm nhấm tăng thì đúng là ko ổn
E ngại chuyện an sinh xã hội phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt
 

MotoG

Xe tăng
Biển số
OF-498660
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
1,524
Động cơ
201,537 Mã lực
Thì đúng rồi còn gì nữa cụ, Tỉnh Vân Nam của Khựa, Quảng Châu của Khựa muốn ra biến qua Việt Nam là gần nhất, hàng hóa Khựa qua VN nhiều lắm đấy, diện tích mấy tỉnh này còn hơn cả VN đấy
Vân Nam muốn ra biển thì qua VN thì còn đúng, chứ Quảng Châu - thủ phủ của Quảng Đông thì còn xa lắm cụ nhé, khoảng cách phải cỡ từ HN đến SG mà nó giáp biển ngay gần rồi. Đất liền VN mình cũng ko tiếp giáp với Quảng Đông.
Em ko rõ hoa quả TQ qua mình rồi xuất đi đâu được?
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
32,579
Động cơ
3,834,728 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tránh hiện tượng giảm giá bất lợi với hàng nông sản bị ùn tắc do dịch bệnh

Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường trên địa bàn.

Việc tăng cường công tác quản lý giá để hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, vừa giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tránh để xảy ra các biến động bất thường về giá ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội.

Cụ thể, Bộ yêu cầu theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường trên địa bàn để kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật, nhất là đối với những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu của người dân, hàng hóa thiết yếu là đầu vào cho sản xuất trên địa bàn như vật tư y tế phòng dịch, các sản phẩm nông nghiệp tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19....

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành trong công tác lưu thông phân phối hàng hóa để tránh hiện tượng sốt giá cục bộ do khan hiếm hàng hóa hoặc sụt giảm giá bất lợi đối với hàng nông sản do bị ùn tắc trong lưu thông, phân phối.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu, tăng cường công tác quản lý kê khai giá, niêm yết giá, nhất là đối với vật tư y tế phòng chống dịch, hàng hóa thiết yếu trên địa bàn; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công...

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra chuyên ngành, chuyên đề về giá, giám sát giá cả thị trường; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về giá. Chủ động tính toán, xây dựng phương án giá đối với các mặt hàng do Nhà nước định giá thuộc thầm quyền quy định giá của địa phương trong đó đánh giá kỹ liều lượng, mức độ điều chỉnh cho phù hợp từng giai đoạn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát.
 
Chỉnh sửa cuối:

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,459
Động cơ
297,423 Mã lực
Em chuyển từ lao động trí óc sang lao động chân tay, từ tiền tr xuống tiền trăm roài, thêm cái cơ thể lão hoá lao động chân tay đau nhức hiệu quả k cao. May k phải dây chuyền, tự điều chỉnh tốc độ ví thời gian làm k thì cũng k đảm bảo đc hiệu quả công việc. Nhúc nhắc và k có tương lai là từ tóm tắt việc của em bây giờ
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
32,579
Động cơ
3,834,728 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em chuyển từ lao động trí óc sang lao động chân tay, từ tiền tr xuống tiền trăm roài, thêm cái cơ thể lão hoá lao động chân tay đau nhức hiệu quả k cao. May k phải dây chuyền, tự điều chỉnh tốc độ ví thời gian làm k thì cũng k đảm bảo đc hiệu quả công việc. Nhúc nhắc và k có tương lai là từ tóm tắt việc của em bây giờ
Hy vọng cụ có cơ hội rèn luyện thêm về sức khỏe 😀! Thay đổi trạng thái công việc nhiều khi cũng hay!
 
Chỉnh sửa cuối:

Thanhvuóng71

Xe container
Biển số
OF-589594
Ngày cấp bằng
11/9/18
Số km
5,004
Động cơ
180,686 Mã lực
Hàng tiêu dùng thì cũng có cái tăng và cũng có cái giảm, nhưng kinh nhất là các lại phí dịch vụ tăng ( cái này không nhịn được )
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,903
Động cơ
201,860 Mã lực
Tuổi
44
Dịch bệnh từ năm ngoài, đến nay hơn cả năm rưỡi.
Cái gì ngấm thì cũng đã ngấm rồi.

Kêu ca cũng nhiều lắm.

Dưng thực tế; vế giàu lên thì cũng nhiều.
Vế khó khăn thì cũng lắm. Số kêu nhiều vẫn là ở tầng lớp ông chủ lo chỉ kiếm đủ chi phí, lương bổng cho nhân viên nên không có tích lũy nhiều như trước
Vế chết thì tuyệt nhiênchưa thấy có.

Từ nông thôn đến thành thị, cuộc sống dù có eo hẹp lại tý nhưng không/chưa xuất hiện những cảnh não nề nào sất.

Thậm chí như xăng tăng từ 13/14k lên gần 20k rồi nhưng nào có ai lăn tăn giề đâu

Ví dụ nhỏ là mua vịt trong khi tất cả mọi thứ đều gặm nhấm tăng thì đúng là ko ổn
E ngại chuyện an sinh xã hội phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt
E hay mua nửa con vịt quay thì mon men từ 80K roi 90K giờ lên 100K r nhé
Năm nay khó khăn hơn năm trc nhiều, dich ra đường vắng lắm
Vâng cụ! Việc làm khó khăn, thu nhập giảm mà giá cả thì tăng chóng mặt! Quá vất vả cho người lao động
Hàng tiêu dùng thì cũng có cái tăng và cũng có cái giảm, nhưng kinh nhất là các lại phí dịch vụ tăng ( cái này không nhịn được )
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
32,579
Động cơ
3,834,728 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mời cụ Yellowtea cho ý kiến ah!

Người nuôi gia cầm lỗ nặng?

TTO - Trong khi giá bán các sản phẩm chăn nuôi giảm, giá thức ăn chăn nuôi liên tục được các công ty tăng khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Trong đó, nhiều người chăn nuôi gia cầm lỗ nặng vì giá bán dưới giá thành sản xuất.

Người nuôi gia cầm lỗ nặng - Ảnh 1.

Giá thức ăn tăng liên tục từ đầu năm trong khi giá bán luôn dưới giá thành khiến người nuôi gà lỗ nặng, nhiều người phải bỏ nghề - Ảnh: T.MẠNH

Dự kiến giá thức ăn chăn nuôi (TACN) sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới do giá nguyên liệu trên thế giới vẫn có xu hướng tăng lên. Với giá TACN quyết định tới 65 - 70% giá thành sản xuất, nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng cơ quan quản lý cần có những giải pháp căn cơ để đảm bảo ổn định chăn nuôi. Nếu không, tình trạng nông dân bỏ đàn, giảm đàn sẽ xảy ra và nguy cơ sẽ thiếu thịt trong những tháng cuối năm.

5 tháng, 7 lần tăng giá

Trong những ngày đầu tháng 5, các công ty sản xuất TACN liên tục gửi thông báo tăng giá tới các đại lý và người chăn nuôi với mức tăng 200 - 500 đồng/kg. Có thể kể đến như VinaFeed tăng 300 đồng/kg, Công ty TNHH Guyomarc’h-VCN tăng 300 - 400 đồng/kg, Công ty cổ phần ABC Việt Nam tăng 330 đồng/kg, Công ty TNHH Cargill Việt Nam tăng giá 250 - 500 đồng/kg.

Mới đây nhất, ngày 5-5 Công ty C.P Việt Nam tăng giá TACN thêm 400 - 700 đồng/kg... Trong thông báo gửi khách hàng, các công ty đều đưa ra lý do tăng giá do giá nguyên liệu tăng quá cao thời gian qua. Theo các đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, đây đã là lần tăng giá TACN thứ 7 kể từ đầu năm đến nay với mức tăng khoảng 2.000 - 2.500 đồng/kg, tương đương với mức tăng 20 - 25%.

Theo ông Phùng Đức Tiến - thứ trưởng Bộ NN&PTNT, từ cuối năm 2020 đến nay giá nguyên liệu TACN đã tăng bình quân 20 - 30%, cá biệt có những loại nguyên liệu như ngô tăng tới 40%, đậu tương tăng 41%.

Một trong những nguyên nhân khiến giá nguyên liệu TACN tăng cao là do dịch COVID-19 đã tác động đến thị trường nông sản toàn thế giới, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, việc vận chuyển khó khăn do tình trạng thiếu container.

Trong khi đó, theo Hiệp hội TACN Việt Nam, ngành chăn nuôi Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên không thể tránh khỏi tác động khi giá thế giới tăng cao, chưa kể dịch bệnh và tình trạng thiếu container rỗng cũng làm tăng giá nguyên liệu nhập khẩu.
Người nuôi gia cầm lỗ nặng - Ảnh 2.

Theo các doanh nghiệp sản xuất TACN công nghiệp, giá nguyên liệu thông thường chiếm khoảng 80 - 85% giá thành sản xuất; chi phí khác như nhiên liệu, khấu hao, nhân công, lãi vay, lương... chiếm khoảng 10 - 15%. Vì vậy, các công ty buộc phải tăng giá bán lẻ tới tay người chăn nuôi do giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh.

Ông Phạm Đức Bình - phó chủ tịch Hiệp hội TACN Việt Nam - cho biết giá các loại nguyên liệu chính của TACN bắt đầu tăng từ tháng 10-2020 và liên tục đến nay với mức tăng trung bình từ 30 - 40%, nhưng giá TACN thành phẩm chỉ bắt đầu tăng nhẹ từ tháng 12-2020. Do các doanh nghiệp thường mua nguyên liệu cho sản xuất từ 3-4 tháng tiếp theo nên giá bán lẻ TACN thường có độ trễ hơn so với giá nguyên liệu.

Hơn nữa, tùy vào tình hình kinh doanh và chiến lược của mình, các nhà máy sản xuất sẽ có mức độ tăng giá khác nhau tùy vào thời điểm chứ không tăng đột ngột như giá nguyên liệu đầu vào.

Nhiều người chăn nuôi bỏ nghề

Ông Trần Văn Thức - chủ trại heo tại Thống Nhất (Đồng Nai) - cho biết với giá xuất chuồng xoay quanh mức 70.000 đồng/kg heo hơi như hiện nay, những trang trại nuôi heo chủ động được heo giống vẫn có lợi nhuận. Tuy nhiên, với giá TACN tăng cao, hoạt động chăn nuôi heo đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh tả heo châu Phi vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh hay thuốc đặc trị.

"Những ngày qua mỗi đêm có hàng ngàn con heo nhỏ (móc hàm) từ 20 - 65kg/con về các chợ đầu mối tại TP.HCM cho thấy rất nhiều trang trại đang xảy ra dịch bệnh phải bán chạy heo. Một trại nuôi mà dính phải dịch bệnh thì nguy cơ phá sản rất cao, khi giá TACN tăng đã đẩy giá thành nuôi lên nhanh chóng" - ông Thức cảnh báo.

Tuy nhiên, chịu tác động lớn nhất của đợt tăng giá TACN là những người nuôi gà. Sau khi thua lỗ suốt một năm 2020 bởi giá gà xuống thấp, có thời điểm còn 15.000 đồng/kg, giá gà có nhích lên từ đầu năm nay nhưng vẫn không bù lại với mức tăng giá thành. Từ đầu năm đến nay, giá gà công nghiệp dao động ở mức 19.000 - 25.000 đồng/kg, trong khi giá thành chăn nuôi lên tới 27.000 đồng/kg.
Người nuôi gia cầm lỗ nặng - Ảnh 3.

Người nuôi heo vẫn có lãi nhưng cũng đối diện với rủi ro do giá TACN tăng cao và dịch bệnh - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Là một người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nuôi gà công nghiệp nhưng mới đây ông Phan Hòa Bình (Xuân Lộc, Đồng Nai) cho biết đã chính thức rời khỏi ngành này vì thua lỗ kéo dài và không nhìn thấy tương lai. Đã có những thời điểm, tổng đàn gà ở các trại của ông Bình lên tới trên 500.000 con/lứa nhưng đến nay đành bỏ để chuyển sang ngành khác.

"Tôi đang đàm phán cho các công ty nước ngoài thuê chuồng trại. Chỉ có những công ty nước ngoài vốn lớn và chăn nuôi nhiều ngành nghề cũng như khép kín cả chuỗi thì may ra mới có thể tồn tại trong ngành này được" - ông Bình than thở.

Theo ông Nguyễn Văn Ngọc - phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, giá TACN tăng cùng với giá bán sản phẩm chăn nuôi thua lỗ kéo dài đã dẫn tới việc nhiều người chăn nuôi bỏ nghề. "Với việc Nhà nước cho tự do nhập khẩu phụ phẩm động vật và giá TACN tăng liên tục, ngành chăn nuôi gia cầm của Việt Nam đang ở tình thế cực kỳ khó khăn. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc chỉ đơn thuần đầu tư chuồng trại chăn nuôi chắc chắn sẽ lỗ" - ông Ngọc cho biết.
 

ok.

Xe tăng
Biển số
OF-396393
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
1,294
Động cơ
247,940 Mã lực
Tuổi
34
Dịch bệnh từ năm ngoài, đến nay hơn cả năm rưỡi.
Cái gì ngấm thì cũng đã ngấm rồi.

Kêu ca cũng nhiều lắm.

Dưng thực tế; vế giàu lên thì cũng nhiều.
Vế khó khăn thì cũng lắm. Số kêu nhiều vẫn là ở tầng lớp ông chủ lo chỉ kiếm đủ chi phí, lương bổng cho nhân viên nên không có tích lũy nhiều như trước
Vế chết thì tuyệt nhiênchưa thấy có.

Từ nông thôn đến thành thị, cuộc sống dù có eo hẹp lại tý nhưng không/chưa xuất hiện những cảnh não nề nào sất.

Thậm chí như xăng tăng từ 13/14k lên gần 20k rồi nhưng nào có ai lăn tăn giề đâu

Bác nên vi hành nhiều hơn nữa & đừng khảo sát nhóm (5x4)+2.
 

xe rùa 2012

Xe container
Biển số
OF-199905
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
5,997
Động cơ
377,998 Mã lực
quy luât 20 % và 80 % bác ơi
ng giầu chỉ vài phần thôi, nhưng họ chiếm 80 phần của cải
họ tha hồ bơm thổi
dân thì kiệt quệ lắm r

cụ bi quan quá thì phải
em thấy tiền trong dân nhiều lắm
toàn các cụ đại gia đi xe mua đất ầm ầm ở các vùng
có lẽ chỉ những người mới ra trường công việc chưa ổn định, phải thuê trọ thì giai đoạn này khó khăn thực sự
 

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,453
Động cơ
151,253 Mã lực
Tuổi
38
Em thì năm ngoái đả thấy rùi. Bên này tụi Mẽo hãng lớn 3M hay Honeywell làm N95, dân đc kêu gọi ai biết may vá thì đc cung cấp để may khẩu trang vải...Tầm tháng 7,8,9 năm ngoái thì nó gom hết Remdesivir máy trợ thở bao trường học hay hãng nhảy vào còn vòng ngoài thì test diện rộng (nhanh, ai hok có bh thì cp trả...). Đến bi j thì còn phải khuyến khích người ta đi tim vacxim nữa, hay là ai đến du lịch Mẽo đều đc tim hết.
Đợt này em thấy mang danh cúm Tàu mà chú Sam hưởng thấy nhìu. Em dự là cơ hội của tụi nó nên hết dịch chắc còn lâu. Coi như cuộc sống mới, ai hok thik ứng kịp thì khá gay.
 

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,615
Động cơ
483,367 Mã lực
Dịch bệnh từ năm ngoài, đến nay hơn cả năm rưỡi.
Cái gì ngấm thì cũng đã ngấm rồi.

Kêu ca cũng nhiều lắm.

Dưng thực tế; vế giàu lên thì cũng nhiều.
Vế khó khăn thì cũng lắm. Số kêu nhiều vẫn là ở tầng lớp ông chủ lo chỉ kiếm đủ chi phí, lương bổng cho nhân viên nên không có tích lũy nhiều như trước
Vế chết thì tuyệt nhiênchưa thấy có.

Từ nông thôn đến thành thị, cuộc sống dù có eo hẹp lại tý nhưng không/chưa xuất hiện những cảnh não nề nào sất.

Thậm chí như xăng tăng từ 13/14k lên gần 20k rồi nhưng nào có ai lăn tăn giề đâu
Tại cụ ít đi.
Hội An, em vào cách đây khoảng 4 tháng. Bà cô chèo thuyền tâm sự, nhà nghèo nên chính quyền cho chạy thuyền kiếm ăn, cả nhà trông chờ vào cái thuyền. Covid đến, giờ chỉ lo ngày 3 bữa ko đủ, vì mất nguồn thu duy nhất!
Sài Gòn ngay đợt dịch đầu tiên đã phải mở ATM gạo...
Còn nhiều lắm!
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
5,597
Động cơ
379,343 Mã lực
Vân Nam muốn ra biển thì qua VN thì còn đúng, chứ Quảng Châu - thủ phủ của Quảng Đông thì còn xa lắm cụ nhé, khoảng cách phải cỡ từ HN đến SG mà nó giáp biển ngay gần rồi. Đất liền VN mình cũng ko tiếp giáp với Quảng Đông.
Em ko rõ hoa quả TQ qua mình rồi xuất đi đâu được?
Chợ Long Biên và các chợ cóc, chợ tạm hoặc cả siêu thị nữa. Chứ nông nghiệp China thì dư cung cho họ và các nước rồi.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,004
Động cơ
403,586 Mã lực
Em đi thấy cửa hàng cửa hiệu ở phố Huế còn đóng cửa một số. Như vậy nhiều người mất thu nhập (ví dụ một cửa hiệu thì kiểu gì chả có vài ba người làm thuê), họ mất thu nhập thì làm sao mà bảo là không sao được....Chưa kể không biết lúc nào được mở lại....
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top