cụ mới chỉ wiki được về vaccine theo công nghệ truyền thống của 60n năm trưóc( kiểu bất hoại) thôi mà đã lớn tiếng như vậy ? Cứ tưởng cụ theo chuyên nghành gì về sinh học phân tử chứ.
Cụ chịu khó tìm hiểu thêm về ACE2 (men chuyển angiotensine 2) và số liệu thống kê quan sát được ở cả người lớn và trẻ nhỏ, và lý do sao người ta nói dù trẻ có nguy cơ lây nhiễm, về mặt thông kê là ngang bằng với người lớn, xét cùng một hoàn cảnh và môi trường lây nhiễm, nhưng ít biết chứng nặng, tỷ lệ chỉ 5-6% mà thôi, hay vì sao trong mũi/dịch hầu nó khi test tải lượng virus nó luôn cao hơn người lớn, nhưng lại chỉ 2-3 ngày là khỏi ( dù vẫn dương tính)
Khi nói về hệ miễn dịch thì chẳng ai đi vào chi tiết đến như vậy, sang những diễn đàn về sinh học phân tử mà chém, ở đây ta nói chỉ căn cứ vào thời gian ủ bệnh, thời gian khỏi, tải lượng đo được ( CT value) khi xét nghiệm mà đánh giá mức độ hiệu quả làm việc của hệ miễn dịch. Nói một cách đơn giản thời gian phục hồi là kết quả đánh giá cuối cùng, hệ miễn dịch càng tốt thì thời gian phục hồi càng ngắn. ( biến chứng và bệnh nền là chuyện khác)
Cũng nói luôn là tôi không theo chuyên nghành sinh học phân tử, nhưng tôi làm việc với bộ phận chuyên môn của nghành y để xây dựng hệ thống quản lý bệnh nhân covid, pháp đồ điều trị , phân tích/thống kê về tỷ lệ tái nhiễm xét trên thời gian/số lượng mũi tiêm/ và cả số lượng kháng nguyên tạo ra trên từng mũi để đánh giá hiệu quả vaccine. Tất nhiên là đều phải được giải thích các chỉ số nó phản ánh cái gì thì mới xây dựng workflow chung để xây dựng quy trình phân tích và thống kê