Nguyên nhân chính thiếu người + thiếu thiết bị + chiến lược lúng túng. Nếu có định hướng rõ ràng từ đầu thì không thiếu người, và không thiếu thiết bị vì đầy người sẵn sàng làm tình nguyện và vật tư của các đội tư nhân rất nhiều. Mãi đến giữa tháng 8 mới kêu gọi người dân tham gia tình nguyện chống dịch và đổi chiến lược hợp lý.
(Thanhuytphcm.vn) - Ngày 21/8, Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 quận Tân Bình đã ra thông báo tuyển tình nguyện viên tham gia công tác tại bệnh viện.
www.hcmcpv.org.vn
Giai đoạn giữa tháng 7, chỉ trong 4-5 ngày đã thay đổi cách xử lý. Lúc đầu thì thu gom F0 vào BV, F1 đi cách ly. Vài ngày sau thì để luôn F0 và F1 tại nhà vì quá tải không xử lý kịp. Thằng bạn em ở quận 8, chết tại nhà sau 4 giờ khó thở vì không có xe cấp cứu đến đón, cũng chẳng ai hỗ trợ bình oxy. Giai đoạn cuối tháng 7, thì có một số F0 chết tại nhà vì không đưa đi BV kịp, trong khi chưa có đội khám chữa bệnh lưu động và chưa có đội oxy lưu động. Trong giai đoạn giữa tháng 7 đến cuối tháng 7, việc đưa F0 đi cấp cứu toàn tự phát và việc hỗ trợ oxy hầu hết do các đội từ thiện làm việc tự phát.
Đến giữa tháng 8, TPHCM mới thay đổi chiến lược bằng cách để F0 nhẹ tại nhà, thành lập 400 đội khám chữa bệnh lưu động để chăm sóc F0 đang nằm tại nhà, và thành lập nhiều đội oxy lưu động để hỗ trợ oxy. Lúc ngày mọi chuyện mới tạm ổn, tuy nhiên có phường thì F0 đt liện tục mấy ngày chẳng thấy ai xuống, cụ thể như trường hợp chủ thớt.
Đến thời điểm hiện nay, 20/9 thì các BV đã bớt áp lực, trống giường. Em có 2 người quen làm trong BV covid nên em biết.
Qua đợt dịch này tại TPHCM, các tỉnh phải rút kinh nghiệm để xây phương các phương án A, B, C nhằm áp dụng từng thời điểm khi dịch bùng phát. Giữa tháng 7 phân 5 tầng điều trị, gom hết toàn bộ F0 về các BV dẫn đến quá tải cơ sở vật chất và thiếu NV y tế (thậm chí ở 1 số Bv thu dung, dã chiến thì số NV y tế chưa đến 40 người/ca/1000 BN)
TTO - Đến tối 13-7, TP.HCM có hơn 16.000 ca COVID-19. Số ca bệnh liên tục tăng cao ở mức 4 con số đang tạo áp lực rất lớn cho nguồn lực và vật lực điều trị đang quá tải.
tuoitre.vn
Bác sĩ Nguyễn Thành Tâm - trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện điều trị COVID-19 số 1 đóng tại ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM - cho biết bệnh viện có khoảng 4.500 bệnh nhân không có triệu chứng nhưng chỉ có khoảng 75 bác sĩ, 120 điều dưỡng.
Đến tháng 8 TPHCM chuyển chiến lược thành 3 tầng điều trị, cho F0 nhẹ nằm tại nhà, rút 1 số NV y tế về các BV nặng hỗ trợ nhân lực, 1 phần NV y tế điều xuống các phường để phối hợp với y tế phường và người tình nguyện thành lập đội khám chữa bệnh lưu động và hỗ trợ oxy lưu động, lúc này mới tạm ổn.