Không tiếp xúc bệnh nhân có nguy cơ cao thôi cụ.
Còn bao nhiêu đối tượng bệnh nhân cần chữa bệnh. E cụ chưa nắm rõ vấn đề.
Công nhận, làm ngành y lúc này đành phải chấp nhận hy sinh thôi. Rất thông cảm và nể phục các anh chị, nhưng không khác được, tiêm phòng thật ra là bảo vệ cho chính các anh chị thôi, chứ tiêm xong vẫn có thể lây nên không thể nghĩ bộ ép các anh chị tiêm để bảo vệ bệnh nhân. Ai không tiêm họ xếp làm việc không tiếp xúc bệnh nhân là đúng, nguy hiểm cho chính y bác sỹ.
Cái ông bác sĩ bất mãn ấy mà cụ. Chê từ bộ trưởng đến giám đốc bệnh viện, chửi từ đồng nghiệp đến dân ngoại đạo, trong ngành chỉ có mình là tài giỏi nhất, thế mã vẫn chỉ là bác sĩ quèn, phải em em cũng bất mãn ấy chứ.
Em biết cụ rất giỏi mà, chỉ tay lên trời, hận đời vô đối, chỉ tiếc là không được trọng dụng. Thiên lí mã biết khi nào mới gặp được Bá Lạc đây?
Lại nhớ vụ covid có gen HIV - trích bài báo đã bị withdrawn của mấy thằng vô danh tiểu tốt bên Ấn Độ
. Cười ẻ. Khổ nỗi năm ngoái nhiều người tin theo cái luận điệu xuyên tạc ấy, khéo có ông còn bỏ việc xây boong ke chui xuống trốn
.
Làm lãnh đạo tư duy nó khác với thằng chỉ cun cút làm chuyên môn, nhìn nhận vấn đề rộng xa hơn. Trừ một thiểu số nhỏ, đa số đã lên lãnh đạo là hơn người rồi, phải có lý do người ta mới ngồi lên đầu mình được.
Đẹp nhất đúng là tiêm vaccine toàn dân, lúc đó có tỷ lệ nhiễm nhất định nhưng k biến chứng nặng, k sập hệ thống y tế, k chết. Có điều để chọn đc phương án đẹp đó, thì chúng ta cần rất nhiều tiền ạ, tính sơ đã thấy: mua vaccine, bảo quản, vận chuyển, tổ chức tiêm, theo dõi sau tiêm, tiêm nhắc sau 1 khoảng thời gian nhất định. Tóm lại, trăm sự đều quy ra thóc, và phải chi đủ 1 lần chứ k cuốn chiếu được, vì vaccine có thời hạn sử dụng, có thời hạn bảo vệ.
Việt Nam có đc bao nhiêu tiền? Đủ chơi k?
Nên dân ta chịu đc 1 năm rưỡi rồi thì cố 5k thêm 6 tháng đợi vaccine nội địa đi cho vừa túi tiền, lèm bèm nhìn sang hàng xóm phân bì có đc tích sự j đâu mà nói mãi chuyện mua vaccine sớm. Khác gì thằng nhà nghèo tài sản trăm triệu cứ đi phân bì với thằng giàu nghìn tỷ.
Như nhà em xác định bây giờ và 6 tháng nữa là 5k, bớt tụ tập ăn nhậu, có dư thì ủng hộ ngân sách chống dịch của nhà nc và ngoan ngoãn đi tiêm khi được gọi. Hết.
Chi phí xét nghiệm PCR mỗi lần từ 700k-1m, gấp từ 5-10 lần một mũi tiêm vaccine loại rẻ. Chưa kể các chi phí chống dịch khổng lồ cho nhân lực truy vết, chữa trị, chi phí cách ly, nguồn lực cơ sở vật chất cả dân sự và quân đội phục vụ cách ly. Năm ngoái theo thống kê chính thức tăng trưởng GDP dưới tiềm năng 4% (thực tế chắc cao hơn nhiều vì nền kinh tế phi chính thức không hóa đơn của ta cực lớn, mà bộ phận đó mới bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh), tương đương khoảng 14-15 tỷ usd. Nợ xấu thực tế ở hệ thống ngân hàng tăng cao, ước tính hàng trăm k tới triệu tỷ vnđ (hiện tại đang được hoãn phân loại, đơn giản chỉ là biện pháp kỹ thuật), sau này khi dịch qua đi sẽ phải xử lý, đấy sẽ là khoản chi phí khổng lồ chứ gì nữa. Đấy, cụ cứ tính xem lợi ích/chi phí của việc tiêm/không tiêm vaccine đại trà. Giờ cứ chậm ngày nào là xã hội, người dân, nền kinh tế thiệt hại một đống tiền ngày đó, vượt xa chi phí mấy mũi tiêm.
Và liệu còn giữ được 5,6 tháng như cụ nói, khi nước lũ xung quanh dâng cao? Hàng ngày có cả trăm cả ngàn người tìm mọi cách vượt biên về nước, cụ tính xem liệu bao nhiêu % lọt lưới? Ca Hải Dương nhập cảnh lậu từ Lào về cụ gì vừa post trên kia là ví dụ. Em đoán ổ dịch ĐN và bệnh viện Nhiệt Đới cũng có nguồn gốc từ nhập cảnh lậu thôi.
Vaccine nội địa phải đắt hơn vaccine tây chứ cụ?
Có sản xuất được nhiều đâu mà mong giá thấp.
Cụ ấy chắc chắn không làm sản xuất hay kinh doanh
. Kiến thức cơ bản về tương quan giữa sản lượng với giá thành, tây gọi là economies of scale cho sang mồm. Giờ mình sx ra muốn bán giá rẻ hơn thì nhà nước phải trợ giá, loanh quanh vẫn là tiền mình cả thôi.