- Biển số
- OF-171147
- Ngày cấp bằng
- 11/12/12
- Số km
- 966
- Động cơ
- 463,891 Mã lực
Em vào hóng các cụ để học hỏi ạ!
Thế này chỉ những DN BĐS được hưởng lợi nhiều nhất, chứ các DN sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải đóng cửa hoặc KD kém không phát sinh doanh số hoặc ít thì việc giãn, hoãn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cũng đâu có tác dụng hỗ trợ mấy cụ nhỉCụ thể, bộ trình Chính phủ thông qua chính sách giãn, hoãn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Dự kiến số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn khoảng 115.000 tỷ đồng.
Hạnh Nguyễn (Vietnam+)
lo lắng sao lại là tệ hại hả cụ -_- lo lắng thì mới biết m đang sợ cái gì mà còn phấn đấu vượt quá chứ -_-Lo lắng quá là điều tệ hại nhất.
"Ốm tha, già thải" là quy luật muôn đời rồi, dù làm thuê ở môi trường nào, hành chính-sự nghiệp công hay kinh doanh.Mới hôm trước đây thôi, em vừa được cả gia đình cho thổi nến nhân dịp bước sang ngưỡng tuổi 40, cái tuổi mà người đời gọi là trung niên hay tuổi xế chiều rồi…
Em nghĩ thông thường CCCM ở tầm tuổi này chỉ quay cuồng với những mối bận tâm về chuyện học hành, yêu đương, cưới xin của con cái hay sức khỏe của bố mẹ hai bên nội ngoại cùng lắm thì có cụ mợ nào yếu thì bắt đầu chăm lo cho sức khỏe của mình là cùng. Nhưng sau lần vô tình gặp cô bạn ngày xưa học cùng đại học, em lại tự xây cho mình cái lỗi sợ bị đuổi việc. Bạn gái ấy than thở với em rằng cô ấy mới bị công ty cũ cho nghỉ việc sau khi đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho công ty, để rồi ở tuổi 40 họ đã sa thải cô ấy. Bây giờ thu nhập chính của cô ấy là từ nghề bán hàng online và giáo viên dạy tiếng anh. Em nghĩ, chưa chắc đã phải do công ty kia cạn tình, cũng không phải là do cô bạn của em kém cỏi, chỉ là cô ấy không còn phù hợp với công việc đó nữa.
Công ty em nay cũng đang trong quá trình cắt giảm nhân sự + với từ ngày gặp cô bạn em đâm ra hoang mang tột cùng CCCM à. Em cắm đầu rùi mài kinh sử, đăng ký những buổi học nâng cao chuyên môn, em luôn cố gắng tiếp thu cái mới để bắt kịp với các bạn trẻ bây giờ! Càng ngày em càng thấy mình lạc hậu, thụt lùi. 40 tuổi như em mà bị đuổi việc thì chắc tìm việc khó lắm! CCCM ở đây có ai chung nỗi lo kiểu như em không ạ…
Em cũng đang tính nếu mà mấy năm nữa mà thất nghiệp chắc em tự kinh doanh cái j đó, vốn tự có cũng được"Ốm tha, già thải" là quy luật muôn đời rồi, dù làm thuê ở môi trường nào, hành chính-sự nghiệp công hay kinh doanh.
Làm chậm hoặc chuẩn bị đi qua quá trình đó bằng cách tiết kiệm tiền, đầu tư chứng khoán,... bất cứ khi nào có thể.
Đồng quan điểm với cụ. Em 40 tuổi ra khỏi NN. Chủ động với công việc của bản thân. Thu nhập đương nhiên tốt hơn khi còn trong nhà nước. Xác định đến 45 thì tập trung lĩnh vực công việc mới có tính lâu dài và thu nhập cao, ổn định hơn.Cháu có quan điểm là lao động đến hơi thở cuối cùng, mỗi một giai đoạn mình lựa chọn cách thức lao động cho phù hợp.
Thường cháu có kế hoạch cho từng giai đoạn và suy nghĩ về nó liên tục trong suốt giai đoạn đang sống, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp sau và cháu đã qua được 2 giai đoạn mà cháu dự kiến. Giai đoạn 1 là lo những thứ tối thiểu trước năm 40 tuổi. Giai đoạn 2 là sau 45t thì chuyển lĩnh vực mới để có cơ hội nghiên cứu từ đầu (gọi là nghiên cứu từ đầu thôi, nhưng nó vẫn trên nền tảng của cái cũ) để mình làm mới mình, hiện tại cháu mới bước sang giai đoạn 2 được vài tháng nhưng cháu đã chuẩn bị cho nó từ 2 năm trước. Đến 55t thì cháu lại chuyển giai đoạn 3 là rời xa thành phố để về núi ở. Trong giai đoạn 2 cháu phải chuẩn bị cơ sở cho giai đoạn 3, hiện tại thì thuê lại được hơn 100ha rừng, cháu phủ rừng tự nhiên thôi chứ ko làm cái gì cả, giống như nghề quản lý rừng. Và kế hoạch cũng có thể thay đổi nếu như không còn phù hợp với bản thân mình của những năm sau này.
Chuyện lo lắng công việc cháu nghĩ là tốt dù không ai muốn, nếu không muốn mình bị động thì phải tính toán, lên kế hoạch. Đến 40t thì cũng cần chuyển được trạng thái từ người cần việc sang họ cần mình. Họ cần mình cũng không phải cái gì quá ghê gớm hay nguy hiểm, chúng ta 40 thì biết được sức mình làm ra bao nhiêu, hưởng bao nhiêu và có lợi đôi bên, ngoài ra mình cũng có những giá trị khác nữa chứ... tuổi không phải là vấn đề lớn ah.
Và quan trọng hơn nữa là phải xây dựng kế hoạch và hành động cụ ah, chứ nếu chỉ lo mà để đó cụ ko thoát ra khỏi các mối lo lắng.
Chúc cụ tìm được 1 kế hoạch phù hợp với mình và sống an lạc.
Em cũng rời nhà nước năm 40 tuổi mụĐồng quan điểm với cụ. Em 40 tuổi ra khỏi NN. Chủ động với công việc của bản thân. Thu nhập đương nhiên tốt hơn khi còn trong nhà nước. Xác định đến 45 thì tập trung lĩnh vực công việc mới có tính lâu dài và thu nhập cao, ổn định hơn.
Hơn một năm nay dịch bệnh làm mọi thứ thay đổi, kể cả thói quen, tính cách, quan điểm của con người. Nhiều người lao vào công việc nhưng không hiệu quả, có khi còn cố đấm ăn xôi rồi thua lỗ triền miên. Em thì giữ nguyên quan điểm, lúc toàn xã hội khó khăn, giữ ổn định thu nhập, ăn hại còn hơn làm thành thua lỗ như phá hoại.
Chúc cụ chân cứng đá mềm!
Có một số ngành nghề thì người ta càng trụ được lâu càng có giá, đến 40 gần như là chuyên gia, là key trong lĩnh vực/công ty mà họ làm. Và có những ngành thì ngược lại, 40 coi như sắp hưu và đối diện với nguy cơ có thể mất việc bất cứ lúc nào.Mới hôm trước đây thôi, em vừa được cả gia đình cho thổi nến nhân dịp bước sang ngưỡng tuổi 40, cái tuổi mà người đời gọi là trung niên hay tuổi xế chiều rồi…
Em nghĩ thông thường CCCM ở tầm tuổi này chỉ quay cuồng với những mối bận tâm về chuyện học hành, yêu đương, cưới xin của con cái hay sức khỏe của bố mẹ hai bên nội ngoại cùng lắm thì có cụ mợ nào yếu thì bắt đầu chăm lo cho sức khỏe của mình là cùng. Nhưng sau lần vô tình gặp cô bạn ngày xưa học cùng đại học, em lại tự xây cho mình cái lỗi sợ bị đuổi việc. Bạn gái ấy than thở với em rằng cô ấy mới bị công ty cũ cho nghỉ việc sau khi đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho công ty, để rồi ở tuổi 40 họ đã sa thải cô ấy. Bây giờ thu nhập chính của cô ấy là từ nghề bán hàng online và giáo viên dạy tiếng anh. Em nghĩ, chưa chắc đã phải do công ty kia cạn tình, cũng không phải là do cô bạn của em kém cỏi, chỉ là cô ấy không còn phù hợp với công việc đó nữa.
Công ty em nay cũng đang trong quá trình cắt giảm nhân sự + với từ ngày gặp cô bạn em đâm ra hoang mang tột cùng CCCM à. Em cắm đầu rùi mài kinh sử, đăng ký những buổi học nâng cao chuyên môn, em luôn cố gắng tiếp thu cái mới để bắt kịp với các bạn trẻ bây giờ! Càng ngày em càng thấy mình lạc hậu, thụt lùi. 40 tuổi như em mà bị đuổi việc thì chắc tìm việc khó lắm! CCCM ở đây có ai chung nỗi lo kiểu như em không ạ…
Đúng là rất nuối tiếc vì đã ko ra đi từ những năm trước 35 tuổi. Nhưng đến giờ em vẫn không có khái niệm hối hận với những quyết định của bản thân.Em cũng rời nhà nước năm 40 tuổi mụ
Cũng thấy hối tiếc sao ko ra sớm hơn, nhưng em ko có kế hoạch như cụ mà kệ dòng đời xô đẩy
Đúng ah, họ có tư duy bán hàng, nhưng quản lý cty thì đa số ko tốt, nhiều bạn gdkd ngành em ra mở cty thua lỗ lại về đi làm thuê.Cơ hội về kinh doanh thực sự chỉ đến được với một số người thôi cụ ạ.
Bạn em gần 10 năm trước quản lý bán hàng Golden Hope Nha Be lúc 41-42t, sau nghỉ và chật vật xoay sở các kiểu không làm được gì.
Nay bán hàng tại nhà tháng tiết kiệm 20tr chắc khó không nổi, đó là ko tính chi phí mặt bằng, nhân công.
Cùng cảnh này khá nhiều không phải ít đâu.
Những người đi làm “thuê” lại ít có tư duy kinh doanh lắm, dù họ rất nắm được qui trình và bài bản.
Cảm ơn còm của cụ. Từ giờ em sẽ bắt đầu nghĩ đến việc tìm một công việc ngành nghề khác, cho dù em chưa có ý xin nghỉ để khỏi bị đuổi, nhưng ít nhất thì cũng là có kế hoạch dự phòng cho tình huống xấu.Lúc trước em cũng từng có suy nghĩ như của cụ chủ đây. Vì đã gắn bó với công việc đó hơn 20 năm nên em hiểu rất rõ tính chất đặc thù của công việc, sớm muộn gì em cũng bị đuổi việc. Nên em chủ động học hỏi và định hướng tìm một công việc ngành nghề khác rồi chủ động xin nghỉ việc để khỏi bị đuổi .Đến bây giờ em sống vẫn rất ok cụ à
Cám ơn chia sẻ của cụ-Hạ tầng đầu tư mạnh (đường xá, cầu đường, cảng biển...)
-Thu hút các công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam (thực sự sẽ có cuộc chuyển dịch từ TQ sang Việt Nam, vì giá nhân công TQ không còn rẻ nữa, đi với đó là giá đất tăng cao, dẫn tới giảm lợi nhuận biên của doanh nghiệp, ngoài ra sự cạnh tranh của các hãng công nghệ lớn của TQ)
-Tạo việc làm cho người lao động (một người công nhân lành nghề có mức lương trung bình 600-800 usd/ tháng
-Nhiều công ty đặt xưởng sản xuất => thiếu nhân công chất lượng => các cty phải trả lương cao hơn để thu hút và cạnh tranh (ví dụ làm ở Samsung lương khá ổn so với nông nghiệp cũ) => đời sống cao hơn, thu nhập tốt hơn, dễ chi tiêu mua sắm xây nhà
-Kinh tế địa phương đi lên sẽ giảm thiểu nhu cầu dồn ra Thành phố kiếm việc làm, vì làm ở địa phương gần nhà mà vẫn đảm bảo thu nhập, giảm tắc đường cho các thành phố lớn
-Chính sách hạn chế cho mua nhiều nhà (như đánh thuế đất 20% với căn nhà đầu, 50% với căn nhà thứ hai....) sẽ được thực hiện. Giá bds sẽ tăng lên chủ yếu là do chỉ được mua 1 đến 2 căn nhà nên người dân sẽ ưu tiên mua nhà thật đẹp để ở - TQ còn có ly hôn giả để thêm slot mua nhà
- Tiêu dùng theo kinh tế đi lên sẽ theo mô hình “đồng hồ cát” tức là tầng lớp trung lưu sẽ ưu tiên mua hàng hịn như LV,Gucci.... để khẳng định bản thân, phần còn lại sẽ mua hàng thật rẻ cho những món hàng không thiết yếu - những nhãn hàng trung bình sẽ giảm thị phần
- Dân giàu lên sẽ định vị “mình đang giàu lên” chứ không định vị mình ở tầng lớp trung lưu
- nhu cầu chi tiêu bảo vệ bản thân bằng thực phẩm sạch (nhất là thực phẩm cho trẻ em như sữa bột) do lo ngại về các thực phẩm không đảm bảo, bị phun thuốc trừ sâu, đồ rán bằng mỡ thừa....
- Các tầng lớp tư bản thân hữu “giàu lên từ chính sách, từ sân sau làm kinh tế của abcdef..” cũng sẽ phải tăng cường chất lượng sản phẩm, người ta mua thực phẩm vì nó ngon, mua nhà của dự án vì nó chất lượng, chứ không phải vì “con anh A,cháu anh B làm chủ hãng sữa bột, làm chủ dự án này”
- sẽ có hai tầng lớp: một là giàu lên hẳn do chớp được thời cơ nền kinh tế đi lên để sản xuất kinh doanh, đầu cơ bds, cung cấp nhu yếu phẩm, thương mại.... và sẽ có tầng lớp “1 năm làm việc mua được 1m2 nhà hà nội”
- Kinh doanh dựa trên sự tử tế sẽ lên ngôi, ví dụ sản xuất thực phẩm sạch, hàng tiêu dùng chất lượng hơn, an toàn hơn, bảo vệ cho sức khoẻ hơn, tiện ích hơn, đẳng cấp hơn (kiểu highland cafe thay dần cho các quán cóc, ăn ở chuỗi nhà hàng yên tâm vệ sinh an toàn hơn so với quán vỉa hè)
Còn nhiều nữa ạ, em mới nghĩ ra từng đó
Em cũng nghĩ nếu em ra sớm hơn thì sao? Nhưng thực ra lúc đó mới nghĩ raĐúng là rất nuối tiếc vì đã ko ra đi từ những năm trước 35 tuổi. Nhưng đến giờ em vẫn không có khái niệm hối hận với những quyết định của bản thân.
Sau nhà cửa xe cộ mà tài khoản chỉ có vài tỷ thì làm sao mà sống ổn cho nổi. Bệnh phát là đi ngay cái vài tỏi kia chớp mắt.Em mới 3x, đang làm việc cho 1 doanh nghiệp tư nhân, em nghĩ như này:
- Theo các Nghị quyết của các kỳ đại hội Đảng gần đây, em thấy rằng bắt đầu từ kỳ 12 là kinh tế tư nhân được ưu tiên phát triển, và gần như trong kỳ 12, bác Phúc tiếp xúc với rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, tạo rất nhiều điều kiện để doanh nghiệp tư nhân phát triển và cả thâu tóm các doanh nghiệp nhà nước (tất nhiên việc cổ phần hóa tràn lan tất dẫn đến nhược điểm là 1 số ông tư nhân chỉ mua lại doanh nghiệp nhà nước dưới dạng chiếm dụng quỹ đất chứ chả quan tâm mẹ gì đến hiệu quả sxkd cả, chưa kể việc thẩm định giá có sự nhập nhằng..vv)
Nhưng nhìn chung, kinh tế tư nhân đã được đánh giá đúng tầm vóc.
Và giờ đến Đại hội 13, và em tin rằng đến khoảng Đại hội 15 thì các doanh nghiệp tư nhân VN sẽ cất cánh và trở thành những cánh chim dẫn dắt nền kinh tế (đó là lý do mà Vin phải chuyển dịch sang sản xuất để vươn lên thành cánh chim đầu đàn, tương tự như samsung, hyundai đã làm)
Các doanh nghiệp Nhà nước sẽ phải cổ phần hóa hết, thậm chí những doanh nghiệp làm ăn có lãi, Nhà nước có lẽ chỉ chi phối đối với 1 số ngành nghề mà tư nhân ko đầu tư hoặc đầu tư sẽ gây ảnh hưởng (quốc phòng, điện, lương thực...vv)
- Trở lại chủ đề, thì là vì kinh tế tư nhân 5 - 10 năm nữa sẽ chi phối phần lớn nền kinh tế + số lượng lớn các doanh nghiệp FDI, thì việc các cụ ngày xưa hay gọi là "vào nhà nước cho ổn định con nhé" sẽ là 1 khái niệm xa vời hơn (ngoài cán bộ công quyền).
Và với việc đa phần làm việc cho tư nhân, thì các cụ biết, với những nhân sự tầm trung mà ngoài 40,45,50 tuổi, nếu cụ là ông chủ, cụ sẽ xử lý như nào: lương cao hơn do thâm niên, đóng góp ko còn được nhiều, bảo thủ trong suy nghĩ...vv
Tỷ lệ bị giảm biên là rất cao nếu như mình ko thuộc 1 số lĩnh vực đặc thù hoặc quản lý cấp cao.
- Bản thân em cũng tính đến việc này chứ, phương án của gia đình em đó là tích lũy, cày cuốc khi còn trẻ, phấn đấu có thật nhiều tài sản, nếu ngoài 40, người ta ko dùng em nữa, em vẫn sống khỏe, các con vẫn được ăn học đoàng hoàng.
Em nghĩ sau nhà cửa + xe cộ xong, tài khoản có khoản 2 - 5 tỷ thì 1 gia đình ở tỉnh lẻ như em sống ổn thỏa kể cả trong trường hợp bị sa thải.
====> Chung kết lại, giải pháp của bản thân em, là cày cuốc khi còn trẻ, tích lũy tài sản, khi ngoài 40 - 50, nếu vẫn còn phát triển trong sự nghiệp thì sẽ vươn lên thành tầng lớp trung lưu, còn nếu ko thì hạ cánh vẫn an toàn, đủ tiền để sống tiếp mà ko phải lo lắng.
Chia sẻ hơi dài, nhưng cụ chủ có thớt động đến đúng tâm tư tình cảm của em, mong các cụ thông cảm.
Theo em hiểu thì:
1. Ngân hàng thương mại chịu có ít áp lực về trạng thái ngoại hối (fx position) do nguồn cung ổn định, cho vay ngoại tệ và nhu cầu thanh toán XNK giảm, nhu cầu giao dịch vãng lai (du hoc, du lịch nước ngoài...) giảm nên không điều chỉnh nhiều tỷ giá mua/bán.
2. Chợ đen sôi động do lượng tiền Việt nhàn rỗi sau Tết tăng mạnh, dân ít cơ hộ chi tiêu và đầu tư, lãi suất tiết kiện thấp, áp lực lạm phát tăng... nên người dân coi ngoại tệ là 1 kênh bảo toàn vốn!
Giải pháp: các NGTM nên điều chỉnh theo hướng tăng lãi suất tiền gửi để hút bớt lượng tiền mặt nhàn rỗi trong dân cư, giảm lạm phát và tránh tình trạng đầu cơ ngoại tệ!