nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,259
Động cơ
356,032 Mã lực
Bán cắt lỗ như này là rất sai lầm, vì theo đánh giá của chủ bên Puluong Eco thì năm 2022 du lịch sẽ phục hồi mạnh mẽ, do dân cả Tây và ta cuồng chân lắm rồi. Trên Puluong - Thanh Hóa đa số chủ vay ngân hàng rất lớn nhưng họ chẳng hề nao núng hơn 1 năm qua, kể cả năm nay họ cũng không ngại gì dù khách ít. Chẳng ai rao bán gì cả.
cụ chắc chưa bao giờ biết đến từ "áp lực tài chính"
 

tung1311 .

Xe container
Biển số
OF-491417
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
5,117
Động cơ
240,021 Mã lực
Tuổi
44
Các cụ đang thấy bi quan quá là 1 sai lầm, nếu bình tĩnh và tỉnh táo thì nên tranh thủ đi. Covid đã thực sự đc kiểm soát từ khoảng 2 tháng nay rồi, nước ngoài nó bình thường hoá thì VN mình cũng sẽ quay lại vòng quay thôi, ko ai sợ covid mà chờ chết đói đâu.
Nên lúc đó các cụ lại thấy tình hình đảo chiều chóng mặt.

Các nước nó đã bắt đầu bàn về vấn đề kiểm soát lạm phát trong thời gian tới rồi. VN sẽ theo gót không sớm thì muộn.
 

tung1311 .

Xe container
Biển số
OF-491417
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
5,117
Động cơ
240,021 Mã lực
Tuổi
44
CK, bds sẽ bớt nóng và nghe ngóng. LS sẽ siết từ từ để tránh sốc.
 

Mợ toét 2710

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
29,786
Động cơ
553,499 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net

xoaicattuhan

Xe buýt
Biển số
OF-175970
Ngày cấp bằng
10/1/13
Số km
639
Động cơ
345,750 Mã lực
Chứng kiến một số bạn bè, người quen làm quản lý từ cấp thấp đến cấp cao các cty, tập đoàn kể cả trong và ngoài nước cháu thấy:
- Các cụ qua ngưỡng tuổi 40 nên biết chấp nhận, sẵn sàng hạ thấp mục tiêu khi ở vào tình huống bất lợi.
- Hoặc phải thật tự tin đối diện một khi năng lực, trình độ của mình không/ít phải cạnh tranh.

Nếu không biết chấp nhận lui một bước, đôi khi phải trả giá khá nhiều.
Trả giá ở tầm tuổi này chắc căng lắm cụ nhỉ :(
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,236
Động cơ
3,838,216 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên sẽ là trung tâm lắp ráp điện thoại, máy tính và linh kiện...của Việt Nam

Nhà cung cấp Apple tuyển hơn 1.000 lao động tại Việt Nam, lương cơ bản từ 4,9 triệu/tháng
Lê Hoàng
Thứ Ba, 23/2/2021, 15:28

(TBKTSG Online) - Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn), nhà cung cấp lớn của Apple đăng thông báo tuyển dụng đến 1.000 công nhân lắp ráp linh kiện điện tử cho các nhà máy tại Bắc Ninh và Bắc Giang trên website Foxconn Việt Nam.

Foxconn tuyển dụng nhiều lao động ở Việt Nam sau Tết. Đối với vị trí công nhân lắp ráp linh kiện điện tử, lương cơ bản là 4,9 triệu đồng/tháng, cùng với trợ cấp tiền ăn, ở (nếu không ở ký túc xá), đi lại, chuyên cần. Với các phụ cấp khác, mức lương thực tế của công nhân Foxconn có thể đạt khoảng 8 triệu đồng.

Địa điểm làm việc tại tỉnh Bắc Giang là tại các khu công nghiệp gồm Đình Trám, Quang Châu, Vân Trung; và tại tỉnh Bắc Ninh là khu công nghiệp Quế Võ.

Ngoài ra, Foxconn Việt Nam cũng công bố tuyển các vị trí như kỹ sư SQE với tổng cộng là 14 người, hãng chấp nhận cả sinh viên mới tốt nghiệp.

Trước đó, theo ông Trác Hiến Hồng, Tổng giám đốc Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải tại Việt Nam, doanh nghiệp này đầu tư vào Việt Nam từ năm 2007 với hai nhà máy đầu tiên tại tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Trải qua 13 năm hoạt động, tập đoàn không ngừng mở rộng quy mô và thành lập thêm nhiều công ty.

Tính đến cuối năm 2020, tổng vốn đầu tư tại Việt Nam là 1,5 tỉ đô la, số lượng cán bộ, công nhân viên hơn 53.000 người. Trong đó, số vốn đầu tư tại tỉnh Bắc Giang là 900 triệu đô la, giải quyết việc làm cho hơn 35.000 lao động. Dự kiến năm 2021 sẽ đầu tư thêm 700 triệu đô la và tăng 10.000 lao động.

Tiếp nối những thành công đạt được tại Bắc Giang, tháng 12-2020, Foxconn quyết định đầu tư thêm một dự án quan trọng tại tỉnh, với diện tích hơn 22 ha. Và vào ngày 18-1 vừa qua, UBND tỉnh Bắc Giang đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án sản xuất máy tính bảng và máy tính xách tay trị giá 270 triệu đô la cho Foxconn.

Được biết đến là nhà sản xuất điện tử hàng đầu Đài Loan và là một trong những nhà cung ứng, sản xuất linh kiện chính cho Tập đoàn công nghệ Apple, nên dự án mới này về sản xuất máy tính ở Việt Nam của Foxconn được giới phân tích cho là nhằm phục vụ việc cung cấp sản phẩm cho Apple.

Chưa rõ Foxconn sản xuất máy tính bảng và máy tính xách tay dưới thương hiệu nào tại dự án mới của nhà máy ở Bắc Giang. Tuy nhiên, vào cuối tháng 11-2020, hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin riêng cho biết theo yêu cầu của tập đoàn Apple (Mỹ), nhà cung cấp Foxconn sẽ chuyển một số hoạt động lắp ráp máy tính bảng iPad và máy tính xách tay MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Hiện nay, toàn bộ máy tính bảng iPad của Apple chỉ được lắp ráp tại Trung Quốc. Việc Foxconn chuyển hoạt động lắp ráp iPad sang Việt Nam (nếu có) sẽ là một cột mốc đáng nhớ của Việt Nam khi trở thành nước thứ hai lắp ráp iPad.

Việc sản xuất iPad sẽ bắt đầu tại Việt Nam sớm nhất là vào giữa năm nay, đánh dấu lần đầu tiên nhà sản xuất máy tính bảng lớn nhất thế giới sản xuất một số lượng đáng kể máy tính bảng bên ngoài Trung Quốc, Nikkei nhận định.

Trong thời gian qua, Chính phủ Mỹ thường khuyến khích doanh nghiệp nước này chuyển bớt cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh việc bị áp mức thuế cao cũng như các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia.

Trong một động thái nhằm bảo toàn hoạt động kinh doanh trước viễn cảnh thương chiến Mỹ - Trung sẽ còn leo thang, tập đoàn Foxconn đã mở thêm các nhà máy lắp ráp sản phẩm điện tử ở Việt Nam, Ấn Độ và Mexico.

Điểm đáng chú ý là tập đoàn Foxconn còn đang tìm cơ hội đầu tư dự án mới trị giá 1,3 tỉ đô la Mỹ tại Việt Nam.

Tháng 3-2007, Foxconn bắt đầu xây dựng nhà xưởng tại Bắc Ninh, Bắc Giang, và một số tỉnh của Viêt Nam. Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm đa dạng trên nhiều lĩnh vực liên quan đến máy tính, công nghệ thông tin, hàng điện tử tiêu dùng, linh kiện ô tô, thiết bị bán dẫn và công nghệ bảo vệ môi trường,…

Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải thành lập năm 1974 tại Đài Loan với quy mô lớn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và máy tính. Hiện nay, Tập đoàn có hơn 800 công ty và chi nhánh tại các nước và lãnh thổ như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam, Singgapo, Úc, Anh, Pháp, Hungary, Ireland, Canada, Mỹ, Mexico, Brazil,… với số lượng công nhân viên trên thế giới là 1,5 triệu người.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,236
Động cơ
3,838,216 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng gì với đợt dịch thứ ba?

Khi Covid-19 tái bùng phát, nhiều doanh nghiệp phía Bắc khó tìm lao động sau Tết; chuỗi cung ứng, sản xuất bị ảnh hưởng vì khó lưu thông hàng hóa.

Hai tháng qua, so với doanh nghiệp phía Nam không hoặc chưa bị tác động, doanh nghiệp phía Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề, trực tiếp trong đợt dịch lần ba.

Báo cáo Thủ tướng, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho biết, các doanh nghiệp gặp khó khăn đầu tiên ở việc thu hút lao động. Sau đợt nghỉ Tết cộng thêm diễn biến dịch mới, người lao động có tâm lý e ngại di chuyển và quay lại làm việc trong vùng có dịch.

Tiếp đó là chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất ở nhiều khu công nghiệp bị khó khăn do hàng hóa tắc nghẽn khi vận chuyển qua địa phương có dịch như Hải Dương. Nếu lái xe từ Hải Dương không được ra khỏi tỉnh thì lái xe tỉnh ngoài cũng ngại tham gia tuyến này vì sợ bệnh dịch. Các tập đoàn lớn cũng không muốn thuê lái xe từ Hải Dương, một số chốt kiểm tra không cho lái xe có CMND nguyên quán Hải Dương qua chốt...


Xe tải biển số Hải Dương lưu thông trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bị yêu cầu quay đầu, đi hướng khác ngày 22/2. Ảnh: Giang Chinh.
Nhiều doanh nghiệp cho biết, do các chính sách hạn chế đi lại và các biện pháp cách ly của các tỉnh lân cận, đặc biệt là Hải Phòng, việc thu mua và vận chuyển nông sản từ Hải Dương ra Cảng Hải Phòng bị ách tắc. Nhiều công ty xuất khẩu nông sản từ Hải Dương bị hủy lịch tàu, mất hợp đồng.

Theo thông tin từ Hiệp hội vận tải Hải Dương, đã có trên 100 đơn hàng xuất khẩu nông sản, tương đương 650 container loại 40 feet phải huỷ lịch tàu và huỷ hợp đồng từ khi có dịch và dừng lưu thông. Điều này gây thiệt hại 100 tỷ đồng. Và nếu tình trạng tắc nghẽn kéo dài đến đầu tháng 3, tổng thiệt hại ước tính lên đến trên 400 tỷ đồng.

Riêng lĩnh vực vận tải cũng bị ảnh hưởng lớn khi nhiều đội vận tải hành khách thông tin, chỉ hoạt động 20-30% lượng phương tiện hiện có.

Covid-19 bùng phát lại đợt đầu năm khiến lượng người đi lại bằng tàu, xe giảm mạnh dù đây là thời điểm cận Tết, nhu cầu đi lại cao. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đầu tháng 2 cho biết có trên 33.000 vé tàu bị trả lại, trị giá gần 30 tỷ đồng, phần lớn từ các chặng phía Nam ra Bắc trước Tết và trở về sau Tết. Doanh nghiệp kinh doanh xe khách tuyến miền Trung ra Bắc cũng gặp tình trạng tương tự. Một doanh nghiệp vận tải chạy tuyến Đà Nẵng - Thanh Hoá cho biết, lượng khách mua vé về Tết giảm 50% so với năm ngoái.

Nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội Vận tải và Hiệp hội Logistics cũng phản ánh đã phải đi vòng để tránh vùng dịch khiến phát sinh thêm chi phí. Mức phí chênh lệnh đang từ 1-1,5 triệu đồng tùy tuyến đường.

Trong thời gian dịch bùng phát, một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, đóng cửa hàng quán. Điều này cũng làm suy giảm lượng cầu hàng hóa nông sản nói chung và một số sản phẩm như cà phê, chè, thủy sản...

Với các doanh nghiệp xuất khẩu, khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề thiếu container rỗng. Dù được các bộ, ngành hỗ trợ giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp vẫn mong muốn thông tin từ phía cơ quan nhà nước được minh bạch hơn. Đồng thời cơ quan quản lý cần nắm cụ thể lượng container vô chủ đang tồn đọng, đẩy mạnh việc giải phóng các container này, thống kê được cầu về số lượng container để tránh tình trạng một số hãng lợi dụng tăng giá.

Trước những vấn đề này, các hiệp hội kiến nghị một số biện pháp. Theo đó, Hải Phòng, Hải Dương cần sớm tìm được "vùng đệm" (khu vực trung chuyển hàng và có thể là cả lái xe) để xử lý các biện pháp phòng chống dịch với lái xe, xe và hàng hoá; thực hiện đổi lái xe có đủ điều kiện để điều khiển phương tiện vào địa bàn địa phương mình. Việc đổi lái xe có thể cho phép các doanh nghiệp tự thỏa thuận bố trí hoặc có thể có đội lái xe chuyên nghiệp phục vụ tương tự việc tổ chức ở cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn.

Với xe phục vụ hàng xuất nhập khẩu vào các cảng của Hải Phòng, địa phương có thể nghiên cứu xây dựng hành lang lưu thông riêng để không làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa.

Một giải pháp khác là áp dụng đăng ký danh sách lái xe đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch để làm điều kiện điều khiển phương tiện, đồng thời có cơ quan chuyên môn giám sát hoạt động của phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình.

Về xét nghiệm Covid-19 cho lái xe, doanh nghiệp kiến nghị người đang cư trú tại địa phương nào được cơ quan y tế của địa phương đó tạo điều kiện lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm, không bắt buộc phải về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Bên cạnh đó, Chính phủ có thể xem xét giảm phí cầu đường trong thời gian có dịch bệnh bùng phát tại các cao tốc mà các hãng vận tải phải đổi hành trình do các lộ trình cũ bị cách ly do có dịch.

Doanh nghiệp cũng đề xuất thiết lập nhanh một kênh thông tin để cập nhật mọi văn bản chỉ đạo, điều hành từ cấp trung ương đến địa phương để nắm bắt kịp thời, đồng bộ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc chuẩn bị phương án về nhân lực, kế hoạch lưu thông hàng hóa, tính toán các chi phí lưu thông hợp lý.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,236
Động cơ
3,838,216 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bọn ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục ăn quá dày. Ngân hàng nào cũng công bố lợi nhuận cao trong năm khó khăn Covid 2020 và tiếp tục có lãi trong năm nay!.

Cả người vay tiền lẫn người gửi tiền đều chịu thiệt thòi!

Tín dụng khó bứt tốc, ngân hàng vẫn tự tin vào lợi nhuận 2021
Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trong khi nguồn cung vaccine còn hạn chế so với nhu cầu. Vì vậy, nhu cầu vay vốn sẽ chững lại, ít nhất là cho tới nửa đầu năm nay...

NGÂN HÀ
25/02/2021 12:42

Tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 được dự báo sẽ khó bứt tốc khi cầu tín dụng của người dân và doanh nghiệp chững lại do những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Trong khi đó, nhiều ngân hàng vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng với mức lợi nhuận khủng. Vậy tăng trưởng của ngân hàng dựa vào đâu?

CẦU TÍN DỤNG VẪN TRONG XU HƯỚNG GIẢM

Báo cáo kết quả kinh doanh mới công bố của VPBank cho thấy, lãi trước thuế cả năm 2020 của công ty cho vay tài chính FE Credit đạt 3.713 tỷ đồng, giảm 16,3% so với năm 2019. Trong năm qua, doanh số giải ngân của FE Credit đạt 63.000 tỷ đồng, giảm khoảng 14%. Mặc dù giải ngân giảm song FE Credit đóng góp tới 28,5% vào lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng.

Không chỉ là sự sụt giảm trong các công ty cho vay tài chính có phần sở hữu của các ngân hàng, dư nợ tín dụng tiêu dùng trong chính các ngân hàng cũng sụt giảm đáng kể. Tại OCB, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng năm qua tăng thấp, chỉ chiếm khoảng 3,3% tổng dư nợ. Đại diện OCD cho biết sự sụt giảm này một phần do thực hiện tái cấu trúc phân khúc khách hàng cá nhân vay tiêu dùng, một phần do dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp như hiện nay, nên nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng bị hạn chế.

Điều đáng nói, không chỉ mảng tín dụng tiêu dùng cho các khách hàng cá nhân bị giảm sút, tín dụng chảy vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng hoạt động do đứt gãy nguồn nguyên liệu, thực hiện giãn cách xã hội hay khó khăn trong xuất khẩu. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, do cầu tín dụng suy yếu bởi tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên tín dụng tăng thấp hơn các năm trước. Đến ngày 31/12/2020, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt gần 9,2 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 12,13% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 13,65%).

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và bùng phát đợt dịch mới, nhiều chuyên gia lo ngại cầu tín dụng nhiều khả năng vẫn chững lại khi nhu cầu vay từ cả khu vực khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp cùng giảm. Điều này dự báo sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của khu vực ngân hàng trong năm 2021.

NHIỀU NGÂN HÀNG VẪN ĐẶT MỨC LỢI NHUẬN CAO

Tuy vậy, công bố về kế hoạch kinh doanh năm 2021, nhiều ngân hàng vẫn đặt ra mức lợi nhuận kỳ vọng. Vietcombank cho biết, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 25.200 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm 2020, tín dụng tăng 12% và tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.

Trong khi đó, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank cho hay, năm 2021, ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận từ 10-20% và tín dụng tăng 8-11%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Tương tự, các ngân hàng khối thương mại cổ phần cũng đặt ra nhiều kỳ vọng về chỉ tiêu lợi nhuận trong năm 2021. Chẳng hạn như OCB, ngân hàng này dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng khoảng 15%, đạt 5.560 tỷ đồng. Dù xác định nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh kéo dài song với mức lợi nhuận trước thuế 4.414 tỷ đồng trong năm 2020, OCB cho rằng tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2021 vẫn khả quan khi kinh tế vẫn được duy trì ổn định nhờ nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ.

Hay như LienVietPostBank, ông Huỳnh Ngọc Huy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank cho rằng bước sang năm 2021, dù còn nhiều thách thức mới ở phía trước, nhưng với thế và lực mới cũng như nền tảng vững chắc, dự báo ngành ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục có tăng trưởng khả quan. Theo đó, mục tiêu lợi nhuận của LienVietPostBank cũng được kỳ vọng tăng trưởng.

Ngoài ra, MBBank cũng đặt mục tiêu kinh doanh 2021 với mức tăng khá cao với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế khoảng 25-30% so với năm 2020, tương đương đạt hơn 14.600 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng khoảng 15% lên 545.000 tỷ đồng, tín dụng tăng trưởng theo chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước) giao, nhưng phấn đấu ở mức cao nhất, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng hợp nhất dưới 1,3%...

LỰC ĐẨY NÀO CHO TĂNG TRƯỞNG?

Trong bối cảnh cầu tín dụng đang có xu hướng chững lại do những ảnh hưởng từ dịch Covid-19, khu vực ngân hàng vẫn được đánh giá là sẽ có những lợi thế nhất định so với phần còn lại. Song với mục tiêu tăng trưởng khá cao giữa lúc khó khăn, đâu sẽ là lực đẩy cho mức tăng trưởng này?

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, tăng trưởng kinh tế vẫn khó dự báo khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trong khi nguồn cung vaccine còn hạn chế so với nhu cầu. Vì vậy, nhu cầu vay vốn sẽ chững lại, ít nhất là cho tới nửa đầu năm nay khi doanh nghiệp phục hồi một phần sản xuất. "Theo đó, tăng trưởng của khu vực ngân hàng sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự dịch chuyển của ngân hàng để phù hợp với bối cảnh và khoản thu từ phí dịch vụ", ông Hiếu cho biết.

Còn theo ông Huỳnh Ngọc Huy, ngân hàng sẽ tập trung đẩy mạnh quản trị tín dụng tốt, chú trọng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để tạo ra "rào chắn" an toàn khi Thông tư 01 hết hiệu lực, thậm chí lợi nhuận còn có thể được cộng thêm nhờ hoàn nhập dự phòng.

"Năm 2021, LienVietPostBank sẽ triển khai các gói tín dụng, sản phẩm cho vay phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, khôi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19; tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng", ông Huy nói. Ngoài ra, để đón đầu xu thế trong lĩnh vực ngân hàng, năm 2021, LienVietPostBank tiếp tục phát triển thêm nhiều tính năng, tiện ích ưu việt trên nền tảng ngân hàng số.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, những ngân hàng đang "nổi" về chuyển đổi số, có nhiều bước thành công trong chuyển đổi số thời gian qua có thể gọi tên như: TPBank, MB, VPBank, Vietcombank... sẽ là những ngân hàng có lợi thế trong cạnh tranh, có động lực tăng trưởng trong năm 2021.

Bên cạnh đó, những nhà băng có lĩnh vực bán lẻ, bán chéo các sản phẩm dịch vụ tốt, đặc biệt là Bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng), cũng sẽ có những lợi thế trong kinh doanh năm nay. Trong năm qua, thu nhập từ mảng kinh doanh cốt lõi là tín dụng của nhiều ngân hàng sụt giảm mạnh, tuy nhiên thu nhập lãi ngoài lại đột phá, nhờ đó lợi nhuận cả năm của nhà băng vẫn tăng trưởng cao.

Chẳng hạn như VietinBank là ngân hàng có con số tăng trưởng đột biến với thu nhập ngoài lãi đột phá ở mức 32,5% so với cùng kỳ năm 2019. Theo tính toán được SSI Research đưa ra, VietinBank có thể thu 350 triệu USD từ thỏa thuận bancassurance từ thỏa thuận bảo hiểm độc quyền với Manulife được ký kết vào cuối năm 2020. Hay như Vietcombank, ngân hàng này đang hoạch toán những khoản lợi nhuận phát sinh từ hợp đồng bancassurance trị giá khủng so với trên toàn ngành mà họ cùng FWD đã ký kết trong năm 2020. Dự tính con số này có thể lên tới gần 1 tỷ USD.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, trong chiến lược những năm tới, ngân hàng vẫn theo chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung mạnh vào các phân khúc mục tiêu và sửa đổi một số sản phẩm như cho vay cầm cố bất động sản, cho vay kinh doanh hộ gia đình.

"Điểm mới nữa, năm 2021, ngân hàng sẵn sàng có cơ chế mở thông thoáng hơn tạo điều kiện để khách hàng dễ tiếp cận vốn ngân hàng hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ chủ động giảm lãi suất để cạnh tranh, giữ chân khách hàng. Song song với đó là mở rộng mạng lưới kinh doanh. Điều này sẽ góp phần giúp tăng trưởng năm 2021 của ngân hàng được duy trì", ông Tùng nhấn mạnh.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,236
Động cơ
3,838,216 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nào thì cùng đua sân bay!

Địa phương ồ ạt đề xuất xây sân bay

Văn bản của UBND tỉnh Bình Phước đề xuất, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 4 sân bay quân sự khoảng 400ha. Trong thời gian tới, Bình Phước sẽ là một trong những trung tâm công nghiệp của cả nước với các khu, cụm công nghiệp như: KCN Chơn Thành 1, 2, 3; KCN Minh Hưng 3; KCN Minh Hưng - Hàn Quốc; KCN Minh Hưng - Sikico; KCN Việt Kiều; KCN Tân Khai…

Trước đó, tỉnh Bắc Giang cũng đề xuất muốn chuyển sân bay Kép thành công trình lưỡng dụng, phục vụ cả quân sự và dân sự. Sân bay này hiện đang là sân bay quân sự, tại xã Hương Lạc, huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Theo Sở GTVT Bắc Giang, hiện nay nhu cầu đi lại giải quyết công việc, du lịch của người dân trong tỉnh rất lớn. Sân bay Kép lưỡng dụng sẽ giải quyết được vấn đề tăng cường giao dịch thương mại, du lịch, thu hút đầu tư, tạo đột phá phát triển kinh tế của vùng và Bắc Giang nói riêng.

Tháng 1 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị bổ sung một vị trí cảng hàng không tại tỉnh Ninh Bình vào Quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050. UBND tỉnh Ninh Bình đề xuất Bộ GTVT nghiên cứu bổ sung sân bay tại huyện Kim Sơn hoặc huyện Yên Khánh.

Đầu tháng 10/2020, tỉnh Ninh Thuận cũng đề xuất quy hoạch sân bay Thành Sơn hoạt động bay dân dụng thay vì chỉ hoạt động quân sự như trước. Sân bay này nằm ở thành phố Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận) có diện tích khoảng 20 km. Nếu được quy hoạch, Ninh Thuận sẽ nâng cấp để sân bay theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO để đón được tàu bay ATR72, Airbus 321 hoặc tương đương, khai thác các đường bay thương mại tới Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng.

Hồi tháng 9/2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đề xuất bổ sung sân bay quốc tế Hà Tĩnh vào quy hoạch . Theo đề xuất sân bay quốc tế Hà Tĩnh có diện tích từ 300 ha đến 450 ha tại hai huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên, dự kiến khai thác đường bay đến Hà Nội, TP.HCM, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Phú Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Năng lực khai thác đến năm 2030 đạt 500.000 hành khách mỗi năm, đến năm 2050 đạt 2 triệu hành khách.

Là tỉnh miền núi phía Bắc với 95% người dân là đồng bào dân tộc, UBND tỉnh Cao Bằng cũng kiến nghị đưa sân bay Cao Bằng vào quy hoạch. Đây là sân bay nội địa dùng chung với quân sự, dự kiến cách thành phố 13 km về phía Đông nam, phục vụ đi lại, du lịch, đảm bảo an ninh quốc phòng biên giới phía Bắc.

Hà Nội cũng đề xuất quy hoạch sân bay thứ 2 tại huyện Ứng Hòa. Sân bay này dự kiến xây dựng sau năm 2030, song song với việc mở rộng sân bay Nội Bài đạt công suất đến 100 triệu hành khách mỗi năm.

Ngoài ra Bộ GTVT cũng nhận được kiến nghị của một số địa phương đề xuất chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng quốc tế như Liên Khương (Đà Lạt), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Phù Cát (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên).
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,724
Động cơ
226,889 Mã lực
C30E982A-E4ED-4616-81E7-580F5A453619.jpeg


584BA480-EF56-4987-AC87-07213B16203F.jpeg

 
Chỉnh sửa cuối:

handukims

Xe buýt
Biển số
OF-333537
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
756
Động cơ
292,191 Mã lực
Kính các cụ.

E cầm test covid -19 cho người đi nươcs ngoài.

Các cụ thông thạo biết ở đâu có thì chỉ cho e với nhé.

E đội ơn các cụ !
 

handukims

Xe buýt
Biển số
OF-333537
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
756
Động cơ
292,191 Mã lực
E vừa nhận được thông tin :

1. Viện 108 phí khoảng 2t2 - sáng làm chiều có
2. Hồng Ngọc phí gần 1t7 - sáng làm chiều có
3. Medlatec phí 1t2 - hôm sau trả kết quả .
 
  • Vodka
Reactions: UFA

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,236
Động cơ
3,838,216 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và hai tháng tháng đầu năm 2021
1614506719218.png

1614506871470.png

Nguồn: TCTK
 
Chỉnh sửa cuối:

tantran2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-733990
Ngày cấp bằng
26/6/20
Số km
580
Động cơ
73,960 Mã lực
Tuổi
35

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,236
Động cơ
3,838,216 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
CPI tháng 2/2021 tăng 1,52%, mức tăng cao nhất của tháng 2 trong 8 năm (TCTK)

Giá lương thực, thực phẩm và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết là một trong những nguyên nhân khiến CPI tăng cao!
 
Chỉnh sửa cuối:

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,236
Động cơ
3,838,216 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bán lẻ và tiêu dùng tăng 8% là do dịp Tết mọi người mua bán nhiều hay sao nhỉ (năm ngoái tháng 2 không phải Tết)? Chứ covid, giãn cách xã hội, kinh tế suy yếu sao tiêu dùng tăng cao vậy?
Em cũng không ngờ là chỉ số bán lẻ và tiêu dùng tháng 2 lại tăng cao như vậy vì sức mua và chi tiêu của hộ gia đình, cá nhân tháng 2 này (tháng Tết năm nay) không nhộn nhịp như các năm trước?
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,724
Động cơ
226,889 Mã lực
Bán lẻ và tiêu dùng tăng 8% là do dịp Tết mọi người mua bán nhiều hay sao nhỉ (năm ngoái tháng 2 không phải Tết)? Chứ covid, giãn cách xã hội, kinh tế suy yếu sao tiêu dùng tăng cao vậy?
nhiều người lao động được khuyến cáo ko về quê ăn Tết, các tour du lịch, đi chơi bị hủy, nhà hàng, khu vui chơi hàng quán đóng cửa, hàng nông sản thì đang giải cứu....mà lại tăng cũng lạ cụ nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top