Có một số người cho rằng mình đang cấm cửa kiểu nửa vời đúng là mơ mộng. Cả thế giới chỉ có duy nhất Trung Quốc có thể làm vì thể chế chính trị và đơn giản Vũ Hán chỉ có 60tr dân, bằng 1/20 dân số cả nước. Khi phong tỏa nó phải dồn quân đội, cảnh sát, y tế về ầm ầm mất cả tháng mới ăn thua chứ VN hay các nước khác sao làm nổi.
Bây h em đoán HN phải nắng to lên, nền nhiệt cao + với môi trường bê tông hóa, cây xanh bị cắt trụi của HN sẽ làm Virus về cơ bản là chết ngay ở bên ngoài còn bên trong môi trường điều hòa thì ráng giữ vệ sinh, đeo khẩu trang nhiều may ra mới đỡ.
Nhiều người cho rẳng TQ hay VN làm được là do thể chế Ctrị, điều này ko hoàn toàn đúng. Việc đóng cửa phong thành, điều chuyển nhân viên... là do Mô hình quản lý Xã hội. Ctrị chủ yếu là để mua bán, trao đổi, đàm phán, đấu đá... và mị dân thôi.
Có 2 mô hình QLXH chính là
"Tập quyền" và
"Phân quyền". Tập quyền là tập trung quyền lực vào Trung ương, Phân quyền là phân tán quyền lực xuống địa phương. Hầu hết các nước nằm đâu đó khoảng giữa, nghiêng về bên này hoặc bên kia, nhưng dựa vào dòng tiền ta có thể tạm phân biệt được. Tiền là quyền lực, ai nắm tiền người đó điều phối quyền lực. Các nước có nguồn thu thuế tập trung lên Trung ương rồi mới phân phối lại xuống địa phương, ấy là Tập quyền. Các nước mà nguồn thu được giữ lại ở địa phương, một phần nộp lên Trung ương, ấy là Phân quyền.
- Quản lý XH tập quyền phát huy sức mạnh trong trong "thời chiến". Quyền lực nằm ở TƯ nên TƯ có khả năng phân phối NS, điều chuyển nhân lực ứng cứu các vùng thiên tai, dịch bệnh... Có thể đưa ra những phương án mang tính đồng bộ trên cả nước. Nhưng trong thời bình, sự phát triển kinh tế dựa vào khả năng của TƯ nên bị khá nhiều hạn chế. Nhật cũng là một nước tập quyền nên có khả năng điều phối nhân lực trong các lần thiên tai.
- Quản lý XH phân quyền phát huy sức mạnh phát triển kinh tế trong thời bình vì khả năng và sự chủ động của từng địa phương. Tuy nhiên dễ đem lại tính trạng "ông vua một cõi" hoặc dễ dàng ly khai nếu bị TƯ chèn ép và được bên ngoài "hỗ trợ" (Với tính cách người Việt thì nó còn bị cộng hưởng mạnh mẽ thêm, nên cần tránh xa mô hình này). Quản lý XH phân quyền nên địa phương tự chủ trong hầu hết mọi phương diện, có thể ko nghe theo TƯ nếu thấy "ko cần thiết". Nên trong dịch bệnh, có thể thấy mỗi tiểu bang của Mỹ có cách làm khác nhau, ko thống nhất. Vì tự chủ nên mỗi nơi một luật, Bác sỹ vùng này ko thể sang vùng khác hành nghề, điều chuyển BS từ vùng ko dịch đến vùng dịch từ TƯ là ko thể, trừ khi họ đăng ký tự nguyện hoặc 2 tiểu bang giúp đỡ nhau. Cách làm ko đồng bộ trên cả nước nên nguy cơ dịch bệnh ẩm ỷ, kéo dài là khá cao. Tuy nhiên khi quay lại phục hồi kinh tế, XH phân quyền chiếm ưu thế tốt hơn.
Và với mục đích phát triển kinh tế địa phương sau dịch, đôi khi họ sẽ sẵn sàng từ chối một số điều do TƯ đề ra. Trump sẽ bị hạn chế quyền lực đôi chút khi muốn tiếp tục "trừng phạt" TQ